Giải pháp 4: Tăng cƣờng quản lý các khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và công nợ tại công ty cổ phần thương mại đại lý dầu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 92 - 97)

- Ngày mở sổ:…

4.2.4. Giải pháp 4: Tăng cƣờng quản lý các khoản phải thu khách hàng

Thứ nhất: xây dựng các chính sách bán hàng có hiệu quả kết hợp với theo dõi thu hồi nợ đúng thời hạn.

Công ty là đơn vị kinh doanh có uy tín, điều này thể hiện ở doanh thu của hoạt động kinh doanh xăng, dầu, nhớt chiếm tỷ trọng cao. Công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình bằng cách nên đề ra các chính sách bán hàng như: bán chịu, chiết khấu thương mại với số lượng hàng lớn, chiết khấu thanh toán khi khách hàng trả tiền trước hạn, tìm các biện pháp giảm giá vốn hàng bán,... để giữ khách hàng, góp phần tăng doanh thu. Trong đó quyết định chính sách bán chịu là vấn đề quan tâm hàng đầu vì nó gắn liền với việc đánh giá giữa lợi nhuận với chi phí và rủi ro. Nếu không bán chịu thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, dẫn đến doanh thu giảm và lợi nhuận giảm tuy nhiên không tốn chi phí cũng như không xảy ra rủi ro. Còn nếu bán chịu thì sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận nhưng đồng thời phải tốn chi phí đòi nợ, chiết khấu,..., phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó dễ xảy ra rủi ro không thu hồi được nợ. Vì vậy, Công ty cần có chính sách hợp lý để ra quyết định bán chịu và theo dõi chặt chẽ quá trình thu hồi nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

Để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ cũng như hạn chế rủi ro, Công ty có thể sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán, theo đó Công ty sẽ bán lại các khoản phải thu cho bên bao thanh toán, chuyên môn làm nghiệp vụ thu hồi nợ (thường là ngân hàng), bên bao thanh toán sẽ thanh toán tiền ngay cho Công ty. Nghiệp vụ bao thanh toán mang lại những lợi ích thiết thực đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu:

 Có thể thu tiền hàng ngay thay vì phải đợi đến hạn thanh toán.

 Có thể tăng nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngay nhờ không phải kẹt vốn đầu tư vào khoản phải thu.

 Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi đôn đốc thu hồi nợ để tập trung vào sản xuất kinh doanh.

 Được ngân hàng hỗ trợ đánh giá tình hình kinh doanh và uy tín tín dụng của bên mua hàng trước khi giao hàng.

Việc lựa chọn giữa sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán và chờ đợi thu hồi nợ khi đến hạn cũng là sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí, Công ty có thể so sánh giá trị khoản phải thu có được ở hiện tại nếu sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán và hiện giá của khoản phải thu ở mức chiết khấu hợp lý để ra quyết định.

Thứ hai: trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Tại Công ty chưa xảy ra tình trạng nợ không thu hồi được nên Công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản nợ phải thu mà khách hàng khó trả nợ hoặc không trả nợ gọi là nợ phải thu khó đòi.

Để đề phòng những tổn thất về các khoản nợ phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải dự kiến số nợ phải thu có khả năng khó đòi căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy (khách hàng bị phá sản hay bị thiệt hại lớn về tài sản nên không hoặc khó có khả năng thanh toán mà doanh nghiệp đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ, kèm theo các chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng về số tiền còn nợ: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, biên bản đối chiếu công nợ, bản thanh lý hợp đồng cam kết nợ,...) để tính trước vào chi phí hoạt động kinh doanh gọi là dự phòng nợ phải thu khó đòi.

*Khái niệm:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

*Nguyên tắc hạch toán:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập chi tiết theo từng đối tượng, từng nội dung, từng khoản nợ, từng loại nợ.

Đối với những khoản nợ khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng vẫn không thu được và các khách hàng nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể xoá những khoản nợ này

nghiệp thu hồi được nợ thì số nợ thu được sẽ ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ, đồng thời ghi Có vào tài khoản 004 - “Nợ khó đòi đã xử lý”.

*Phƣơng pháp lập dự phòng:

 Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán thì tiến hành trích lập dự phòng:

 Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

 Trích lập dự phòng 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

 Trích lập dự phòng 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

 Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán thì trích lập dự phòng theo mức dự kiến tổn thất do không thu hồi được.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi thì tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

*Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 139 - “Dự phòng nợ phải thu khó đòi” để theo dõi trích lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

TK 139

*Phƣơng pháp hạch toán:

(1) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được về các khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi:

Nợ 642 Có 139

SDĐK:xx

-Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

-Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

-Các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng được xử lý.

SDCK:xx

(2) Sang niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập nhiều hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước thì phần chênh lệch được trích lập bổ sung dự phòng, kế toán ghi:

Nợ 642 Có 139

(3) Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ít hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước thì phần chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi:

Nợ 139 Có 642

(4) Đối với những khoản nợ khó đòi không thể thu hồi và xác định được khách hàng nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể xoá sổ những khoản nợ này, kế toán ghi:

Nợ 139 (phần đã lập dự phòng) Nợ 642 (nếu chưa lập dự phòng)

Có 131 Đồng thời Nợ 004

(5) Nếu sau khi đã xoá nợ, khách hàng nợ có khả năng thanh toán và doanh nghiệp thu hồi được nợ, kế toán ghi:

Nợ 111,112 Có 711 Đồng thời Có 004

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 139

TK 139 TK 642 TK 642 TK 711 TK 111,112,131,138 Hoàn nhập dự phòng Trích lập dự phòng

Thu hồi được nợ khó đòi

Xoá nợ phải thu khó đòi

vai trò quan trọng, khẳng định được uy tín và thương hiệu. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động của Công ty đã giúp cho công việc luôn đạt hiệu quả tốt nhất.

Công tác hạch toán kế toán đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin kế toán, phục vụ hiệu quả công tác quản lý Công ty, đặc biệt công tác hạch toán vốn bằng tiền và công nợ tương đối tốt, tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, nhận thấy còn một số tồn tại cần khắc phục trong hạch toán vốn bằng tiền và công nợ nên tôi đã đề xuất một số giải pháp với Ban lãnh đạo Công ty để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán vốn bằng tiền và công nợ.

KẾT LUẬN

  

Vốn bằng tiền và công nợ có vai trò rất quan trọng, là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp nên kế toán vốn bằng tiền và công nợ là phần hành kế toán quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.

Công tác kế toán vốn bằng tiền và công nợ tại Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đại Lý Dầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tổ chức tốt, đã cung cấp đầy đủ số liệu, thông tin kế toán và tình hình tài chính để ban lãnh đạo Công ty kịp thời đề ra phương hướng hoạt động đúng đắn, giúp Công ty phát triển hiệu quả và tạo được vị trí vững chắc trên thương trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tôi tin rằng Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đại Lý Dầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ ngày càng thành công và tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Trong thời gian thực tập, tôi đã tìm tòi, học hỏi được nhiều kiến thức thực tế bổ ích cũng như tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu về phần hành kế toán vốn bằng tiền và công nợ, giúp tôi hình dung được công tác tổ chức bộ máy kế toán và trình tự hạch toán kế toán vốn bằng tiền và công nợ tại Công ty, từ đó tôi đã đề xuất một số giải pháp với Ban lãnh đạo Công ty như sau:

Giải pháp 1: Nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty

Giải pháp 3: Thiết lập mô hình quản lý vốn bằng tiền và lựa chọn ngân hàng giao dịch tối ưu

Giải pháp 4: Tăng cường quảnlý các khoản phải thu khách hàng

Mong rằng với những giải pháp trên sẽ góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao hiệu quả công tác kế toán vốn bằng tiền và công nợ tại Công ty. Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và công nợ tại công ty cổ phần thương mại đại lý dầu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)