- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? GV nhận xét và cho điểm HS.
TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (Nội dung ghi nhớ).
2. Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái tróng trường (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144 SGK III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Tìm hiểu ví dụ : Bài 1:
- HS đọc đề bài.
- HS đọc phần chú giải.
- GV cho cả lớp quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu cối xay tre để xay lúa.
- Bài văn tả cái gì ?
- Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì ?
- 2 HS lên bảng viết. - 2 HS đứng tại chỗ trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc thành tiếng - 1 HS đọc chú giải. - Quan sát và lắng nghe.
- Bài văn tả cối xay lúa bằng tre.
- Phần mở bài : Cái cối xinh xinh .... gian nhà trong. Mở bài giới thiệu cái cối
- Phần mở bài dùng để giới thiệu đồ vật được miêu tả. Phần kết bài thường nói đến tình cảm , sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật đó.
- Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? + Mở bài trực tiếp là như thế nào ? - Thế nào là kết bài mở rộng ?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
Trong khi miêu tả cái cối tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh, nhân hoá thật sinh động: chật như nêm cối, ... tất cả chúng nó đều cất tiếng nói ... Tác giả đã quan sát cái cối tre thật tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát .... bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.
Bài 2 :
- HS đọc đề bài.
- Khi tả một đồ vật cần chú ý điều gì
- Muốn tả đồ vật thật tỉ mỉ, tinh tế ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc diểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man, dài dòng.