Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chợ ở

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 88 - 104)

ở huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang

Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên ra đời từ khá sớm và hoạt động liên tục cho tới nay. Bên cạnh những

đóng góp thiết thực của mạng lưới chợ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thay đổi bộ mặt nông thôn Tân Yên, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển, mạng lưới chợ nông thôn Tân Yên còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

Về cơ sở vật chất: Tổng diện tích 14 chợ đang quản lý khai thác sử

dụng là: 50.520 m2, theo báo cáo của UBND các xã, TT thì toàn bộ số diện tích của 14 chợ đều được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất, hiện chợ Mọc được đầu tư xây dựng kiên cố đảm bảo có thời gian sử dụng trên 10 năm, các chợ còn lại xây dựng bán kiên cố và chợ tạm. Tổng diện tích xây dựng nhà mái bê tông và mái tôn: 2.800 m2, nhà cấp 4b (cũ) là 2.110 m2, nhà tranh tre mái lá là: 2.100 m2, 05 chợ có 5.600 m2 tường rào bao quanh, 3 chợ không có khu vực vệ sinh (chợ Đình Kép, Hoà Bình, Lữ Vân), hầu hết các chợ chưa có hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, chưa đảm bảo, chưa có hệ thống loa truyền thanh, thông tin tuyên truyền. Tình hình vệ sinh môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt không đảm bảo, chưa có hệ thống phòng chống cháy nổ, nền sân chợ chủ yếu là đất cấp phối. Diện tích mặt bằng phạm vi từng chợ chưa đảm bảo về qui mô, phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông. Chưa có bãi đỗ xe, kho hàng, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác...

Tóm lại về cơ sở vật chất kỹ thuật của các chợ trên địa bàn huyện là quá thấp kém và càng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, diện tích phạm vi của từng chợ còn quá hẹp so với nhu cầu dung lượng hàng hoá lưu thông.

Về tổ chức quản lý chợ:

- 10/14 chợ do UBND các xã, T.trấn quản lý đều khoán thầu cho các tổ chức hoặc cá nhân khai thác quản lý; Nhưng việc khoán thầu còn tuỳ tiện, thiếu căn cứ tính toán để khoán, chưa tuân thủ các qui định, hướng dẫn của

cấp có thẩm quyền về trình tự, thủ tục và có sự kiểm tra, giám sát quản lý của các cơ quan chức năng của huyện.

- 10/14 chợ trên địa bàn huyện đều chưa xây dựng nội qui hoạt động trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý, chưa lập phương án bố trí xắp xếp ngành, nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh trong phạm vị chợ trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Hầu hết các khu vực, điểm kinh doanh hiện tại ở tất cả các chợ chưa đảm bảo trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại.

- Qua khảo sát điều tra của phòng Công thương thì hầu hết các chợ trên địa bàn huyện đều không lập phương án mức giá cho thuê điểm kinh doanh trong phạm vi chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa có bảng công khai mức thu phí, lệ phí, lệ phí chợ theo Nghị quyết số: 11/2007/NQ- HĐND ngày 19/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí của tỉnh Bắc Giang. 10/14 chợ không có sổ sách kế toán để ghi chép phản ánh các dịch vụ kinh tế chợ phát sinh. Việc xác định nguồn thu, mức thu, các khoản chi, mức chi, phương thức chi cho mỗi khoản không được chi tiết, cụ thể.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm: Cùng với sự đa dạng và phong phú của hàng hóa trên thị trường, hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa nước ngoài tràn ngập trên thị trường. Tuy nhiên, để quản lý về mặt chất lượng, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta vẫn thường bắt gặp những phản thịt lợn, thịt bò, gà, vịt không được bảo quản, che đậy cẩn thận, rồi đến các loại côn trùng, bụi bặm. Bên cạnh đó, những hàng phục vụ ăn uống ăn cũng vậy, khâu giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm bị bỏ ngỏ. Đây cũng là nơi ẩn chứa nhiều mói lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong bối cảnh như vậy, không ít hàng hết thời gain sử dụng, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng ôi thiu vẫn được bày bán ở các chợ và người

dân chính là người bị thiệt thòi bởi vừa mất tiền, vừa phải tiêu thụ những hàng hóa kém chất lượng. Trong khi đó, những hàng hóa như rau, hoa quả tẩm ướp các phẩm màu độc hại, thuốc bảo quản nhập từ Trung Quốc về mang theo nhiều chất độc hại gây nên nhiều bệnh đối với người dân.

Về vệ sinh môi trường: Trong thời đại công nghiệp, nền kinh tế phát

triển, dân số ngày càng tăng, nhu cầu của con người ngày càng lớn, mật độ chợ và người tham gia hoạt động ở chợ ngày càng đông. Chất thải ra gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường ngày một nhiều, nhất là những bao bì, túi đựng hàng khó tiêu hủy như nilon. Mặc dù một số chợ cũng quy định chỗ đổ rác nhưng ý thức của một số người kinh doanh và người mua hàng còn kém, chỗ nào họ cũng có thể biến thành bãi rác.

Qua khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên, chúng ta dễ nhận thấy là hệ thống xử lý rác, nước thải, những nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, cống thoát nước và xử lý nước thải nhìn chung đều chưa có hoặc có nhưng bị tắc, biển báo tuyên truyền vệ sinh môi trường không được quan tâm đầu tư. Nhiều công trình hạ tầng ở các chợ phần lớn đã xuống cấp, đường vào nhiều chợ nước đọng bẩn sau các trận mưa, hoặc do người dân sử dụng hàng ngày, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề lòng đường rất phổ biến tại các chợ, đặc biệt là nhiều người dân và các hộ tiểu thường kinh doanh rất thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống rãnh thoát nước làm tắc các cống rãnh thóat nước, gây ngập tràn ứ đọng, gây ra mất vệ sinh môi trường toàn khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng dân cư. Các hộ kinh doanh buôn bán ở chợ hầu hết hàng ngày, hay tháng đều phải đóng khoản lệ phí vệ sinh. Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên, điều đáng nói là các hộ kinh doanh này cho rằng vì đã đóng lệ phí rồi nên không cần giữ gìn vệ sinh chung. Tại chợ Mọc, trung tâm của huyện, mỗi ngày có rất nhiều các loại xe vận tải to nhỏ, vận chuyển rau, củ, quả từ các huyện ở các nơi đổ về đây để bán buôn

các hàng hóa đi các nơi trên địa bàn huyện. Sau mỗi chuyến hàng, là sự bừa bộn của rác thải của rau, củ, quả và các phụ trợ đóng gói hàng hóa vứt la liệt đầy chợ, giao phó cho những người vệ sinh chợ phải vất vả, quét dọn thu gom hàng ngày.

Tiểu kết chương 3

Mạng lưới chợ nông thôn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang trong quá trình hình thành và phát triển giữ vai trò quan trọng trong nề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của huyện Tân Yên nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. Tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Đối với kinh tế: Mạng lưới chợ huyện Tân Yên đã không ngừng phát triển cả về quy mô, diện tích, số lượng, hàng hóa và quan hệ mua bán, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới đất nước cho đến nay, góp phần to lớn vào hoạt động thương mại trên địa bàn huyện. Đưa nền kinh tế của huyện Tân Yên từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Sự phát triển của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên còn kích thích các ngành kinh tế khác phát triển như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, điện lực,...

Về văn hóa, xã hội: Vai trò của chợ còn được thể hiện ở việc góp phần nâng cao mức sống của nhân dân rõ rệt, không chỉ về vật chất mà cả đời sống tinh thần. Cơ cấu kinh tế thay đổi tác động đến cơ cấu dân cư và lao động thay đổi, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Chợ cung có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách về văn hóa, về mức sống giữa nông thôn và thành thị, bộ mặt của nông dân thay đổi tích cực, nâng cao địa vị người phụ nữ và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Chợ còn là một không gian văn hóa độc đáo của dân tộc.

Bên cạnh đó hoạt động của chợ vẫn còn một số những hạn chế như sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng lớn, quy hoạch của chợ chưa hợp lý, quản lý còn lỏng lẻo, nhiều vấn đề còn tồn tại như vệ sinh, ô nhiễm môi trường... Vì vậy, cần phải tập trung khắc phục những hạn chế đó để hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên không ngừng lớn mạnh, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

KẾT LUẬN

Chợ quê đã đồng hành và gắn liền với đời sống sống kinh tế và sự phát triển của người dân từ xưa đến nay. Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chợ không những góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà còn thể hiện gương mặt quê hương và phong tục tập quán của một vùng quê. Vì vậy, từ xưa đến nay chợ tồn tại và phát triển như một trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa cho dù đến ngày nay chợ đã có nhiều thay đổi về hình thái, phương thức hoạt động cũng như quy mô.

Chợ là tấm gương phản ánh rõ nét và chân thực nhất bộ mặt kinh tế của một vùng quê. Ngiên cứu về hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên từ năm 1986 đến năm 2010 đã giúp chúng ta phần nào hiểu được sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tân Yên từ sau công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến ngày nay. Trong giai đoạn này, mạng lưới chợ nói riêng cũng như kinh tế, xã hội của huyện Tân Yên nói chung có những bước chuyển mình mạnh mẽ, mang đến bộ mặt mới cho tiến bộ cho huyện. Bên cạnh những thuận lợi có được từ chính sách của nhà nước, nằm trên địa bàn có vị trí khá thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, Tân Yên đã có những bước đi đúng đắn, tự mình vươn lên hòa nhập vào sự phát triển của Bắc Giang và đất nước.

Cũng như nhiều đại phương khác, chợ nông thôn đều có chức năng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và trong văn hóa sinh hoạt của làng xã, một phần đời sống của nhân dân được khắc họa và gắn liền với chợ làng. Ngoài ý nghĩa trao đổi hàng hóa, mua bán, chợ làng còn là nơi mọi người thăm hỏi, mời gọi, chuyện trò đủ các chuyện về cuộc sống, gia đình, con cái, sản xuất,... mang đậm tình làng, nghĩa xóm.

Từ sau công cuộc đổi mới cho đến nay, chợ ở huyện Tân Yên còn tăng dần về số lượng, chất lượng, khối lượng hàng hóa và mở rộng quy mô. Hàng hóa ngày một nhiều, đa dạng, phong phú về chủng loại, đặc biệt là hàng nông

phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng bề đẹp, giá cả phải chăng xuất hiện tràn ngập thay thế các hàng thủ công như mây, tre đan. các cửa hàng, cửa hiệu xuất hiện ngày càng nhiều dọc hai bên đường gần chợ. nhiều chợ đã được xây dựng khang trang, vững chắc, sạch đẹp, cấu trúc và quy mô của chợ ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những thuận lợi như trên, hoạt động kinh doanh trong mạng lưới chợ vẫn gặp không ít những khó khăn như: giá cả ngày một tăng cao, nhiều bệnh dịch lan tràn trong những năm gần đây như H5N1, H1N1, bệnh tai xanh, lở mồm long móng,... tác động đến hoạt động buôn bán tại các chợ của cả nước nới chung và ở huyện Tân Yên nói riêng bị ảnh hưởng và thất thường.

Vì hầu hết các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên nằm ở trên các tuyến đường lớn, thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán, đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó lại gây nên một số những trở ngại, một số chợ đã bắt đầu xuống cấp, xuất hiện tình trạng quá tải, một số quầy buôn đã lấn ra cả lề đường gây ách tắc giao thông, lượng rác thải ngày một nhiều chưa xử lý kịp gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc đầu tư để quy hoạch và mở rộng chợ là yêu cầu cấp thiết.

Được sự chỉ đạo của Sở Công thương Bắc Giang cũng như UBND huyện Tân Yên, các địa phương trong huyện đã quân tâm nhiều hơn đến công tác phát triển và quản lý chợ, chú ý đến việc phổ biến và tuyên truyền nên mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên ngày càng khởi sắc và khẳng định được vị thế của mình trong đời sống kinh tế - xã hội, đóng góp vào sự phát triển của ngành thương nghiệp tỉnh Bắc Giang và xu thế phát triển chung của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt.

1. Đào Duy Anh (1961), Đất nước Việt nam qua các thời kì, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

2. Toan Ánh (1992), nếp cũ - Làng xóm Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Quang Ân, Ngô Quang Toản (Chủ biên), Bùi Xuân Đính (2006) "Địa chí Bắc Giang - Địa lý và kinh tế". Nxb Sở văn hóa Thông tin Bắc Giang. trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt nam. 4. Nguyễn Quang Ân, Ngô Quang Toản (Chủ biên) (2005) Địa chí Bắc Giang

- Từ điển, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Giang, trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt nam.

5. Báo cáo thực trạng mạng lưới chợ huyện Tân Yên, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Yên.

6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2005), Bắc Giang những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Các Mác - Anghen toàn tập (1971) toàn tập, NXB Matxitcơva.

8. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí – tập 1, Nxb Hà Nội. 9. Đỗ Văn Chính (2009), Kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Giang từ năm 1884 -

1945, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội.

10. Phan Đại Doãn (1992), "Về kinh tế làng xã nông thôn truyền thống", Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 11. Hồ Tuấn Dung (2002), chính sách thuế của thực dân Pháp ở Bắc kì từ 1897

đến trước 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

12. Ghi chép về tỉnh Bắc Giang của Công sứ tỉnh Bắc giang, năm 1932. Lưu trữ tại phòng địa chí - thư viện tỉnh Bắc Giang.

13. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hóa trong các tỉnh nông thôn miền núi phía Bắc - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

14. Vũ Thị Minh Hương (2002), Nội thương Bắc Kỳ thời kì 1919 - 1939, Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện sử học, Hà Nội.

15. Hội nông dân Việt Nam (2002), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930 - 2000), Ban thường vụ Hội nông dân Bắc Giang xuất bản.

16. Nguyễn Thừa Hỷ (1983), Mạng lưới chợ ở Thăng Long- Hà Nội trong những thế kỉ XVII - XVIII - XIX, Nghiên cứu lịch sử, Số 1,tr33 - 43. 17. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 88 - 104)