Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 62 - 117)

7. Bố cục luận văn

2.2.2.5.Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa văn học theo quan niệm đổi mới phƣơng pháp dạy học là một hình thức học tập tích cực, bổ ích và có hiệu quả; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của ngƣời học, kiểm tra lại chất lƣợng dạy học trong giờ học chính khóa. Vì thế, đây là hoạt động thẩm mĩ, “góp phần tạo ra lối sống văn hóa và có khả năng hƣởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh đƣợc phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục”[20].

Vì vậy, khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, tổ chức ngoại khóa VHDG là một cách hỗ trợ cho việc dạy học đạt hiệu quả cao. Có nhiều cách để tổ chức ngoại khóa VHDG, có thể tổ chức theo phƣơng thức truyền thống, hoặc nhờ sự trợ giúp của các phƣơng tiện hiện đại nhƣ băng hình, máy chiếu, Internet…Có thể tổ chức chung cho cả phần VHDG, cũng có thể tổ chức riêng cho từng phần, từng thể loại. Ở những nơi không có điều kiện tổ chức ngoại khóa nhiều lần thì có thể tổ chức tổ chức một lần sau khi học xong bài Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. Có thể tiến hành nhƣ sau:

- Phần chuẩn bị:

+ Về phía giáo viên:

Chuẩn bị khung chƣơng trình dự kiến, cách tổ chức, nội dung.

Phân công giáo viên phụ trách nhóm học sinh và hƣớng dẫn học sinh viết bài thảo luận theo một chủ đề đã định (hoặc tự do lựa chọn), hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị những tiết mục minh họa cho một số thể loại đã học, hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ, trang phục biểu diễn …Định thời gian tổ chức, gửi giấy mời.v.v…

+ Về phía học sinh:

Thực hiện công việc dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên theo từng nhóm, cần phát huy tối đa ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong công việc chuẩn bị cho buổi ngoại khóa. Tất cả mọi thành viên đều năng nổ, nhiệt tình chuẩn bị và tham gia ngoại khóa.

- Phần thực hiện: (Giáo viên nên là ngƣời tổ chức, tùy từng mục mà lựa chọn ngƣời dẫn chƣơng trình là giáo viên hay học sinh).

+ Khai mạc:

Nêu mục đích, ý nghĩa của buổi ngoại khóa. Giới thiệu chƣơng trình.

+ Thảo luận của học sinh về các tác phẩm, các thể loại VHDG.

Từng nhóm học sinh trình bày chủ đề đã đƣợc phân công hoặc lựa chọn. Các nhóm có thể trao đổi thảo luận về phần trình bày của từng nhóm.

+ Tổ chức các trò chơi dân gian, cuộc thi nhỏ tìm hiểu về VHDG và văn hóa dân tộc.

Ở mỗi trò chơi hay phần thi có những phần thƣởng nho nhỏ để động viên, khuyến khích và tăng tính thi đua giữa các học sinh, hâm nóng bầu không khí của buổi ngoại khóa.

+ Tái hiện các tác phẩm VHDG trên sân khấu

Hình thức có thể là kể chuyện dân gian, thể hiện hoạt cảnh chuyển thể từ những truyện dân gian, diễn chèo, hoặc hát các làn điệu dân ca, các cũ điệu dân gian… Tất cả những hình thức trên đều cần cƣ ý đến việc tạo bầu không khí văn hóa dân gian.

+ Trò chuyện giao lưu với các nghệ sĩ, diễn viên hoặc các nhà nghiên cứu về văn hóa ở địa phương.

- Phần kết thúc:

BTC nhận xét, đánh giá và trao phần thƣởng cho nhóm(lớp, tiết mục xuất sắc nhất).

Trên đây là dự kiến một chƣơng trình ngoại khóa VHDG. Tùy thuộc vào điều kiện tổ chức của từng nơi, có thể tổ chức ngoại khóa cho từng thể loại VHDG (truyện cổ tích, sử thi, ca dao - dân ca …). Tùy thuộc và điều kiện thời gian và đối tƣợng học sinh, giáo viên tổ chức lựa chọn nội dung thực hiện linh hoạt và phù hợp. Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn, đặc biệt phần VHDG không chỉ góp phần nâng cao khả năng tƣ duy độc lập, tăng cƣờng khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của học sinh mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sƣ phạm của ngƣời giáo viên. Đồng thời góp phần cải thiện thực trạng ngại học văn của học sinh hiện nay.

Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là sử dụng dữ liệu văn hóa có trong mỗi tác phẩm VHDG để lý giải, cắt nghĩa tác phẩm; từ đó nâng cao năng lực cảm thụ VHDG nói riêng và văn học nói chung của học sinh THPT; đồng thời khắc sâu trong học sinh lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên giáo viên cũng lƣu ý là không nên biến giờ dạy học văn thành giờ dạy học văn hóa, mà dùng văn hóa nhƣ là một phƣơng tiện để khám phá vẻ đẹp văn học cũng nhƣ vẻ đẹp văn hóa của tác phẩm VHDG.

CHƢƠNG 3

THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƢỜNG THPT

3.1. Nội dung của tích hợp văn hóa trong dạy học một số văn bản VHDG 3.1.1. Tích hợp văn hóa khi dạy các văn bản sử thi

3.1.1.1. Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

Trong đoạn trích này, có thể tích hợp văn hóa ở một vài địa chỉ nhƣ sau:

Phần tiểu dẫn:

- Khan:

Là một loại văn kể chuyện của các dân tộc vùng Tây Nguyên, nhƣng tên khan là chủ yếu của dân tộc Ê đê. Không hoàn toàn đồng nhất, song có nhiều phần tƣơng tự nhƣ hơmon của Ba na, hơri của Giarai, a khan của Chăm và Raglai.

Khan đƣợc kể trong các dịp cầu cúng, lễ hội, dần dần trở thành một sinh hoạt folklore bình thƣờng của buôn làng. Những nghệ nhân thuộc lòng các bài dài, đƣợc mời hoặc tự nguyện kể khan cho mọi ngƣời nghe. Lời khan khi là lời kể chuyện, khi là lời thơ, vì gồm những đoạn có vần, đoạn không vần, đoạn đối đáp. Ngƣời kể có lúc nói thƣờng có lúc nói ngâm, có lúc lại trình bày nhƣ một màn diễn xƣớng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có khá nhiều khan đã đƣợc biết đến, nổi tiếng nhất là khan Đăm Săn (đƣợc Sabatier phát hiện năm 1924). Tiếp đó, từ sau cách mạng tháng Tám, các khan Đăm Di, Xinh Nhã v.v… đƣợc giới thiệu.

- Tục nối dây - chuê nuê của ngƣời Tây Nguyên:

Đây là một tập tục đã tồn tại từ lâu đời của ngƣời Tây Nguyên. Khi ngƣời vợ hoặc chồng chết đi thì ngƣời còn lại phải lấy ngƣời trong dòng họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng, với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "chuê nuê" mới giữ trọn dòng giống của gia đình, của dân tộc, con ngƣời mới không bị lẻ đôi. Trong sử thi Đăm Săn của ngƣời Êđê, tục lệ này thể hiện rất rõ. Khi bà của Hơ Nhị chết thì Hơ Nhị và Hơ Bhí phải là ngƣời "nối dây" lấy ông của mình làm chồng, khi ông chết, Đăm Săn là ngƣời “nối dây” lấy Hơ Nhị và Hơ Bhí theo tục chuê - nuê của ngƣời

Tây Nguyên. Và khi Đam San chết, đầu thai vào ngƣời chị Hơ Âng sinh ra Đam San cháu thì Hơ Nhị và Hơ Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu.

- Chi tiết hồn Đăm Săn đầu thai vào đứa cháu, lớn lên lại đi tiếp con đƣờng của ngƣời cậu anh hùng, thể hiện truyền thống anh hùng dân tộc không chỉ của riêng ngƣời Tây Nguyên mà của cả ngƣời dân Việt nam.

- Chế độ mẫu hệ trong hôn nhân của ngƣời Tây Nguyên:

Một trong những đặc trƣng tiêu biểu của văn hoá truyền thống các dân tộc Tây Nguyên là chế độ mẫu hệ. Trong gia đình của một số tộc ngƣời Tây Nguyên xƣa, ngƣời có quyền lực cao nhất là phụ nữ. Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó ngƣời phụ nữ, đặc biệt là ngƣời mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản đƣợc truyền từ mẹ cho con gái. Phong tục của các dân tộc Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ quy định: Trong gia đình, quyền thừa kế gia sản thuộc về nữ. Bên nhà gái làm lễ cƣới chồng cho con và con sinh ra mang họ mẹ. Trƣớc kia cũng nhƣ bây giờ, đối với một số dân tộc Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ, vai trò của ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện chủ yếu trong gia đình, còn vai trò của ngƣời đàn ông là ở ngoài xã hội. Không ai lấn lƣớt ai.

Phần văn bản

- Hình ảnh “miếng trầu” và “ông trời”:

Hai hình ảnh này mang ý nghĩa đặc trƣng của văn hóa Tây Nguyên. Nếu theo quan niệm ngƣời Việt, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là vật đính ƣớc, giao duyên, là vật không thể thiếu trong những lễ dạm hỏi, cƣới xin thì trong đoạn trích này nó lại mang một sức mạnh siêu nhiên, ai ăn vào sẽ có sức mạnh vô địch, chiến thắng đƣợc mọi đối thủ trên đời. Còn hình ảnh ông trời lại đóng vai trò nhƣ một ngƣời dẫn đƣờng, dẫn ngƣời anh hùng đi đến chiến thắng; không tham gia và quyết định chiến thắng của ngƣời anh hùng. Còn trong truyện cổ tích ngƣời Việt, một nhân vật có chức năng nhƣ “ông trời” trong sử thi này lại là nhân vật có yếu tố quyết định đến những bƣớc ngoặt trong cuộc đời của nhân vật cổ tích.

- Sự tuân phục của nô lệ theo Đăm Săn sau cuộc chiến đấu:

Đó là hình ảnh của ngƣời dân Tây Nguyên trong buổi xây dựng, phát triển cộng đồng của mình thêm giàu mạnh. Con ngƣời còn sống dựa vào nhau, theo một tập thể và cần có một ngƣời anh hùng giàu mạnh, tài giỏi dẫn đầu.

Cuộc chiến đấu của Đăm Săn không đơn thuần là cuộc chiến giành lại vợ mà đó còn là cuộc chiến vì sự lớn mạnh của cộng đồng, là sự hình thành và phát triển những bộ lạc hùng mạnh ở Tây Nguyên.

- Cồng chiêng Tây Nguyên:

Trong cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn, tiếng chiêng, cồng vang lên nhƣ một minh chứng cho sự giàu mạnh, phồn vinh của một thị tộc. Cồng chiêng là loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình. Nhà nào có nhiều chiêng, nhiều ché tức, ché tang thì đƣợc coi là giàu mạnh. Ngoài Đăm Săn, trong các sử thi khác nhƣ Xing Nhã, Đăm Yông, hay Y Ban... hình ảnh của ché rƣợu và tiếng chiêng dƣờng nhƣ tôn thêm vẻ đẹp văn hóa, cho cái riêng của con ngƣời Tây Nguyên. Tiếng chiêng đƣợc diễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc để tạo ra tiếng chiêng khác nhau. Trong khan Đăm Săn có diễn tả âm thanh này một cách sống động, tựa hồ nhƣ đƣa ngƣời ta quay về với một thời cổ đại oai hùng mang sắc màu thần thoại: "tiếng chiêng lan ra khắp xứ,... tiếng chiêng luồn qua sàn nhà, lan xuống dƣới đất!..." và "tiếng chiêng vƣợt qua mái nhà vọng lên trời...". Phải chăng, chính những tục lệ văn hóa độc đáo này mà sử thi Tây Nguyên trở nên có ý nghĩa về cả lịch sử lẫn một nền văn học nghệ thuật còn nhiều bí ẩn cần khám phá? Và phải chăng, chàng trai Đăm Săn bỗng trở thành một ngƣời anh hùng đầy bản lĩnh bởi tiếng chiêng vang dậy núi rừng...

Phần củng cố bài học cũng nhƣ ở phần hƣớng dẫn học bài cũng đều có sự tổng kết lại tri thức văn hóa đã có đƣợc bên cạnh tri thức văn học mới lĩnh hội đƣợc. Phần hƣớng dẫn học bài có câu hỏi số 3 là câu hỏi hƣớng ngƣời học tìm hiểu đến văn hóa phát triển cộng đồng của ngƣời dân Tây Nguyên và truyền thống yêu hòa bình của các dân tộc Việt Nam.

Khi dạy học bài này, giáo viên giao tài liệu cho học sinh tìm hiểu trƣớc về văn hóa cồng chiêng, tục chuê - nuê của ngƣời Ê đê. Trong khi dạy, giáo viên hƣớng dẫn học sinh vừa phát hiện những giá trị của tác phẩm đồng thời nhận diện những yếu tố văn hóa để học sinh so sánh, tìm hiểu và vận dụng nó vào bài học để hiểu về giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm. Không phải những yếu tố văn hóa nào cũng đƣợc diễn giải rõ ràng trong giờ học, mà chỉ tập trung vào một số yếu tố văn hóa trọng tâm, còn những tri thức văn hóa khác đóng vai trò hỗ trợ cho học sinh hiểu hơn về tác phẩm đang học.

Trong trích đoạn này, giáo viên tập trung vào tri thức văn hóa về sự hình thành bộ lạc và cuộc chiến vì sự lớn mạnh của cộng đồng của ngƣời anh hùng đứng đầu mỗi bộ lạc.

3.1.1.2. Uy - Lit - xơ trở về (Trích Ô - đi - xê, sử thi Hi Lạp)

Phần Tiểu dẫn

Phần Tiểu dẫn trong SGK đã có dấu hiệu tích hợp văn hóa khi nói về chủ đề của sử thi là phản ánh sự giao lƣu văn hóa, khai phá các vùng đất mới và sự đề cao trí tuệ của ngƣời Hi Lạp. Giáo viên có thể sử dụng chính phần đó hoặc mở rộng thêm cho học sinh bằng các tài liệu về văn hóa Hi Lạp.

Phần Văn bản

- Sự đề cao trí tuệ của ngƣời Hy - Lạp:

Sử thi Ô-đi-xê ra đời khi ngƣời Hy Lạp bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả, thế nên sử thi rất đề cao trí tuệ của con ngƣời. Bởi vì trong sự nghiệp khám phá và chinh phục biển cả bao la, nhiều bí hiểm đó, ngoài lòng dũng cảm còn đòi hỏi những phẩm chất cần thiết nhƣ sự thông minh, bình tĩnh, mƣu chƣớc, khôn ngoan. Hình tƣợng Uy-lít-xơ chính là sự lý tƣởng hóa sức mạnh trí tuệ của ngƣời Hy Lạp. Thời kỳ này cũng là thời mà Hy Lạp sắp bƣớc vào chế độ chiếm hữu nô lệ, tổ chức gia đình dần dần thay đổi, đời sống thị tộc bộ lạc thay thế bằng hôn nhân gia đình, hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện. Điều này đòi hỏi tình cảm hôn nhân gia đình gắn bó thủy chung giữa vợ và chồng. Vì thế, cũng cần có sự thông minh, sắc sảo và trí tuệ để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hình tƣợng Pê - nê - lốp

trong sử thi Ô - đi - xê đại diện cho những ngƣời phụ nữ thận trọng, khôn ngoan, sắc sảo trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Chi tiết rửa chân cho khách:

Trong xã hội Hi Lạp cổ, khi khách đến một nhà nào thì chủ nhà sẽ sai đầy tớ rửa chân cho khách sạch sẽ để họ cảm thấy thoải mái và lịch sự khi ngồi vào bàn. Rửa chân cho khách là một cách bày tỏ lòng tôn trọng khách và là điều cần thiết vì thời ấy đƣờng xá còn là đƣờng đất, thƣờng bụi bặm và lúc mƣa thì lầy lội.

- Vai trò của các vị thần trong đời sống của ngƣời Hi Lạp cổ:

Ngƣời Hi Lạp quan niệm rằng, mọi sinh hoạt trong đời sống của họ đều có một vị thần cai quản, chẳng hạn, nữ thần Hera là nữ hoàng của muôn loài, là ngƣời bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và sự bền vững của nó. Nàng cho phép các cặp vợ chồng có nhiều con cái và ban phƣớc lành cho những ngƣời mẹ mới sinh. Vị thần tối cao nhất trong tất cả các vị thần là thần Zeus, là thần Sấm sét và là vị chủa tế của muôn loại. Thần ngự trên đỉnh Olympox quanh năm tràn ngập ánh nắng và niềm vui cùng với 12 vị thần khác, cùng nhau trông coi công việc ở trần gian.

Phần hướng dẫn học bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên sử dụng câu hỏi số 3 để học sinh tìm hiểu thêm về việc ngƣời Hi Lạp cổ rất đề cao vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ.

Vì đây là sử thi của nƣớc ngoài, điều kiện văn hóa lịch sử rất khác so với điều kiện văn hóa lịch sử ở nƣớc ta, nên giáo viên sẽ giao tài liệu về văn hóa Hi Lạp có trong bài học để học sinh tìm hiểu trƣớc và sẽ vận dụng chúng ở trên lớp để hiểu hơn về những giá trị nội dung nghệ thuật mà nghệ nhân Hi Lạp muốn truyền tải.

Ở bài học này, giáo viên tập trung vào việc vì sao ngƣời Hy lạp đề cao trí tuệ, để từ đó lý giải thái độ điềm tĩnh của Pê - nê - lốp, lý giải vì sao hai vợ chồng lại trải

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 62 - 117)