Các loại hàng hóa được bày bán tại các chợ

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 29 - 32)

Trước năm 1945, Tân Yên chỉ có hoạt động buôn bán nhỏ tư nhân. Trung tâm trao đổi buôn bán là các chợ. Hàng hóa chủ yếu là nông, lâm sản phẩm, góp phần vào xuất khẩu gạo nhiều nhất trong các tỉnh Bắc kỳ.

Trong kháng chiến chống Pháp, Tân Yên nằm trong vùng tự do, hoạt động thương nghiệp dưới sự quản lý của Chi sở mậu dịch, nhiệm vụ của Chi sở mậu dịch là cung cấp các mặt hàng thiết yếu gạo, muối, thuốc chữa bệnh, vải vóc, văn phòng phẩm cho nhu cầu của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó hoạt động buôn bán của nhân dân vẫn diễn ra thường xuyên ở các chợ trong vùng. Phố Nhã Nam, chợ Rừng Quanh, Phố Thễ là những tụ điểm buôn bán nhộn nhịp.

Nhân dân Tân Yên từ xa xưa đã có truyền thống sản xuất kinh doanh hàng hóa lâu đời. Chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa nông phẩm và hàng thủ công phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các hàng hóa chủ yếu có gạo, các loại cây, rau, củ, quả (muống, đay, mồng tơi, khoai lang, khoai tây, bầu, bí,…), đến các công cụ lao động như cầy, bừa, cuốc, xẻng, dao, … rồi các con vật nuôi trong gia đình như trâu, bò, lợn, gà, vịt,…

Tùy đặc điểm của từng vùng, ngoài những mặt hàng phổ biến ra, các chợ còn có những mặt hàng mang đặc trưng riêng của vùng mình.

Chợ Mọc – Chợ huyện, chợ nằm ở trung tâm thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tập trung tất cả các mặt hàng từ các nơi về trao đổi buôn bán. Đây cũng là chợ lớn nhất của cả huyện, việc trao đổi buôn bán diễn ra thường xuyên và rất nhộn nhịp. Chợ họp vào tất cả các ngày trong tháng.

Chợ Hòa Bình – Liên Chung, nằm sát bên bờ sông Thương, qua bên kia sông là huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) rất thuận lợi cho giao thương đường thủy của nhân dân hai huyện. Liên Chung là vùng đất chũng, nhân dân ở đây ngoài trồng lúa ra thì còn trồng hành, tỏi, cung cấp cho hầu hết các chợ trên địa bàn huyện và một số vùng lân cận. Ngoài ra, Chợ Hòa Bình còn có một đặc sản nữa là nem chạo, nổi tiếng một vùng. Nem chạo Liên Chung thật sự hấp dẫn bởi hương vị ngon ngọt từ thịt nạc, độ giòn của bì, độ béo của thịt mỡ, vị chan chát, bùi bùi, thơm của lá ổi,lá đinh lăng, mùi thơm dễ chịu của gạo thính rang, độ đậm đà của muối. Hiện nay món nem này được nhiều người dân địa phương trong và ngoài huyện biết đến và sử dụng.

Chợ Lục Liễu (Xã Hợp Đức) cũng nằm ở trên bến sông Thương và giáp với huyện Lạng Giang, nhân dân ở nơi đây có nghề truyền thống là trồng dâu, nuôi tằm từ xa xưa, vì vậy nghề dệt vải, lụa ở đây cũng xuất hiện từ rất sớm. Chợ Lục Liễu cũng là nơi chuyên buôn bán vải lụa có tiếng trong vùng.

Chợ Rào thuộc xã Quế Nham, cũng là nơi vùng đồng chiêm trũng, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhu cầu về nông cụ cũng cần thiết với mọi nhà dân, nên các lò rèn sản xuất công cụ lao động nông nghiệp ngày một nhiều, cung cấp sản phẩm cho nhiều địa phương trong và ngoài huyện:

Bừa Rào, dao Vát Hay:

Quế Nham nổi tiếng bừa Rào Tiền Đình nổi tiếng ả đào hát hay.

Chợ Nhã Nam, nằm ở phố Nhã Nam, huyện Tân Yên. Xưa kia, chợ Nhã Nam là một trong 11 chợ có tiếng ở tỉnh Bắc Giang, giao lưu dễ dàng với các vùng trong tỉnh, Trước năm 1945, Nhã Nam có 1 trong 5 lò sát sinh của

tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, chợ Nhã Nam thu hút lượng khách hàng thứ 2 trong huyện, với nhiều mặt hàng đa dạng, thu hút nhiều nhất vẫn là vải vóc được nhập từ cửa khẩu Lạng Sơn về.

Bò Nhã Nam Cam Bố Hạ Than Ngô Xá Cá Lăng Cao Ao Khánh Ràng Rau muống đầu cầu Tằm dâu Lục Liễu Rượu làng Hương Tương làng Bến

Nhìn chung, những mặt hàng thường thấy ở các chợ huyện Tân Yên, trước hết là lúa gạo, các mặt hàng nông sản, những mặt hàng này không chỉ cung cấp cho một phạm vi nhỏ hẹp trong một làng mà còn cung cấp cho cả các làng, xã bên cạnh. Một nét mới nữa trong thời kì này là đã xuất hiện những người đi đong thóc, về xay xát, rồi vận chuyển ra nhiều nơi khắc đẻ buôn bán, vì thế thị trường trao đổi hàng hóa không chỉ bó hẹp ở một địa phương mà đã lan rộng sang nhiều vùng khác.

Tuy nhiên, đến trước năm 1986, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, chế độ quan liêu bao cấp đã gây cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và ở huyện Tân Yên nói riêng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến mạng lưới chợ nông thôn trong huyện, thậm chí còn bị cấm đoán và phải dựa vào kinh tế Hợp tác xã của Nhà nước. Các sản phẩm của nông dân làm ra không thuộc quyền sở hữu của họ, Nhà nước đứng ra trung thu lương thực sau

đó bán lại cho nhân dân theo chế độ tem phiếu, hàng hóa được bày bán một cách dè sẻn, thị trường trao đổi hàng hóa bị bó hẹp, mật độ họp chợ cũng thưa thớt và không được nhộn nhịp. Một số mặt hàng chỉ có trong cửa hàng Hợp tác xã mới được phép mua bán như: Đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu…mà đây là những mặt hàng người nông dân rất cần trong sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu về các mặt hàng nông sản ngày càng tăng như gạo, thịt, dầu lại bị đánh thuế rất cao và không được bán tự do, nhân dân, đặc biệt là cán bộ công chức đến cửa hàng Hợp tác xã mua theo chế độ tem phiếu nhưng chỉ được mua theo số lượng nhất định, hơn nữa thời gian chờ đợi rất lâu, có khi cả buổi, thậm chí đợi từ rất sớm nhưng đến nửa chiều mới được. Có người nhận được sản phẩm không theo ý muốn hoặc không mua được sản phẩm. Đó chính là một số những hạn chế đã đẫn đến sự đình trệ kinh tế thương nghiệp và hoạt động của chợ nông thôn cũng bị ảnh hưởng lớn từ cơ chế xã hội đó.

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 29 - 32)