0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tích hợp văn hóa

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36 -37 )

7. Bố cục luận văn

1.4. Tích hợp văn hóa

Tích hợp văn hóa không phải là một nguyên tắc dạy học, mà là một phƣơng pháp dạy học, một phƣơng pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học Ngữ văn hiện nay. Đây không phải là một phƣơng pháp hoàn toàn mới, nó đã đƣợc đề cấp đến trong vài năm trở lại đây.

Nếu nhƣ nói “tích hợp là sự phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau, nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” [3] thì văn hóa chính là một trong những tri thức “gần gũi”, “có quan hệ mật thiết” với tác phẩm văn học, có trong tác phẩm văn học, có thể giúp cho ngƣời học, ngƣời đọc hiểu sâu, hiểu rõ hơn về tác phẩm văn chƣơng. Chúng ta có thể tích hợp tri thức văn hóa trong giờ dạy học văn nhƣ tích hợp tri thức Tiếng Việt và Làm văn. Trong quá trình dạy học, ngƣời dạy có thể linh hoạt trong việc sử dụng những tri thức đó để hỗ trợ cho việc dạy học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Tuy nhiên, tri thức Tiếng Việt và Làm văn khi đƣợc tích hợp trong môn văn thì nó là sự hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngƣợc lại; tiếng Việt và Làm văn là phân môn của môn Ngữ văn, là tri thức không thể thiếu trong môn Ngữ văn. Còn tri thức văn hóa là tri thức có thể linh hoạt sử dụng trong mỗi giờ dạy học văn, không nhất thiết giờ học nào cũng phải có sự tích hợp văn hóa. Đặc biệt, tích hợp văn hóa nhƣng vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của môn học, vẫn là một giờ dạy học văn chứ không phải một giờ dạy học văn hóa. Văn hóa chỉ là một nội dung đƣợc tích hợp vào trong bài học một cách tự nhiên và hòa đồng với các đơn vị kiến thức trong bài học.

Trong luận văn, ngƣời viết có sử dụng cụm từ “dạy học VHDG theo hƣớng tích hợp văn hóa”, cụm từ này đƣợc sử dụng với nghĩa tƣơng đƣơng cụm từ “tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG”. Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là “phối hợp” những tri thức văn hóa có trong bài học hoặc liên quan đến bài học một cách hài hòa, thống nhất để hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực đọc, hiểu, cảm thụ VHDG;

nâng cao chất lƣợng dạy học; khơi nguồn hứng thú của học sinh đối với VHDG nói riêng và môn học nói chung.

Khi dạy học, ngƣời giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các kiểu tích hợp trong giờ dạy học, nhằm hƣớng tới mục tiêu muốn đạt đến. Có thể là tích hợp theo từng thời điểm (tích hợp ngang) hoặc có thể là tích hợp theo từng vấn đề (tích hợp dọc). Mức độ tích hợp cũng tùy từng bài học mà có nhiều hay ít nội dung văn hóa đƣợc tích hợp. Có bài, mức độ tích hợp có thể gần nhƣ là xuyên suốt bài dạy học, nhƣng có bài học thì chỉ có một vài bộ phận trong bài học có thể tích hợp văn hóa, có bài chỉ liên hệ một cách logic các tri thức văn hóa. Khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, ngƣời dạy có thể sử dụng chính những tri thức văn hóa đã có trong tác phẩm hoặc có thể dùng những tri thức văn hóa có liên quan để hỗ trợ việc dạy học.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36 -37 )

×