Thiết kế dạy học

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 84 - 117)

7. Bố cục luận văn

3.2.3.Thiết kế dạy học

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức

- Kiến thức chung:

+ Đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

+ Đề tài nổi bật của của thể loại sử thi anh hùng là đề tài về chiến tranh. + Nội dung sử thi Đăm Săn.

+ Tri thức về sự hình thành bộ lạc, cuộc chiến vì sự lớn mạnh của cộng đồng. + Chế độ mẫu hệ trong hôn nhân ngƣời Tây Nguyên.

- Kiến thức trọng tâm:

+ Ý nghĩa của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây và ý nghĩa sự chiến thắng của Đăm Săn.

+ Nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn từ của văn bản tạo nên một hình ảnh một cá nhân anh hùng mang tầm vóc lịch sử, thời đại.

+ Cuộc sống của ngƣời Ê đê trong buổi đầu xây dựng bộ tộc.

2. Kỹ năng

- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy đƣợc giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mƣợn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tƣởng về một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc.

- Kĩ năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu.

- Kĩ năng làm việc theo nhóm trong giờ học cũng nhƣ ngoài giờ học.

- Kĩ năng vận dụng các tri thức gần gũi, liên quan đến bài học vào việc giải mã tác phẩm VHDG

3. Tƣ tƣởng

- Nhận thức đƣợc lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.

- Giáo dục ý thức tìm hiểu và giữ gìn truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Kiến thức văn hóa: Giáo viên tìm hiểu tri thức văn hóa của ngƣời Tây Nguyên có liên quan đến đoạn trích và ý đồ tích hợp văn hóa trong bài dạy học (Cụ thể trong bài là tri thức văn hóa về tục nối dây trong hôn nhân của ngƣời Ê đê, tri thức về sự mở rông thị tộc bộ lạc, truyền thống anh hùng của dân tộc, hình tƣợng thần linh trong tín ngƣỡng ngƣời Việt và ngƣời Ê đê, văn hóa sinh hoạt cộng đồng mang đậm tính đoàn kết). Đồng thời sƣu tầm những thiết kế dạy học để tham khảo về tri thức cũng nhƣ phƣơng pháp.

- Phương pháp dự kiến sử dụng trong bài: đọc sáng tạo, tổng - phân - hợp, tích hợp, trao đổi thảo luận, gợi tìm, tạo tình huống có vấn đề.

- Đồ dùng dạy học: SGK, thiết kế dạy học, máy chiếu (nếu có điều kiện), hình ảnh sinh hoạt văn hóa của ngƣời Tây Nguyên.

- Giáo viên làm phiếu học tập, giao tài liệu về văn hóa, về đoạn trích để cho học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu chuẩn bị cho bài học.

2. Học sinh

- Đọc tài liệu giáo viên giao cho, xem băng hình giáo khoa về phần sử thi, hoặc tự tìm thêm tài liệu

- Làm phiếu học tập

- Chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (Tiết này không kiểm tra bài cũ)

3. Nội dung bài mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*) Lời vào bài

Giáo viên dùng máy chiếu chiếu hình ảnh một buổi kể khan (hoặc sinh hoạt văn hóa bất kì của ngƣời Ê đê) của ngƣời dân Tây Nguyên, tại nhà rông, hoặc dùng

tranh ảnh minh họa giới thiệu cho học sinh để tạo tâm thế cho học sinh bƣớc vào giờ học. *) Nội dung Th ời gia n

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

5’

5’

Tiết 1:

GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm sử thi đã học ở những tiết trƣớc.

Học sinh nhắc lại theo trí nhớ và sự hiểu biết về sử thi

? Ngƣời Tây Nguyên gọi sử thi là gì? thƣờng kể vào những dịp nào?

?) Có mấy loại sử thi dân gian? Học sinh dựa vào sự chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi

GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung sử thi và lý giải một số yếu tố văn hóa trong tác phẩm dựa

I. Tiểu dẫn

1. Sử thi dân gian

*) Khái niệm

Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cƣ thời cổ đại.

- Khan là cách ngƣời Tây Nguyên gọi sử thi. Khan thƣờng đƣợc kể tại các lễ hội hoặc những lúc nông nhàn, mọi ngƣời tụ tập ở nhà rông uống rƣợu cần và nghe kể khan. Ngƣời kể sau khi nhấp ngụm rƣợu thƣờng bắt đầu: “Khan Đăm Săn bà con muốn nghe, câu chuyện nhƣ thế này ...”

*) Phân loại sử thi dân gian

- Sử thi thần thoại - Sử thi anh hùng

2. Sử thi Đăm Săn

10’

theo tài liệu văn hóa mà giáo viên đã giao cho học sinh nghiên cứu. (Tục nối dây (chuê - nuê), chế độ mẫu hệ của ngƣời Tây Nguyên, ý thức mở rộng thị tộc bộ lạc của mình, truyền thống anh hùng của dân tộc)

Đại diện từng nhóm học sinh đã chia từ đầu năm học lần lƣợt trình bày hiểu biết của cả nhóm đã có đƣợc trong quá trình chuẩn bị ở nhà theo sự chỉ định của giáo viên hoặc xung phong. ?Từ những hiểu biết trên, em hãy nêu vài đặc điểm nổi bật của sử thi Đăm Săn?

Học sinh theo nhóm đã chuẩn bị, trình bày trƣớc lớp

GV tổng kết nội dung đúng

GV hƣớng dẫn HS đọc phân vai, giọng đọc mỗi nhân vật thể hiện rõ tính cách, bản chất nhân vật. Đăm Săn thì đƣờng hoàng, mạnh, khỏe, dứt khoát, quyết

SGK , trang 30. Giáo viên có thể bổ sung thêm.

*) Vài đặc điểm nổi bật của sử thi Đăm săn.

- Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu cho sử thi anh hùng Tây Nguyên.

- Từ hình ảnh một cá nhân có thể nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiến tranh là đề tài nổi bật của thể loại sử thi anh hùng - trong đó có sử thi Đăm Săn.

*) Vị trí đoạn trích

- Đọc đoạn trích: Chọn đọc cảnh giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.

20’

liệt; Mtao Mxây lúc thì khiêu khích, lúc mềm mỏng, khôn khéo…

HS thực hiện theo hƣớng dẫn của GV

Phần chú thích đã đƣợc HS nghiên cứu kĩ ở nhà, nếu có gì thắc mắc, GV có thể lý giải thêm.

? Phân tích hình ảnh Đăm Săn khi khiêu chiến? (lời nói, tƣ thế, thái độ)

? So sánh với hình ảnh Mtao Mxây (lời nói,thái độ)

Học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi

? So sánh Đăm Săn và Mtao Mxây trong cuộc giao chiến để cảm nhận vẻ đẹp của hình tƣợng ngƣời anh hùng sử thi? (tìm các

- Vị trí đoạn trích:

Đây là đoạn Đăm Săn đánh bại tù trƣởng Mtao Mxây để giành lại vợ và phát triển cộng đồng Ê đê giàu có, hùng mạnh hơn. Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm.

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây.

a. Lúc khiêu chiến

Đăm Săn Mtao Mxây

- ta thách ngƣơi -Xuống!Xuống! - ta sẽ lấy cái sàn hiên… bổ đôi… - sao ta lại đâm ngƣơi khi ngƣơi đang đi xuống chứ? - ta không xuống đâu - ngƣơi không đƣợc đâm ta… - dáng tần ngần, do dự .. Một tƣ thế đàng hoàng, tự tin, chủ động, một thái độ dứt khoát, quyết liệt. Một thái độ do dự, thiếu tự tin, nhát sợ trƣớc Đăm Săn b. Lúc giao tranh

Đăm Săn Mtao Mxây

chi tiết tiêu biểu)

HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

? Trong lúc giao tranh hình ảnh “miếng trầu” xuất hiện, có ý nghĩa gì? có giống “miếng trầu” trong quan niệm ngƣời Việt không? Ông trời có vai trò gì trong chiến thắng của Đăm Săn cũng nhƣ trong đời sống của ngƣời Ê đê?

Cá nhân học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

? Nhận xét đặc điểm câu văn ở các chi tiết trên? (từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu)

Học sinh làm việc theo cặp và đại diện trả lời câu hỏi.

chàng vƣợt một đồi tranh …

- chạy vun vút … - múa trên cao, gió nhƣ bão …

- phá tan chuồng lợn

- đâm phập, cắt đầu bêu ngoài đƣờng lạch xạch nhƣ quả mƣớp khô - bƣớc cao, bƣớc thấp … - tháo chạy, tránh chuồng lợn… - ngã lăn quay, bị chặt đầu

- Hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích này có sức mạnh siêu nhiên, đem lại sức khỏe vô cùng cho ngƣời ăn, khác với miếng trầu trong quan niệm ngƣời Việt là vật giao duyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ông trời là nhân vật phù trợ, cũng nhƣ ông Bụt trong truyện cổ tích của ngƣời Việt, nhƣng có quan hệ gần gũi, mật thiết hơn và chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không quyết định kết quả của cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của ngƣời anh hùng.

c. Nghệ thuật

Ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tƣợng mạnh, động từ mạnh, nhịp điệu vừa cân đối vừa hào hùng. Phép trùng điệp, trùng lặp trong tổ chức câu. Phép phóng đại so sánh ở mức độ kì vĩ với sức mạnh

5’

15’

? Nhận xét về hình ảnh Đăm Săn?

? Kết quả của cuộc chiến và ý nghĩa của nó?

Học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

Tổng kết tiết 1

Tiết 2

? Phân tích cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ của Mtao Mxây để thấy đƣợc thái độ của họ đối với cuộc chiến và ngƣời anh hùng?

của thiên nhiên, thần linh …

→ Hình tƣợng Đăm Săn mang vẻ đẹp dũng mãnh, kỳ vĩ, sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh - hội tụ sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là ƣớc mơ, khát vọng của cộng đồng có đƣợc ngƣời anh hùng chiến thắng mọi thế lực …

Tóm lại: Kết quả của cuộc chiến là giải thoát cho vợ (không chú ý miêu tả), thu phục nô lệ, của cải, mở rộng đất đai (tập trung miêu tả). Nhƣ vậy, đây không chỉ là cuộc chiến trọng danh dự, bảo vệ hạnh phúc gia đình mà còn mang lại sự phồn thịnh, lớn mạnh cho cộng đồng. Thể hiện khát vọng cuộc sống bình yên.

2. Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng

a. Cuộc đối thoại

- Diễn ra qua ba lần hỏi và đáp

+ 3 lần hỏi, 3 lần đáp → mang ý nghĩa biểu tƣợng cho số nhiều, nhiều không tính đƣợc, ba lần lặp lại có biến đổi và phát triển. Qua ba lần hỏi đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ với Đăm Săn càng đƣợc tô đậm.

+ Mỗi lần đối đáp là một lần gõ khác nhau: lần 1: một nhà, lần 2: tất cả các nhà, lần 3: mỗi nhà

10’

? Chúng ta thấy cảnh này gắn liền với thời kỳ nào của ngƣời Tây Nguyên?

? Qua đó ta có thể thấy thái độ của dân làng với Đăm Săn nhƣ thế nào?Học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

? Nghi lễ ăn mừng chiến thắng diễn ra nhƣ thế nào?

Học sinh làm việc theo cặp trả lời câu hỏi.

+ các nô lệ tự nguyện đi theo, mang theo của cải.

+ tuân phục tuyệt đối với cá nhân anh hùng, không có sự cƣỡng ép.

→ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng và cộng đồng; sau cuộc chiến, họ sống trong cùng một nhóm đông hơn, giàu mạnh hơn. Cảnh này gắn liền với thời kì mở rộng thị tộc của ngƣời Tây Nguyên, tin tƣởng và trung thành tuyệt đối với ngƣời đứng đầu.

b. Thái độ của dân làng đối với Đăm Săn.

Lòng yêu mến ngƣỡng mộ ngƣời anh hùng, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng - ý thức dân tộc. Lời nghệ nhân kể chuyện “bà con xem” nhƣ một điệp khúc thể hiện lòng tự hào kiêu hãnh của ngƣời dân về vị tù trƣởng của mình.

3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghi lễ ăn mừng: + tế thần linh

+ đánh chiêng, cồng + giết trâu, mổ bò

+ các tù trƣởng khác chúc mừng

→ Đây chính là quan niệm tôn thờ thần linh, tập tục ăn mừng chiến thắng của ngƣời Ê đê

? Điều nổi bật trong lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn là gì?

? Hãy miêu tả lại hình ảnh Đăm Săn trong lễ ăn mừng theo cảm nhận của mình?

Cá nhân học sinh làm việc và trả lời câu hỏi.

? Nhận xét về hình ảnh Đăm Săn vừa miêu tả?

Học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

- Chiêng là một loại nhạc cụ quý giá có ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình. Nhà nào có nhiều chiêng, nhiều ché tức, ché tang thì đƣợc coi là giàu mạnh.Chàng trai Đăm Săn trở thành một ngƣời anh hùng đầy bản lĩnh bởi tiếng chiêng vang dậy núi rừng...

- Hình ảnh Đăm Săn trong lễ ăn mừng: + lời hiệu triệu: ơ bà con, ơ các con, hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng + lời chỉ huy ra lệnh: hãy đánh chiêng lên, hãy đi lấy rƣợu

+ Hình dáng cơ thể: đôi mắt long lanh nhƣ mắt chim ghếch, bắp chân to bằng cây xà ngang …

+ trang phục: ngực quấn một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ …

+ Hình ảnh ăn uống, vui chơi: uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán

+ Sức mạnh; nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.

→ Hình tƣợng Đăm Săn đƣợc miêu tả đậm nét, toàn diện, tỏa sáng vẻ đẹp kỳ vĩ trong thái độ ngƣỡng mộ, tôn thờ của cộng đồng. Ngƣời anh hùng sử thi trở nên chói sáng là tâm điểm của cộng đồng.

3’

? Trong đoạn này, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng?

Học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

? Hãy nhận xét về cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn?

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

? Hãy nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Học sinh dựa vào tri thức đã học và gợi dẫn ở SGK để trả lời câu hỏi.

- Nghệ thuật:

Nghệ thuật phóng đại trở thành khúc biến tấu độc đáo nhất để ngƣời Tây Nguyên thể hiện đời sống văn hóa của mình, qua những pho sử thi mang bề dày lịch sử

Tóm lại: Cảnh ăn mừng của Đăm Săn mang đậm mầu sắc văn hóa Tây Nguyên. Những hình ảnh chiêng cồng, ché, động vật, cây cỏ và cả cách miểu tả của tác giả dân gian đều là những đặc trƣng của vùng đất Tây Nguyên.

Sử thi thể hiện quá khứ anh hùng của cộng đồng, kể về chiến tranh nhƣng chủ yếu hƣớng đến đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng ngƣời.

4. Tổng kết

- Phần ghi nhớ - SGK tr 36

- Cuộc chiến của Đăm Săn là cuộc chiến vì sự lớn mạnh của cộng đồng.

- Sử thi Đăm Săn là cuộc sống của ngƣời Ê đê - Ê ga trong thời kỳ hình thành và phát triển thị tộc, bộ lạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5’ Học sinh nêu những vƣớng mắc còn sót lại sau giờ học, đồng thời có thể trình bày quan điểm của mình về những chi tiết trong tác phẩm, trong đoạn trích về cả mặt văn hóa lẫn văn học.

7’ 4. Củng cố

? Em hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích?

IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY HỌC 3.3. Giải thích ý đồ thiết kế dạy học

Giáo án đƣợc thiết kế dựa trên ý đồ tích hợp văn hóa ở một số địa chỉ thích hợp, định hƣớng học sinh tìm đến với văn học một cách đích thực, hiểu bản chất văn học

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 84 - 117)