Hình thức họp chợ ở một số chợ của huyện Tân Yên cho đến nay vẫn còn khá đơn giản, ngoài chợ Mọc, chợ Nhã Nam và chợ Bỉ có quản lý chặt chẽ và quy củ hơn, còn các chợ khác vẫn còn khá đơn giản. Các chợ ở huyện Tân Yên từ năm 1986 trở đi đều có quy định về vé vào chợ, đã có điểm trông
giữ xe cộ của người đi chợ, có các vị trí được quy định cụ thể, có nhà vệ sinh công cộng,… tuy nhiên trừ các chợ lớn, hầu hết các chợ vẫn mang tính chất là chợ nông thôn, không có Ban quản lý chợ.
Những năm đầu sau công cuộc đổi mới đất nước, người đi chợ, họp chợ một cách tự do theo nhu cầu của người mua và người bán. Những người nông dân đem những sản phẩm nông nghiệp của gia đình ngồi tập trung thành từng nhóm, người bán, người mua thống nhất giá cả và trao đổi sản phẩm.
Hình thức họp chợ chủ yếu, quan trọng nhất của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên là họp chợ được tổ chức theo phiên, mỗi chợ đều có quy định phiên họp khác nhau. Mỗi chợ có quy định riêng về ngày họp chợ, có chợ họp vào tất cả các ngày trong tháng như chợ Mọc, chợ Nhã Nam, chợ Bỉ Nội. Còn các chợ còn lại được họp theo phiên, theo ngày cố định, được quy định cụ thể. Về quy định ngày họp chợ do Ban quản lý chợ quy định ngay từ những ngày đầu thành lập, trong quá trình hoạt động, các chợ sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng chợ. Hầu hết các chợ ở gần nhau thì không trùng ngày phiên, điều này xuất phát từ lí do để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận tiện từ chợ này sang chợ khác, đồng thời để người đi chợ có thể quay vòng hàng hóa, thời gian trong các phiên chợ. Theo đó, những người đi chợ có thể chủ động trong công việc chuẩn bị hàng hóa tùy thuộc vào mức tiêu thụ của từng chợ cho phù hợp, cả người mua, người bán theo đó mà tính toán ngày nào, chợ nào cho thuận tiện.
Về ngày họp chợ hiện nay vẫn tính theo ngày âm và họp phiên buổi sáng. Số phiên được cố định vào một ngày nào đó, ví dụ một chợ được quy định phiên họp chợ vào các ngày 2,5,7 và lặp lại vào các ngày này trong tháng (12, 15, 17, 22, 25, 27). Điều này đã trở thành thông lệ.
Bảng 2.6. Ngày phiên trong các chợ ở huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang.
Ngày phiên trong tháng (Âm lịch) Số TT Tên chợ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phiên/tháng 1 Chợ Mọc + + + + + + + + + + + 30 2 Chợ Kim Tràng x x x x x 12 3 Chợ Rào x x x x 12 4 Chợ Hòa Bình x x x x x 12 5 Chợ Lữ Vân x x x x 12 6 Chợ Đại Hóa x x x x 12 7 Chợ Nhã Nam + + + + + + + + + + + 30 8 Chợ Vồng x x x x x 12 9 Chợ Đình Kép x x x x x 12 10 Chợ Bỉ Nội x x x x 12 11 Chợ Dĩnh x x x x x 12 12 Chợ Ngô Xá x x x x x 15 13 Chợ Trản x x x x 12 14 Chợ Lục Liễu x x x x 12
Nếu người bán hàng là những người đi buôn, thu mua hàng hóa ở trong vùng rồi đem ra chợ bán thường có sạp hàng cố định và họp thường xuyên. Còn những người bán hàng là những người nông dân đem nông sản của hộ gia đình ra chợ bán, người bán có thể bày trực tiếp hàng hóa của mình để cùng người mua thống nhất giá cả, có bán hay không. Nếu trong trường hợp người mua có nhu cầu mua nhiều hơn mà người bán không mang theo đủ thì người bán có thể trực tiếp cùng người mua về tận ruộng nhà mình để thống nhất giá cả phù hợp với cả đôi bên. Thường những mặt hàng này là các loại hoa màu như ngô, lạc, khoai tây, khoai lang, bí, các loại dưa… hiện nay loại hình buôn bán này ở huyện Tân Yên cũng rất phổ biến. Mùa nào, vật ấy, cứ mỗi sau mỗi vụ lúa thì những người hàng xáo vào tận nhà những hộ nông dân thu mua thóc gạo, có khi hàng tấn
thóc, rồi hết vụ lúa lại đến vụ dưa, ở Tân Yên trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân trồng nhiều loại dưa, nhiều nhất là dưa hấu, rồi đến dư lê, dưa bao tử… Cứ đến mùa thu hoạch, mỗi ngày vài chiếc xe ô tô đến tận ruộng để thu mua. Hết dưa rồi lại đến ngô, lạc, đỗ…
Người đến mua với đầy đủ phương tiện từ thô sơ đến hiện đại và với nhiều hình thức khác nhau, nhưng những người hàng xáo đó chỉ là nhân vật trung gian, bởi vì họ thu mua thóc gạo, lạc đỗ… rồi đem cân ở các đại lý lớn lấy lãi bằng chính mồ hôi công sức của mình bỏ ra. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương mà còn cung cấp cho nhiều vùng khác trong cả nước.
Huyện Tân Yên cũng trồng được một số loại cây ăn quả lâu niên, nhiều nhất là vải, nhãn, bưởi, cam… Ngoài mục đích phục vụ nhu cầu của gia đình và địa phương, người trồng còn với mục đích kinh doanh, đặc biệt là những hộ gia đình có nhiều vườn, đồi. Người mua hàng đến tận gốc cây, định giá cả, hai bên thống nhất, thuận mua vừa bán và thu mua.
Theo chủ trương chuyển đổi của chính quyền địa phương, nhiều hộ nông dân đã dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi hình thức canh tác, sau khi đổi được ruộng về gần nhà và tập trung vào một chỗ, những hộ nông dân đã ủi ao, nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, nhiều nhất là cá, một năm cho khoảng 2 lần thu hoạch, những người thu mua chủ yếu là những nhà buôn, vì số lượng lớn nên thường chở bằng ô tô, sau khi thỏa thuận giá cả, đánh bắt, hàng thủy sản này chủ yếu được đưa lên chợ đầu mối tại thành phố thái Nguyên. Số còn lại là những hộ kinh doanh, đánh bắt với số lượng nhỏ đủ cho một phiên chợ và đem ra chợ bán.
Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp trong huyện đã bước đầu xuất hiện những lao động dư thừa. Một số ra các đô thị, trung tâm công nghiệp tìm kiếm việc làm, số còn lại đa số vẫn có ruộng làm nhưng ít việc nên tranh thủ tìm những công việc kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình, như đi cắt lúa thuê, cày bừa, cấy
thuê, vặt vải, làm cỏ… Người thuê chủ yếu là những gia đình neo người, con cái đi học, gia đình công chức, thường đó là những gia đình khá giả. Những người làm thuê thông thường họ chỉ làm quanh trong địa bàn xã hoặc các xã lân cận trong và ngoài huyện, nhưng cũng có khi họ sang cả những nơi cách ba bốn chục cây số để làm thuê.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, huyện Tân Yên hiện nay vẫn còn tồn tại hình thức bán rong, đây là hình thức bán hàng đã xuất hiện từ lâu với việc đưa hàng hóa đến bán tận nhà. Thường vào mỗi buổi sáng sớm, những người bán bánh mì, bánh cuốn, bún với gánh hàng hoặc thúng hàng sau xe đạp rong ruổi từ làng này sang làng khác vào tận trong những ngõ ngách để rao hàng. Những hàng bán vật dụng hàng ngày như kim chỉ, bật lửa, quần, áo, thắt lưng, võng, chiếu,… cũng được mang đi bán rong.
Như vậy, bên cạnh chợ họp ngày phiên thì những hình thức buôn bán, trao đổi vẫn diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, sôi động và mang tính cạnh tranh. Nó phản ánh sự phát triển của đời sống nhân dân, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng được nâng cao, không phải đến chợ mà người dân vãn có được những hàng hóa mình cần.
2.1.4. Cấu trúc không gian của chợ
Chợ ở huyện Tân Yên sau thời kì đổi mới không chỉ có sự thay đổi về số lượng, chất lượng và những mặt hàng bày bán ở chợ mà còn còn có sự thay đổi về cả quy mô, cấu trúc. Trước thời kì đổi mới, hầu hết các chợ chỉ là những gian hàng tạm bợ, những lều trại, cây que, vách nứa, hay những chợ ven sông, chợ gốc cây, chợ đình làng, .. Nhưng đến nay, trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước, các chợ đã được xây dựng kiên cố, có mái bằng, chợ lợp mái tôn, mái pro,… Năm 2010, huyện Tân Yên đã có bình quân 0,58 chợ/xã.
Về cấu trúc không gian của chợ ở huyện Tân Yên có nhiều mô hình, cấu trúc và quy mô khác nhau, dưới đây chỉ là mô hình sơ đồ cấu trúc không gian của một vài chợ ở huyện Tân Yên:
Sơ đồ 1: Chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng.
Khu 1 (Mái bằng): Ki ốt, quầy bán quần áo, giày, dép, hàng thủ công, hàng khô, hàng tạp hóa.
Khu 2 (Lợp Pro xi măng): Bán thịt gia súc, gia cầm: trâu, bò, lợn, gà, vịt Khu 3 (Bãi đất trống, nền xi măng): Bán các loại rau, củ, quả. Khu 4: (Ki ốt): Quầy thuốc, cửa hàng bán xe đạp.
Khu 5: (Ki ốt): Cửa hàng bán xoong, nồi, bát đĩa, đồ nhựa. Khu 6 (Mái bằng): Ban quản lý chợ.
Khu 7 (Bãi đất trống, lợp Pro xi măng): Nơi bán hàng thủy sản.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cổng phụ Cổng phụ Cổng Chính
Khu 8 (Ki ốt): Cửa hàng may, nơi trông giữ xe.
Khu 9 (Lợp tôn, Pro xi măng): Cửa hàng dịch vụ ăn uống.
Khu 10 (Lợp tôn, pro xi măng): Quầy bán hàng lương thực như gạo, đỗ, lạc. Khu 11 (Bãi đất trống): bán hàng mây tre đan, công cụ lao động. Khu 12: Nhà vệ sinh
Sơ đồ 2: Chợ Bỉ Nội - Ngọc Thiện
Khu 1(Mái tôn, Pro xi măng): Ki ốt hàng quần áo, giày dép. Khu 2 (Bãi đất trống, mái pro xi măng): Nơi trông giữ xe. Khu 3 (Mái pro xi măng): Bán hàng khô, hàng tạp hóa. Khu 4 (Bãi đất trống): Nơi bán hàng thủy sản.
Khu 5 (Mái Pro xi măng): Cửa hàng phục vụ ăn uống. Khu 6 (Lợp Pro xi măng): Quầy bán thịt gia súc, gia cầm. Khu 7 (Bãi đất trống): Nơi bán các loại rau, củ, quả.
Khu 8 (Bãi đất trống): Bán hàng nông cụ, hàng mây tre đan Khu 9: Nhà vệ sinh 1 2 3 4 5 6 7 9 8
Sơ đồ 3: Chợ Đại Hóa - Xã Đại Hóa
Khu 1(Mái tôn, Pro xi măng): Ki ốt hàng quần áo, giày dép. Khu 2 (Bãi đất trống, mái pro xi măng): Nơi bán hàng thủy sản. Khu 3 (Bãi đất trống): Nơi bán các loại rau, củ, quả.
Khu 4 (Bãi đất trống, mái Pro xi măng): Nơi trông giữ xe. Khu 5 (Bãi đất trống): Bán hàng nông cụ, hàng mây tre đan Khu 6 (Lợp Pro xi măng): Cửa hàng phục vụ ăn uống. Khu 7 (Mái Pro xi măng): Quầy bán thịt gia súc, gia cầm. Khu 8 (Mái pro xi măng): Bán hàng khô, hàng tạp hóa. Khu 9: Nhà vệ sinh 1 2 3 4 5 9 8 7 6
Sơ đồ 4: Chợ Hòa Bình - Liên Chung
Khu 1(Mái tôn, Pro xi măng): Ki ốt hàng quần áo, giày dép.
Khu 2 (Bãi đất trống, mái pro xi măng): Bán hàng khô, hàng tạp hóa. Khu 3 (Bãi đất trống): Nơi bán hàng thủy sản.
Khu 4 (Bãi đất trống): Nơi bán các loại rau, củ, quả.
Khu 5 (Bãi đất trống): Bán hàng nông cụ, hàng mây tre đan Khu 6 (Lợp Pro xi măng): Quầy bán thịt gia súc, gia cầm. Khu 7 (Mái Pro xi măng): Nơi trông giữ xe.
Khu 8 (Mái pro xi măng): Cửa hàng phục vụ ăn uống. 7 3 4 2 5 6 1 8 Sông Thương Sông Thương
Qua sơ đồ một số chợ trong địa bàn huyện Tân Yên có thể thấy mỗi chợ có một cách bố trí cấu trúc không gian riêng, không chợ nào giống chợ nào, mỗi chợ đều được xây dựng với một quy mô to nhỏ khác nhau, qua đó có thể thấy được tầm vóc, số lượng hàng hóa, khách hàng và nắm được khái quát tình hình kinh tế ở vùng quê đó. Các chợ cũng đã cố gắng xây dựng và quy hoạch chợ sao cho thuận tiện nhất với người mua và người bán.
Các chợ cũng đã lên kế hoạch và xây dựng chợ sao cho hợp lý nhất, hàng thủy sản bao giờ cũng ở trong một góc của chợ đẻ tránh ô nhiễm và ảnh hưởng đến hàng khác. Những hàng quàn áo, giày dép, thịt gia súc, hàng khô, hàng tạp hóa được bố trí trong Ki ốt hoặc có mái che.
Những quầy hàng, cửa hiệu, Ki ốt hầu hết đã được xây dựng kiên cố hóa, xây dựng chắc chắn, che mưa, che nắng, thuận lợi cho cả người bán và người mua.