3.2.1 Đối với sự chuyển biến cơ cấu, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân sống nhân dân
Trong những năm qua ở huyện Tân Yên cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, mạng lưới chợ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà siêu thị và trung tâm thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp và mua sắm chủ yếu của nhân dân. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, vai trò của chợ làng càng thêm rõ nét. Hoạt động của chợ làng tạo nên mối tác động hai chiều giữa các làng xã và địa phương trong huyện, giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, nó có tác dụng làm phá vỡ nền kinh tế tiểu nông, mang tính chất khép kín, tự cung, tự cấp, tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, trao đỏi hàng hóa đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp hơn.
Chợ tồn tại và phát triển là biểu hiện của sản xuất và trao đổi của con người, vì thế mà chợ có vai trò rõ nét nhất trong lĩnh vực kinh tế. Ở nông thôn nước ta từ trước đến nay, thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa dược thể hiện
rõ nhất ở chợ nông thôn. Đối với vùng nông thôn, chợ vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa nông sản, tập trung gom thu những sản phẩm, hàng hóa phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho thị trường lớn hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng cho nhân dân và một số vật tư cho sản xuất nông nghiệp của những người nông dân. Vì vậy, chợ là điểm kinh tế cơ bản để cho đời sống nhân dân được duy trì và phát triển, thường xuyên trao đổi hàng hóa của nhân dân trong và ngoài làng xã. Chợ nông thôn đã thể hiện vai trò kinh tế to lớn của kinh tế nông nghiệp ở nông thôn. Đó là một trong những điểm khác so với ở đô thị, vì ở thành thị, chợ cũng là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm cho dân cư ở đây, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại, siêu thị, ngày nào cũng hoạt động tấp nập, cạnh tranh trực tiếp với chợ.
Hiện nay, nước ta đang đây mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hợ lý và phát triển nông nghiệp toàn diện tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hóa là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nhân dân ta, thị trường nông thôn là nơi thể hiện sinh động bức tranh kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, trong cơ cấu của các ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch lớn, công nghiệp và các ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm và chú ý khai thác, phát huy những lợi thế vốn có về đất đai, thủy lợi, của con người và truyền thống của nhân dân ta.
Sự phát triển của chợ nông thôn ở huyện Tân Yên từ 1986 cho đến nay phần nào đã chứng tỏ được vai trò của nó đối với sự phát triển của nền nông nghiệp và sự phát triển kinh tế huyện Tân Yên.
3.2.1.1. Kinh tế nông nghiệp
Từ sau năm 1986, với chính sách phát triển kinh tế và mở rộng hệ thống chợ, hoạt động mua bán ngày càng đa dạng và thúc đẩy nông nghiệp
của huyện phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp quốc doanh như trạm cơ khí nông nghiệp, trại giống, vẫn tồn tại nhưng vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế nông nghiệp tập thể, hợp tác xã trước kia được chuyển sang làm dịch vụ cho các hộ gia đình, khuyến khích được nhân dân hăng hái sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình, vì vậy năng xuất lao động tăng nhanh, tạo ra nguồn hàng hóa ngày càng lớn cung cấp cho thị trường ngày càng mở rộng. Khi người dân đã tạo ra được nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình, có dư thừa sẽ hình thành nên quá trình trao đổi, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Chợ trở thành khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Những sản phẩm nông nghiệp được tạo ra, qua các chợ đã thực hiện khâu lưu thông, thúc đẩy người nông dân có ý thức sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nữa, tác động đến quá trình thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Với chính sách đổi mới, trong quá trình chuyển từ kinh tế sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, nông nghiệp Tân Yên có nhiều đổi mới, tiềm năng đất đai và lao động được sử dụng có hiệu quả hơn, năng xuất đất đai và năng xuất lao động cao hơn. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân được thực hiện, nông dân được tự do canh tác, không phụ thuộc vào sự kiểm soát của Hợp tác xã như trước đây. Các Hợp tác xã cũng thay đổi nội dung và phương thức hoạt động, đổi mới Hợp tác xã kiểu cũ theo hướng đa dạng các hình thức hợp tác để tạo thành tổ hiệp tác sản xuất và làm dịch vụ nông lâm nghiệp.
Chịu sự tác động và điều tiết của nền kinh tế thị trường, các hộ nông dân ngoài việc trồng trọt,chăn nuôi những cây, con truyền thống còn tổ chức sản xuất theo mô hình mới: V- A - C. Ngoài cây lúa là cây trồng chính, người nông dân còn xen canh, tăng vụ với các loại cây hoa màu và cây công nghiệp có năng xuất,chất lượng tốt và cho giá trị kinh tế cao là ngô, khoai lang, lạc và thuốc lá. Trong khoảng mười năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân đã đầu tư
vào trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao dùng để xuất khẩu trong đó nhiều nhất là dưa hấu, dưa bao tử, dưa lê, cà chua, ...
Sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong kinh tế nông nghiệp đã làm cho sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, đa dang và phong phú về mặt hàng, chở thành mặt hàng nông sản chủ yếu cung cấp cho các chợ ở huyện Tân Yên.
Trong những năm 80, trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Tân Yên, trồng trọt chiếm tỉ lệ lớn, vì trong ngành trồng trọt, cây lúa là cây quan trọng nhất và chiếm hầu hết diện tích đất gieo trồng. Nhưng hiện nay, chăn nuôi ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi với quy mô lớn như phát triển chăn nuôi gà, vịt, ngan, lợn, cá. Chăn nuôi được phát triển theo hướng nền kinh tế hàng hóa. Nhiều hộ gia đình phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, chăn thả với quy mô lớn, kết hợp chăn nuôi nhiều loại vật nuôi như nuôi lợn thịt, lấy nguồn phân cho cá và cung cấp chất thải vào bể khí ga để cho chất đốt, ao ngoài nuôi cá còn thả vịt, ngan thịt và để đẻ. Theo số liệu thông kê của Phòng kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Yên năm 2008, "Đàn trâu có 3976
con,đàn bò có 33.265 con, đàn lợn 202.355 con, đàn gia cầm 1.544.748 con" .
Như vậy, với việc phát triển kinh tế hộ gia đình đã tạo được nguồn sản phẩm đa dạng và phong phú cho việc trao đổi và buôn bán trong mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện Tân Yên, những ao, đầm, hồ lớn đều cho đấu thầu để nuôi thả, nhiều hộ gia đình đã xin chính quyền địa phương được dồn điền, đổi thửa để chuyển thình thức canh tác từ trồng lúa sang kinh tế VAC, cho năng xuất và thu nhập cao hơn cây lúa, cung cấp cho thị trường nguồn hàng hóa đa dạng. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn bỏ ra số vốn lớn nuôi thr những vật nuôi cho giá trị kinh tế cao và dùng để xuất khẩu như nuôi Baba, ếch, rắn, hươu, nhím,...
Như vậy, có thể nói, sự biến đổi và phát triển trong các thành phần kinh tế và cơ cấu kinh tế làm cho năng xuất lao động ngày càng tăng, tạo ra số lượng sản phẩm ngày càng lớn, khi sản phẩm ngày một nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ngày càng mạnh. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp đã tạo ra nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và dồi dào cho thị trường và mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên.
3.2.1.2. Kinh tế thủ công nghiệp
Trong các làng xã của huyện Tân Yên có khá nhiều làng nghề thủ công truyền thống có tiếng, "Từ xa xưa, Tân Yên là một trong những vùng
miền núi có các nghề thủ công nổi hơn cả so với các vùng miền núi khác trong tỉnh..." (19, tr219). Vì vậy, các sản phẩm thủ công truyền thống khá
đa dạng và trở thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng.
Ngoài các nghề phổ biến, ở hầu khắp các xã trong huyện như nghề làm đồ tre đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, làm nông cụ, đồ dùng (Cán cuốc,đòn gánh, quang, thúng, rổ, xảo, ...), nghề chế biến lương thực, thực phẩm với các làng có tiếng hơn cả là làng Trung, làng Vân Cầu, làng Sấu, Bến, làng Dinh...
Các nghề có phạm vi tiêu thụ sản phẩm rộng hơn là: nghề rèn trong đó có làng nghề sản xuất nông cụ ở Qué Nham, làng Ngò - Vân Cầu, làng Lan xã Lan Giới. Nghề gốm ở Ngọc Trai, Việt Lập, nghề đẹt lụa ở Lục Liễu, Hợp Đức. Ngoài ra còn một số làng nghề khá phổ biến khác là làm gạch, khai thác lâm thổ sản,... Bên cạnh đó rải rác ở khắp huyện là nghề làm đồ gỗ,... Tất cả những ngành nghề đó đã mang lại doanh thu lớn cho huyện.
Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề thủ công đã thúc đẩy thị trường buôn bán phát triển, tạo ra sự sôi động cho hoạt động sản xuất thr công nghiệp, góp phần thúc đây mạnh mẽ mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên. Những mặt hàng thủ công nghiệp, đồ tiêu dùng, nông cụ,... trở thành mặt hàng không thể thiếu trong các chợ nông thôn.
3.2.1.3. Đối với các nghành kinh tế khác
Vai trò của mạng lưới chợ không chỉ dừng lai ở việc lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu của đời sống dân sinh, mà hầu hết các hoạt động trao đổi mua bán hàng ngày đều diễn ra ở chợ, có tớ 80% nhu cầu thường nhật của người dân được thỏa mãn thông qua mạng lưới chợ.
Chợ nông thôn không đơn thuần chỉ là lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu trong đời sống của nhân dân mà còn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Chợ và mạng lưới chợ góp phần tăng thu nhập cho nhân dân nói riêng và nền kinh tế huyện Tân Yên nói chung. Với mức thuế hàng năm thu được đã đóng góp vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sự phát triển của mạng lưới chợ trên địa bàn huyện còn góp phần bảo lưu các làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề mây tre đan ở làng Chiềng - Liên Sơn, Việt Lập, Lan Giới, nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải ở Lục Liễu, Hợp Đức.
Mạng lưới chợ phát triển tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực khác trong đó có giao thông vận tải. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, mạng lưới chợ ngày một phát triển, đông đúc, việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng ngày càng được đẩy mạnh. Quá trình lưu thông ấy làm cho các vùng ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy mạng lưới giao thông vận tải phát triển. Trong quá trình ấy, nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện được mở rộng. những tuyến đường nhựa nối liền từ xã này sang xã khác, tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Hơn nữa, nhiều làng, xã trong huyện Tân Yên đã hoàn thành "Bê tông hóa nông thôn", trong đường làng, ngõ xóm đều được rải bê tông. đi lại rất thuận tiện và sạch sẽ.
Trong thời buổi công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng lưới chợ ở Tân Yên cũng góp phần thúc đây thông tin liên lạc phát triển. Để giao dịch
mua bán hàng hóa, thống nhất giá cả, hỏi han về thông tin hàng hóa... chỉ cần một cuộc điện thoại mà không cần phải đến tận nơi đó.
Hoạt động của mạng lưới chợ ngày càng náo nhiệt và sôi động, chúng tỏ nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế phát triển thì đời sống nhân dân được nâng cao, cuộc sống đã đầy đủ và có tích lũy, số tích lũy đó người dân đem gửi ngân hàng, điều đó cũng thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.
3.2.1.4. Góp phần nâng cao đời sống nhân dân
Hoạt động của chợ góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Chợ đã làm biến đổi từ nền kinh tế tự cấp từ túc sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu hàng hóa với nhiều vùng, biến sản phẩm lao động tự nhiên thành hàng hóa, kích thích sản xuất phát triển, làm cho thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống của nhân dân lao động ngày càng được cải thiện. Sự nhạy bén trong kinh doanh, cần cù trong lao động, tính toán hợ lý đã đưa nhiều hộ nông dân trở nên giàu có. Trong những ngày nông nhàn, nông dân đi kiếm việc làm thêm hoặc đi chạy chợ để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.
Trong lĩnh vực thương nghiệp, trong các năm gần đây ngày càng có nhiều các hộ kinh doanh trở nên giàu có rất nhanh chóng, những con đường nhựa trước kia hai bên là những cành đồng nhưng nay nhà cửa đã mọc lên san sát, đa số các hộ làm kinh doanh buôn bán đủ các mặt hàng, lân, đạm,kali, thuốc trừ sâu,cây con giống, điện thoại, tivi, tủ lạnh... việc buôn bán đem lại lợi nhuận rất cao, các hộ kinh doanh càng lướn thì thu nhập càng cao. Điều đó chứng tỏ sức mua của nhân dân cũng rất lớn, phản ánh đời sống ngày càng cao của người dân. Điều này được thể hiện qua các đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại của người dân cũng như việc đi chợ hàng ngày. Hầu hết ở nông thôn nhà nào cũng có ti vi, xe máy. Những gia đình khá giả thì có cả máy giặt, tủ lạnh, có hộ gia đình mua cả ô tô để phục vụ nhu cầu vận chuyển
hàng hóa, ... Có thể nói, chợ đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống nhân dân nông thôn huyện Tân Yên.