Thiết kế dạy học VHDG mang tính tích hợp văn hóa

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 51)

7. Bố cục luận văn

2.2.1.4.Thiết kế dạy học VHDG mang tính tích hợp văn hóa

Thiết kế dạy học cũng là một vấn đề nóng hổi, gây nhiều tranh cãi xem thiết kế không chia cột hay thiết kế chia thành hai, ba, bốn hay năm cột thì đáp ứng đƣợc yêu cầu bài dạy. Ở đây, ngƣời viết không muốn xét đến hình thức thiết kế bài dạy nhƣ thế nào mà muốn tìm một hƣớng thiết kế dạy học làm sao cho đạt hiệu quả, tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh và có chất lƣợng.

Thiết kế dạy học là một khâu quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình dạy học vì thiết kế dạy học đƣợc xem là một kết cấu logic, chặt chẽ, là hệ thống việc làm, thao tác mà giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt học sinh từng bƣớc chiếm lĩnh và ứng dụng tri thức văn học vào đời sống. Khi thiết kế cũng chú ý đến việc tìm hiểu chƣơng trình (nhƣ đã nói ở phần trên); xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng, phƣơng pháp thực hiện.

Mục tiêu là cái đích nhắm tới, đạt đƣợc. Xác định mục tiêu đúng hƣớng thì các hoạt động tiếp theo trong quá trình dạy học cũng sẽ đúng hƣớng. Khi xác định mục tiêu, cần xác định sao cho phù hợp với việc đạt đƣợc mục đích của môn học. Mục tiêu rạch ròi, cụ thể về kiến thức và kĩ năng, tránh những mục tiêu chung chung, không đi sâu sát vào đối tƣợng. Mục tiêu hình thành rõ về mặt kiến thức và về mặt kĩ năng, đồng thời xác định luôn về mục tiêu tích hợp văn hóa. Ví dụ, khi dạy bài “Chiến thắng Mtao Mxây”, bên cạnh mục tiêu giúp học sinh hiểu đƣợc ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của ngƣời anh hùng trong đoạn trích thì giáo viên hƣớng thêm mục tiêu là thấy đƣợc cuộc sống của ngƣời Tây Nguyên trong buổi đầu xây dựng bộ tộc. Nhƣ vậy, học sinh sẽ hiểu rõ nét hơn về mục tiêu thứ nhất.

Sau khi xác định đƣợc mục tiêu dạy học, giáo viên lên kế hoạch cho học sinh và chính bản thân mình cần chuẩn bị những gì cho giờ dạy học. Thiết kế giáo án tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG yêu cầu giáo viên lựa chọn sắp xếp kiến thức cơ bản theo định hƣớng dạy học. Nhƣng giáo viên không nên quan niệm tích hợp văn hóa là tích hợp thêm một nội dung, phải xác định thêm một nội dung trong bài học mà nội dung cơ bản vẫn là tri thức văn học nhƣng đƣợc khái quát, nhìn nhận bằng góc nhìn văn hóa.

Ở mỗi bài dạy, yếu tố văn hóa có thể tƣờng minh hoặc tiềm ẩn, vì vậy, ngƣời giáo viên lựa chọn phƣơng pháp phù hợp với từng nội dung cơ bản của bài học. Có thể sử dụng dạng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, giải thích, diễn giảng… để tích hợp tri thức văn hóa trong bài học.

Khi củng cố, vận dụng kiến thức cho học sinh, giáo viên khắc sâu, củng cố tri thức bài học bằng hệ thống câu hỏi khái quát, hệ thống hóa tri thức văn học và cả tri thức văn hóa. Với dạng câu hỏi này, học sinh vƣơn tới từ góc nhìn văn hóa, hiểu văn học nhờ văn hóa. Nhƣ vậy, khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, giáo viên sẽ phải dành nhiều tâm lực, tài năng cho thiết kế, bởi thiết kế thể hiện rõ nhất chiến lƣợc giảng dạy mà giáo viên hƣớng đến.

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 51)