Phương thức quản lý và thu thuế ở chợ

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 32 - 104)

Xuất phát từ nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa vật chất, chợ làng được thiết lập bằng hai con đường: Một là chợ được hình thành một cách tự phát, hai là do chính quyền địa phương nơi đó đứng ra thành lập chợ. Tuy nhiên, dù được hình thành bằng cách nào thì hoạt động của chợ cũng phải chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương nơi đó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ đã viết: “Ở nông thôn, mặt quản lý của địa phương được nhấn mạnh, các chợ hầu như được coi là thuộc quyền sở hữu và quyền thu lợi nhuận của làng xã lập nên chợ đó”) [16;tr.39].

Thành phần ban tổ chức quản lý chợ tùy thuộc vào số làng lập nên chợ đó, có chợ lại là những người tham gia buôn bán bầu ra. Nhưng nhìn chung các chợ làng, chợ liên làng đều chịu sự giám sát và quản lý của chính quyền cấp trên.

Về phương tiện đo lường và giá cả, trước năm 1954 tại các chợ ở huyện Tân Yên cũng chưa được thống nhất. Vai trò của tiền tệ cũng chưa lớn lắm, nên phương thức trao đổi còn khá đơn giản, mang tính chất vật đổi vật. Họp chợ cũng chưa được theo quy định cụ thể, các mặt hàng bày bán cũng chưa có quy định vị trí rõ ràng, các hàng quán khi đó vẫn còn thưa thớt.

Đến trước thời kì đổi mới, hình thức mua bán vẫn còn khá đơn giản, giữa người mua và người bán đã sử dụng một cách phổ biến là tiền tệ. Tiền trở thành vật trao đổi trung gian vừa thuận tiện, vừa đơn giản, nó chứng tỏ ưu việt của kinh tế thương nghiệp. Gạo được bán theo bò, đấu hoặc dùng cân, thịt, cá, tôm, tép cũng được cân đo cẩn thận. Hàng hóa bày bán đến đơn vị đo lường cũng đã được thống nhất hơn, không chỉ ở một địa phương mà có tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Về mặt thuế khóa, các loại thuế chợ do chính quyền địa phương đảm nhiệm. Tùy theo quy mô của chợ mà nhà nước ấn định thuế khóa cho chính quyền sở tại trực tiếp thu và quản lý.

Về việc thu thuế do ban quản lý chợ đảm nhiệm, hoặc cũng có thể do ban quản lý tổ chức đấu thầu giá chợ. Chủ yếu những người có hàng quán cố định trong chợ thì phải nộp thuế. Người đến chợ đã ngồi theo quy định của chợ, có người thu vé và người vào chợ phải mua vé trước khi vào chợ, những người buôn bán lâu năm thì có chỗ ngồi cố định trong chợ, trên những sạp hàng có mái che và họ phải đóng thuế theo phiên, theo tháng.

Đến trước thời kì đổi mới, do chế độ quan liêu bao cấp và sự phá hoại của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên. Một loạt các Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thương nghiệp ra đời đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của chợ dưới hình thức Hợp tác xã Nhà nước.

Tiểu kết chương 1

Quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới chợ huyện Tân Yên nói riêng cũng như các chợ nói chung chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như về vị trí địa lí, tình hình dân cư, xã hội, của trình độ sản xuất và trình độ dân trí ở nơi đó. Tìm hiểu về mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên trước thời kì đổi mới, có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau:

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, trước năm 1986, kinh tế huyện Tân Yên chủ yếu là kinh tế nông nghiệp,mang nặng tính tự cung, tự cấp, một nền kinh tế khép kín. Chính vì vậy đã tác động đến mạng lưới chợ huyện Tân Yên thời kì này còn mờ nhạt. Hàng hóa bày bán trong các chợ chủ yếu là hàng nông phẩm, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đời sống của nông dân trong làng xã.

Lưu lượng hàng hóa trao đổi không nhiều, người ta chỉ bán, mua những vật cần thiết. Người đi chợ thường vừa là người bán và vừa là người mua. Chợ làng rất ít có quầy cố định mà chỉ là những lều quán tạm bợ.

Có thể nói, khái quát về mạng lưới chợ nông thôn huyện Tân Yên trước thời kì đổi mới bị ảnh hưởng rất lớn của các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ, của các chính sách chưa phù hợp nên hình thức họp chợ chưa đều đặn, mặt hàng chưa phong phú, số lượng chợ không biến động nhiều nhưng người đi chợ không đông. Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên hoạt động của mạng lưới chợ Tân yên thời kì này cũng đóng góp vai trò to lớn cho sự phát triển của mạng lưới chợ nói riêng và kinh tế huyện Tân Yên trong giai đoạn tiếp theo.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN TÂN YÊN – TỈNH BẮC GIANG

TỪ SAU NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Mạng lưới chợ huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang từ sau năm 1986 đến năm 2010

2.1.1. Số lượng chợ

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12.1986), với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới kinh tế đã mở đầu cho cho bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cũng từ đó trở đi, thương nghiệp huyện Tân Yên có nhiều biến động và chuyển biến do sự đổi mới của các chính sách kinh tế của nhà nước tạo nên. Cơ chế hoạt động chuyển dần từ bao cấp sang hoạch toán kinh doanh giữa nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại.

Cũng như nền nông nghiệp nước ta, vốn đã mang nặng tính tự cung, tự cấp, sau Nghị quyết 10 (4.1988) của Bộ chính trị BCHTW Đảng, nông nghiệp huyện Tân Yên bước đầu chuyển sang sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được nhà nước giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Ngoài cây trồng chính là lúa, các hộ nông dân huyện Tân Yên còn xen canh, thâm canh nhiều loại cây trồng khác như ngô, khoai, lạc, cây thuốc lá, dưa, bí…. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi của các hộ nông dân cũng tăng vọt và phong phú về vật nuôi. Mặt khác các làng và các hộ làm nghề thủ công truyền thống cũng tái sản xuất lại các mặt hàng vốn đã bị đìnhtrệ và mai một một thời gian như làm bún, làm gốm, làm rèn, dệt vải… Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra nguồn hàng đa dạng, phong phú và ổn định của các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên. Hơn nữa tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” không còn, cơ chế thị trường đã khuyến khích các hộ nông dân kinh doanh, buôn bán, tạo điều kiện cho hoạt động giao thương ngày càng sôi động, mạng lưới chợ trong

địa bàn huyện lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ, có vai trò quan trọng trong điều tiết hàng hóa trên thị trường, tạo nên bộ mặt mới về hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên so với thời kì trước.

Từ sau công cuộc đổi mới đất nước đến năm 2010, số lượng chợ trên địa bàn cả huyện tăng lên đáng kể, quy mô của chợ được mở rộng hơn trước, số lượng người trao đổi buôn bán ở chợ cũng tăng nhanh. Sau năm 1986 có 4 chợ xuất hiện thêm là: Chợ Đại Hóa (1996), chợ Đình Kép (1986), chợ Lữ Vân (1987), chợ Ngô Xá (1991). Sự xuất hiện thêm của các chợ mới chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế thị trường và những chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước là đúng đắn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Yên có 14 chợ, được phân bố đều cho các khu vực trong toàn huyện, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trong toàn huyện, luân chuyển hàng hóa cho nhân dân trong và ngoài huyện, làm tăng thu ngân sách cho huyện và nhà nước.

Bảng 2.1. Thống kê số lượng chợ trên địa bàn huyện Tân Yên tính đến tháng 1.2010 Phân hạng chợ S TT Tên chợ Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Chợ tạm Ghi chú 1 Chợ Mọc x 2 Chợ Kim Tràng x 3 Chợ Rào x 4 Chợ Hòa Bình x 5 Chợ Lữ Vân x 6 Chợ Đại Hóa x 7 Chợ Nhã Nam x 8 Chợ Vồng x 9 Chợ Đình Kép x 10 Chợ Bỉ Nội x 11 Chợ Dĩnh x 12 Chợ Ngô Xá x 13 Chợ Trản x 14 Chợ Lục Liễu x Tổng số 3 8 3

Căn cứ và số liệu trên, đến ngày 1.1.2010 trên địa bàn huyện Tân Yên có 14 chợ. Các chợ được phân bổ trên địa bàn 14 xã, thị trấn. Bình quân có 1,7 xã, thị trấn thì có một chợ và mỗi chợ phục vụ bình quân hơn 11.000 dân. Các chợ này được tạo lập từ xưa, trong đó có 1 chợ liên tỉnh (Chợ Lữ Vân, giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), có 5 chợ liên huyện (Chợ Rào – Điếm tổng, chợ Nhã Nam, chợ Bỉ Nội, chợ Dĩnh, chợ Hòa Bình).

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy, hầu hết các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên là chợ có dưới 400 điểm kinh doanh, tỉ lệ kiên cố hóa chưa cao, có 3/14 chợ vẫn là chợ tạm, chưa được xây dựng kiên cố. Chủ yếu các chợ vẫn là chợ loại 3, có dưới 200 điểm kinh doanh. Hầu hết là chợ nông thôn, tính đô thị hóa vẫn còn rất thấp.

Với diện tích là 203 km2, dân số là 158.534 người (số liệu điều tra năm 2009), số chợ trong huyện là 14, có thể thấy mật độ dân số, diện tích và hệ số xã trên một chợ ở huyện Tân Yên vào năm 2010 qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Số xã/TT Dân số huyện (nghìn người) Diện tích huyện (km2) Số chợ Bình quân xã/chợ Bình quân người/chợ Bình quân diện tích/chợ 24 xã,TT 158.534 203 14 1,7 11.324 14,5 km 2

(Số liệu do phòng Kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Tân Yên cung cấp)

So sánh mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên với một số huyện trong và ngoài tỉnh sau đổi mới qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Số xã/TT Dân số huyện (nghìn người) Diện tích huyện (km2) Số chợ Bình quân xã/chợ Bình quân người/chợ Bình quân diện tích/chợ 26 xã,TT 221.000 201 17 1,53 13.000 11,8 km2 [28; tr,55]

Bảng 2.4. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Số xã/TT Dân số huyện (nghìn người) Diện tích huyện (km2) Số chợ Bình quân xã/chợ Bình quân người/chợ Bình quân diện tích/chợ 19 xã,TT 142.565 137,8 9 2,1 15.840 15.3 km2 [42]

Bảng 2.5. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Số xã/TT Dân số huyện (nghìn người) Diện tích huyện (km2) Số chợ Bình quân xã/chợ Bình quân người/chợ Bình quân diện tích/chợ 19 xã,TT 238.901 213,13 24 0,61 9,955 8,9 km2 [19; tr.46] Qua bảng số liệu cho thấy, nếu so sánh với huyện Hiệp Hòa trong cùng tỉnh, về diện tích thì tương đương nhau nhưng huyện Hiệp Hòa có dân số

đông hơn huyện Tân Yên, nên bình quân số người/chợ của huyện Tân Yên là 11.324 và bình quân diện tích/chợ là 14,5 km2, còn huyện Hiệp hòa lần lượt là 13.000 và 11,8 km2. Như vậy, với hệ số trên mặc dù huyện Tân Yên có số chợ ít hơn nhưng bình quân số người/chợ thấp hơn huyện Hiệp Hòa, tuy nhiên diện tích/chợ lại cao hơn. So với huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, về diện tích thì tương đương, dân số huyện Kiến Xương nhiều hơn gần 100.000 người, nhưng do huyện này có số chợ nhiều, nên bình quân diện tích và dân số/chợ của huyện Tân Yên đều cao hơn. Còn so với huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, dân số của 2 huyện cũng tương đương nhau, nhưng do diện tích và số chợ của huyện Yên Khánh ít hơn nên bình quân số người/chợ cao hơn, còn bình quân diện tích/chợ là tương đương nhau.

Với việc phát triển của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên từ sau công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, thu nhập quốc dân tăng, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được mở rộng, dịch vụ và thương nghiệp tư nhân được đẩy mạnh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn huyện, các chợ trở nên sôi động, hàng hóa đa dạng, phong phú, đã hình thành nên những thị trấn, thị tứ mới như Nhã Nam, Bỉ, Điểm Tổng…

2.1.2. Phân loại chợ

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ, Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ. Phân loại chợ được dựa

trên các khái niệm cơ bản sau:

Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ khác

(như bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.

Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.

Chợ bán kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.

Ðiểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm.

Chợ tạm: là chợ được xây dựng bằng các vật liệu như tre, nứa, lá, ô, dù hoặc bằng các vật liệu đơn giản khác có thời gian sử dụng dưới 5 năm. Là loại chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

Chợ chuyên doanh: là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng.

Chợ tổng hợp: là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.

Chợ dân sinh: là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

Chợ biên giới: là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).

Chợ nông thôn: là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị.

Chợ miền núi: là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

Chợ cửa khẩu: là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Trên cơ sở các khái niệm nói trên và theo Nghị định Số: 02/2003/NĐ- CP Ngày 14 Tháng 01 năm 2003 Về phát triển và quản lý chợ đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:

Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây

dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Chợ được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 32 - 104)