7. Bố cục luận văn
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy, điểm số cũng nhƣ hứng thú của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính khả thi, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ VHDG của học sinh, góp phần hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Nhƣ vậy, dạy học VHDG trong mối quan hệ với văn hóa luôn là điều cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc.
KẾT LUẬN
1. VHDG và văn học viết là hai bộ phận cấu thành nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, VHDG không phải là nghệ thuật ngôn từ hoàn toàn độc lập và thuần chất nhƣ văn học viết. VHDG là một thành tố của văn hóa dân gian, trong VHDG đã mang nhiều yếu tố văn hóa. Vì thế, dạy học VHDG không thể chỉ chú ý đến thành phần nghệ thuật ngôn từ mà nên quan tâm đến đến những thành phần phi nghệ thuật khác có quan hệ với tác phẩm và góp phần vào qúa trình hình thành tồn tại của tác phẩm nhƣ tín ngƣỡng, phong tục, lịch sử. Những yếu tố này sẽ, rút ngắn đƣợc khoảng cách văn hóa lịch sử, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm mình đang học. Do vậy, tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là một hƣớng đi góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học văn nói chung và nâng cao năng lực cảm thụ VHDG cho học sinh, giúp các em có thể vận dụng vào đời sống thực tiễn.
2. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đƣợc xác định trong luận văn, ngƣời viết đã mạnh dạn đề xuất một số phƣơng hƣớng và biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hƣớng tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG. Khi đề xuất phƣơng hƣớng và biện pháp, ngƣời viết chú ý nhiều đến đội ngũ giáo viên với ý thức tự trang bị kiến thức văn hóa cũng nhƣ kiến thức chuyên môn và ý thức đầu tƣ thời gian và trí óc cho việc thiết kế giáo án cũng nhƣ tìm ra những phƣơng pháp thích hợp cho mỗi bài dạy. Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG còn đƣợc chú ý cụ thể trong việc tìm hiểu chƣơng trình, tìm địa chỉ tích hợp trong mỗi bài dạy học, trong kiểm tra đánh giá chất lƣợng dạy học. Những đề xuất mà ngƣời viết đƣa ra chƣa phải đã thấu đáo, toàn diện, trong luận văn còn còn nhiều khiếm khuyết, chƣa tính hết đƣợc những tình huống phát sinh và những sai lệch mà bản thân ngƣời viết không thể kiểm soát đƣợc hết. Nhƣng trong giai đoạn đang tìm những hƣớng đi để đổi mới nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học thì đây là một trong những hƣớng đi tốt.
3. Dạy học VHDG trong những năm gần đây đã có sự chú ý đến những yếu tố phi nghệ thuật trong mỗi văn bản VHDG, tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là hƣớng đi mà ngƣời viết đã chọn lựa để nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy,
sau khi vận dụng các biện pháp đã đề xuất, giờ học VHDG đã bắt đầu có không khí sôi nổi, học sinh bắt đầu có hứng thú hơn với môn học. Chất lƣợng cảm thụ văn học của học sinh cũng đƣợc nâng cao hơn. Học sinh hào hứng với môn học, giáo viên tự tin khi đứng lớp. Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG không chỉ khơi gợi hứng thú, nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn mở rộng trƣớc mắt học sinh những chân trời tri thức mới, đem lại những hiểu biết mới mà học sinh vẫn không cảm thấy nặng nề trong giờ học. Sau khi dạy thực nghiệm, qua kiểm tra đánh giá, số lƣợng bài khá giỏi chƣa nhiều nhƣng kiến thức văn học, văn hóa trong bài học đƣợc học sinh nắm vững tƣơng đối. Đây mới chỉ là kết qua ban đầu của quá trình thực nghiệm. Với cái tâm và ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong quá trình đứng lớp, thì dạy học VHDG theo hƣớng có tích hợp văn hóa sẽ còn đem lại kết quả cao hơn nữa.
4. Để có thể tiếp tục dạy học VHDG theo hƣớng có tích hợp văn hóa, và đƣa nó trở thành hƣớng dạy học lâu dài, ngƣời viết xin kiến nghị một số vấn đề nhƣ sau:
- Cần có những chuyên đề về văn hóa, về dạy học tích hợp văn hóa, những nội dung tích hợp văn hóa trong mỗi tác phẩm không chỉ của riêng VHDG mà cả văn học viết.
- Thƣờng xuyên trang bị tri thức văn hóa cho giáo viên, giúp giáo viên tiếp cận tốt với phƣơng pháp dạy học mới.
- Bên cạnh những trang thiết bị đã cung cấp cho môn Ngữ văn, cần cung cấp thêm nhiều hơn nữa tranh ảnh, băng đĩa, sách báo về VHDG cũng nhƣ là văn hóa dân gian. Đối với văn học viết cũng cần đƣợc chú ý cung cấp trang thiết bị về văn hóa.
Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, chƣa có nhiều kinh nghiệm, trình độ khoa học lại chƣa vững vàng nhƣng ngƣời viết đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của mình với mong muốn đƣợc đóng góp phần nào vào việc tìm những hƣớng đi mới trong dạy học VHDG nói riêng và văn học nói chung. Luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, ngƣời viết rất mong nhận đƣợc sự bổ khuyết và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Nông Thị Thu Bằng, 2010, Dạy học VHDG ở trường THPT theo hướng tích hợp văn hóa, Tạp chí Giáo dục, số 243, tr.34 - 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), SGK Ngữ văn 10, Tập 1 (bộ chuẩn), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), SGV Ngữ văn 10, Tập 1 (bộ chuẩn), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THCS môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục.
6. Hoàng Hữu Bội (1997), Con đường giúp học sinh miền núi vượt qua khoảng cách lịch sử văn hóa trong tiếp nhận văn chương, báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 4. 7. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học văn chương theo đặc trưng loại thể, Nxb ĐHSP.
8. Chu Xuân Diên, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục. 9. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề về văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ tp Hồ CHí Minh, Hồ chí Minh.
10. Lỗ Bá Đại (2008), Dạy học “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” theo hướng tiếp cận văn hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trƣờng Đại Học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội
11. Hà Minh Đức (2008), Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình tác phẩm phong phú, Nxb Khoa học Xã hội.
12. Hoàng Thị Thu Hà (2007), Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 167.
13. Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên) (2006), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội trong dạy họcNgữ văn, Tạp chí Giáo dục số 22.
15. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiếp nhận tácphẩm văn học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí khoa học Giáo dục, số 6.
18. Hoàng Thị Huyền Hƣơng (2006), Tích hợp văn học với văn hóa trong dạy học tiếp nhận tác phẩm văn chương, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, Huế.
19. Đinh Gia Khánh (2009), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Tái bản lần thứ 11), Nxb Giáo dục
20. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Phan Trọng Luận (Chủ biên) Trƣơng Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học Văn, Tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
22. Hồ Liên (2006), Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.
23. Nông Đức Mạnh (1990), Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, tr 116, Hà Nội.
24. Hoàng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
25. Nguyễn Huy Quát (2004), Chuyên đề: Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy văn học dân gian ở trường THPT (tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên THPT chu kì III 2004 - 2007).
26. Lê Chí Quế (2004), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
27. Ngô Thị Thanh Quý (2007), Giảng dạy tục ngữ đạo đức lối sống (Ngữ văn 10 nâng cao) thông qua tìm hiểu tri thức tục ngữ về lối ứng xử trong sự giao thoa văn hóa, Tạp chí Giáo dục, số 174.
28. Nguyễn Minh San (2006), Hỏi và đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
29. Hoàng Tiến Tựu (1995), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 30. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
31. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy học môn Ngữ văn ở THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục.
PHỤ LỤC
1. THIẾT KẾ DẠY HỌC CỦA MỘT SỐ GIÁO VIÊN
1.1. Thiết kế dạy học của giáo viên ở trường PTTH thị xã Cao Bằng
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích Đăm Săn – Sử thi Tây nguyên) A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinhh:
- Nắm đƣợc đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng.
- Qua đoạn trích nhận thức đƣợc lẽ sống, niềm vui của mỗi ngƣời chỉ có thể có đƣợc trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vƣợng cho mọi ngƣời (ý thức cộng đồng).
B. Phƣơng tiện thực hiện
- SGK, SGV - Thiết kế dạy học C. Cách thức tiến hành
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp cac phƣơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn (học sinh đọc) Em hãy cho biết phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
Dựa vào SGK tóm tắt thật ngắn gọn nội dung sử thi Đăm Săn? 2. Đoạn trích
? Vị trí đoạn trích?
- Gới thiệu tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn. - Có hai loại sử thi là: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
? Tiêu đề đoạn trích do ai đặt? GV hƣớng dẫn học sinh đọc phân vai.
Giải nghĩa từ khó
? Em hãy nêu đại ý của đoạn trích?
II. Đọc hiểu
- Phân tích theo tuyến tính nhân vật hay từng khía cạnh của đại ý? - So sánh hai vấn đề của đại ý đoạn trích với các câu hỏi của SGK, em thấy nhƣ thế nào? 1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của hai bên nhƣ thế nào?
- Lần thứ hai, thái độ Đăm Săn nhƣ thế nào?
- Hiệp thứ nhất đƣợc miêu tả nhƣ thế nào?
- Miêu tả hành động của Mtao Mxay?
- Cuộc đọ sức trở nên quyết liệt hơn khi nào?
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông trời?
- Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxay, cuối cùng Đăm Săn đã thắng. Đồng thời thể hiện niềm tin tự hào về ngƣời anh hùng của mình.
- Phân tích theo từng khía cạnh của đại ý. - Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxay, chú ý khai thác câu hỏi 1, 2. Thể hiện niềm tự hào, ăn mừng chiến thắng câu 3, 5.
- Đăm Săn thách thức đến tận nhà của Mtao Mxay.
- Thái độ quyết liệt hơn. Buộc Mtao Mxay phải quyết đấu
- Cả hai bên đều múa kiếm.
- Mtao Mxay múa trƣớc và tỏ ra vô cùng kém cỏi
- Từ khi Hơ Nhị vứt cho miếng trầu, Đăm Săn giành đƣợc, và trở nên khơn.
- Nhờ có ông trời giúp, Đăm Săn chiến thắng đƣợc Mtao Mxay.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngƣời TN của nhân vật Đăm Săn trong cuộc đọ sức?
- Cuộc chiến cảu Đăm Săn có ý nghĩa nhƣ thế nào?
Hết tiết 1- Chuyển tiết 2.
2. Ăn mừng chiến thắng, tự hào về ngƣời anh hùng của mình?
quyết định chiến thắng mà chiến thắng phụ thuộc vào Đăm Săn.
- Miêu tả hành động của Đăm Săn bằng cách so sánh và phóng đại.
- Đòi chỉ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Vì vậy, thắng hay bại của ngƣời tù trƣởng đều có ý nghĩa quyết định tất cả. Cho nên trong đoạn trích này không nói đến chết choc mà nói đến ăn mừng chiến thắng.
1.2. Thiết kế dạy học VHDG của giáo viên trường THPT Nà Giàng, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
TẤM CÁM I. Mục tiêu bài học
1. Giúp học sinh tìm hiểu truyện Tấm Cám để nắm đƣợc: - Nội dung truyện
- Biện pháp nghệ thuật chính của truyện
2. Biết cách đọc hiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết qua đặc trƣng thể loại. 3. Có tình yêu với ngƣời lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện.
II. Phƣơng tiện
Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
III. Phƣơng pháp
Đọc sáng tạo, Gợi tìm, Trao đổi thảo luận, Vấn đáp
IV. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn, sau đó nêu những vấn đề chính ở các mặt phân loại, đặc trƣng
GV hƣớng dẫn học sinh liên hê một số dị bản khác của truyện Tấm Cám. GV hƣớng dẫn học sinh kể lại câu chuyện
HS kể và nêu những cảm nghĩ ban đầu về truyện Tấm Cám
?) Tấm có thân phận nhƣ thế nào? HS từng cặp trao đổi với nhau và trả lời
?) Em hãy nhận xét về Tấm.
HS làm việc theo cặp dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên và phát biểu ý kiến. GV tổng hợp và khái quát những ý
I. Tiểu dẫn
- Phân loại truyện cổ tích: + Cổ tích loài vật
+ Cổ tích thần kì + Cổ tích sinh hoạt
- Đặc trƣng của truyện cổ tích thần kì: + Các yếu tố thần kì đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện
+ Thể hiện ƣớc mơ và khát vọng của ngƣời dân lao động về hạnh phúc và sự công bằng xã hội.
- Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc thể loại cổ tích thần kì.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
a. Thân phận Tấm
+ Mồ côi mẹ từ nhỏ, vài năm sau cha mất, ở với dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ. + Tấm phải làm lụng vất vả, đói rách
+ Nhƣng Tấm vẫn chăm chỉ làm lụng không một lời kêu ca.
→ Tấm là một cô gái mồ côi, bất hạnh. Tấm đại diện cho cái thiện và là một cô gái chăm chỉ, hiền lành, đôn hậu
đúng.
GV: Mâu thuẫn đầu tiên đƣợc kể ra là gì? diễn ra nhƣ thế nào?
HS tự tìm hiểu, trả lời
GV: Mâu thuẫn tiếp theo là gì?
GV: Vua mở hội, Tấm có đƣợc đi không?
GV: Vì sao Tấm chết? và cô hóa thân