Đối với những chuyển biến ngày càng sâu sắc trong xã hội

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 84 - 86)

3.2.2.1. Tác động trực tiếp tới sự hình thành tầng lớp buôn bán

Sự tồn tại cà phát triển của mạng lưới chợ nông thôn, mức sống và nhu càu của con người ngày càng cao làm cho số người tham gia buôn bán tăng lên. Ban đầu họ cũng là những người nông dân, chủ yếu là quanh khu vực chợ tham gia buôn bán, chạy chợ, hầu hết họ đều có ruộng nhưng khi buôn bán trở thành nghề chinh kiếm sống của họ thì họ đã bán ruộng hoặc cho thuê. số người này ngày càng đông, vì vậy những người thoát ly khỏi nông nghiệp và trở thành thương nhân ngày càng tăng.

Do tác động của nền kinh tế thị trường và do thực tế sản xuất,các hộ nông dân cũng dần có thay đổi, những hộ thuần nông trồng lúa giảm dần và những hộ nông dân đa canh tăng lên. Ngoài trồng lúa họ cò trồng các loại cây hoa màu, rau quả khác, họ chăn nuôi cũng đa dạng hơn, tùy vao địa hình họ chăn thả những con gì phù hợp, vừa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, rồi đến dùng làm hàng hóa để bán ra thị trường. Chợ và hoạt động của mạng lưới chợ, của thị trường đã kích thích các hộ nông dân không ngừng sản xuất, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Với những yếu tố tích cực trên đã nâng cao đời sống của người dân nông thôn và không quá cách biệt so với người ở đô thị. Mọi sinh hoạt về vật chất và tinh thần đều có thể được đáp ứng, giảm bớt được tình trạng số người ở nông thôn li tán quê hương để lên thành phố kiếm việc làm làm mật độ thành phố càng thêm chật chội.

Như vậy, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự mở rộng của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên đã hình thành tầng lớp buôn bán

chuyên nghiệp, và số lượng ấy tỉ lệ thuận so với sự phát triển của mạng lưới chợ ở nông thôn.

3.2.2.2. Tác động lớn đến sự phân hóa giàu – nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội

Mạng lưới chợ nông thôn không những tác động đến sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành và vùng miền, thành phần lao động... mà còn có tác động đến cả sự phân hóa giàu nghèo. Từ khi có chính sách mở cửa của nhà nước, đời sông của nhân dân được nâng cao rõ rệt, số hộ nông dân khá giả ngày một nhiều, nhưng bên cạnh đó, hiện nay ở trong mỗi thôn làng, số hộ nghèo đã giảm hơn nhiều so với trước, nhưng mỗi thôn làng vẫn có 5 đến 7 hộ là hộ nghèo, những hộ gia đình này có thu nhập thấp, có thể là họ chưa biết cách làm ăn, chưa cần cù, chịu khó, còn dính vào những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hoặc thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật để phát triển kinh tế. Những gia đình mà có người thân như vậy, thậm chí là nghiện ngập thì mọi gánh nặng dồn hết nên vai người phụ nữ, kiếm được bao nhiêu thì chồng lại tiêu xài hết chừng ấy, gia đình không thoát khỏi cái nghèo, cái khổ.

Trong khi đó, có những hộ nông dân tập trung phát triển kinh tế và có thu nhập tương đối. Bên cạnh trồng trọt, những hộ gia đình này còn kết hợp chăn nuôi có quy mô lớn hơn, như đàn lợn vài chục con, đàn gà, vịt vài trăm con, thả cá... những hộ gia đình này có thu nhập tương đối khá và đời sống ổn định.

Mặt khác, những hộ gia đình có vốn đã tự bỏ tiền trang bị những loại máy móc hiện đại phục vụ trong xản xuất nông nghiệp như máy kéo, máy cày,máy gặt đập, phụt lúa, máy cấy... Do xu hướng cơ khí hóa nông thôn nên họ đã phục vụ nhu cầu cho hầu hết các hộ nông dân, họ thu về tiền công và cũng có thu nhập tương dối khá, đặc biệt là vào dịp mùa vụ.

Trong những ngày nông nhàn, bên cạnh một bộ phận nông dân chạy chợ, kinh doanh làm thêm để tăng thu nhập, một bộ phận khác tham gia vào lao động trong ngành xây dựng, vì đời sống nhân dân ngày càng no đủ, họ

muốn ở trong những ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, nhà cao, cửa rộng, nên ngành xây dựng đang rất phát triển, nên lao động trong lĩnh vực này khá đông đảo ở nông thôn, họ còn được gọi là thợ xây, phu hồ.

Do xã hội ngày càng phát triển, tầng lớp giàu và nghèo càng có sự cách biệt rõ rệt. Có thể nói sự phân hóa giàu nghèo là là một hạn chế trong sự phát triển của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, nhưng dường như đây là một điều tất yếu không thể nào tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 84 - 86)