0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phƣơng hƣớng thực thi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG ở trƣờng

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 44 -46 )

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Phƣơng hƣớng thực thi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG ở trƣờng

2.2.1. Phƣơng hƣớng thực thi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG ở trƣờng THPT THPT

2.2.1.1. Nắm vững những mục tiêu cơ bản của chương trình môn Ngữ văn THPT, trong đó có mục tiêu tích hợp văn hóa

Mục tiêu mà môn Ngữ văn hƣớng đến gồm có ba mặt cơ bản. Bên cạnh hai mục tiêu về trang bị kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống và mục tiêu, hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng, tiếp nhận, cảm thụ thẩm mĩ… thì chƣơng trình môn Ngữ văn còn nhấn mạnh đến mục tiêu “Bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nƣớc, lòng tự hòa dân tộc, ý chí tự lập tự cƣờng, lí tƣởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.” [4,tr.39]. Để thực hiện mục tiêu đề ra, chƣơng trình và SGK Ngữ văn lần này đã có những thay đổi cơ bản về nội dung và phƣơng pháp dạy học.

Chƣơng trình Ngữ văn THPT tiếp tục thực hiện nguyên tắc tích hợp từ chƣơng trình NGữ văn THCS, chú ý gắn kết phần Đọc văn với phần Tiếng Việt và Làm văn. Chẳng hạn, phần Làm văn tự sự lớp 10 đƣợc dạy học song song với việc dạy học các văn bản truyện cổ tích, truyết thuyết, truyện cƣời. Khi dạy học Văn nói chung và VHDG nói riêng, chúng ta không thể dạy học chỉ với quan niệm đề cao giá trị thẩm mĩ của văn chƣơng mà quên rằng bản thân nó chứa đựng nhiều tri thức khác. Trong đó có tri thức văn hóa, đƣợc xem là tri thức nền tảng của VHDG, là cơ sở cho việc cắt nghĩa tác phẩm. Từ ý nghĩa quan trọng này, nên chƣơng trình và SGK mới xác định “thông qua quá trình đọc văn bản, phân tích văn bản, bồi dƣỡng tƣ tƣởng tình cảm cho học sinh (chú ý bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, tinh thần nhân văn, thị hiếu thẩm mĩ, phẩm chất văn hóa cá nhân, hình thành nên nhân cách ngƣời lao động mới…)”. Tăng cƣờng bản chất văn hóa của văn học để giúp học sinh vận dụng

văn học vào cuộc sống. Không phải học sinh nào cũng theo nghiệp văn, trở thành ngƣời của văn học, thế nên văn học cần phải đƣa các em đến gần cuộc sống hơn.

Giờ dạy học VHDG hƣớng ngƣời học vƣơn đến ƣớc muốn: tìm hiểu văn hóa để hiểu sâu văn học, hiểu đúng văn học và cao hơn nữa là vận dụng sự hiểu biết để xây dựng cho mình phẩm chất văn hóa cá nhân. Nhƣng hiện nay, nhiều giáo viên chƣa chú ý là mình dạy VHDG là dạy những gì, dạy nhƣ thế nào; học sinh học đƣợc gì, hiểu rõ VHDG hay không, mà chỉ chú ý đến việc hoàn thành khâu dạy học. Thế nên, dạy học tích hợp văn hóa hay không cũng không ảnh hƣởng gì đến quá trình dạy học.

Nhƣ vậy, tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG chỉ thực hiện đƣợc khi giáo viên ý thức sâu sắc về mục tiêu bộ môn, về yêu cầu tích hợp trong quá trình dạy học. Ngƣời giáo viên cần có trách nhiệm, có bản lĩnh xác định đúng hƣớng đi trên tinh thần nắm vững yêu cầu ấy. Ngoài ra, giáo viên đứng lớp cũng cần nhận thấy một điều rằng, dạy học theo hƣớng tích hợp và tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG có đem lại những giờ học có chất lƣợng.

Hiện nay, số học sinh quay lƣng lại với ban Khoa học xã hội nhân văn vẫn còn nhiều. Môn Ngữ văn thực sự vẫn chƣa cuốn hút đƣợc học sinh, đặc biệt là phần VHDG, học sinh càng thấy xa rời thực tế, khó hiểu. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do lối dạy xã hội học tầm thƣờng hoặc chính trị hóa văn bản. Để khắc phục những lỗi trên, giáo viên nhìn tác phẩm VHDG bằng con mắt văn hóa, “tác phẩm văn học, sự kiện văn học là một loại chứng tích văn hóa, để giái mã tác phẩm văn học, cần có những điều kiện khác nhau, nhƣng không thể thiếu việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm ra đời” [32].

Đảm bảo đƣợc yêu cầu trên khi dạy học, sẽ giúp tránh đƣợc việc suy diễn, xa rời sự thật khi cắt nghĩa tác phẩm, học sinh sẽ chiếm lĩnh tác phẩm sâu hơn, mở rộng tri thức văn hóa. Bên cạnh tri thức văn hóa, giáo dục lòng yêu quý, bảo tồn truyền thống văn hóa, đón nhận những giá trị từ những nền văn hóa khác. Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng, tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG đem lại những hiệu quả nhất định. Và đây cũng là một cách để giáo viên hƣớng đến mục tiêu mà Bộ đã đặt ra.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 44 -46 )

×