Không biến giờ dạy học VHDG thành giờ dạy văn hóa

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 51 - 117)

7. Bố cục luận văn

2.2.1.5.Không biến giờ dạy học VHDG thành giờ dạy văn hóa

Khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, giáo viên ý thức rằng đó vẫn là một giờ dạy học văn chứ không phải là một giờ dạy tri thức văn hóa. Vì vậy, khi thực hiện phƣơng pháp này, tránh việc biến giờ dạy học văn thành một giờ dạy văn hóa.

Để tích hợp tốt tri thức văn hóa trong giờ dạy học VHDG, giáo viên thực hiện nhuần nhuyễn phƣơng pháp tích hợp khi khai thác các tri thức văn học, không nên quá sa đà vào tìm hiểu khai thác tri thức văn hóa, làm nhƣ vậy, bài học sẽ rời rạc, vụn vặt hoặc quá mở rộng vấn đề, xa rời tác phẩm văn học. Ví dụ, bài “Uy-lit-xơ trở về”, tri thức văn hóa cần tích hợp là vì sao ngƣời Hy Lạp lại đề cao trí tuệ, từ đó lý giải thái độ điềm tĩnh của Pê-nê-lốp trong ngày chồng trở về, và tại sao vợ chồng lại trải qua một cuộc đấu trí trƣớc khi đoàn tụ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, văn hóa là một vấn đề rộng, giáo viên lựa chọn tri thức văn hóa thực sự thể hiện bản chất văn học của tác phẩm, là nội dung cơ bản ảnh hƣởng đến mục tiêu đặt ra cho bài học để lý giải cắt nghĩa tác phẩm. Chú ý là tránh khai thác tri thức văn hóa rồi liệt kê xem tác phẩm chứa đựng những tri thức văn hóa gì, điều này sẽ gây mất thẩm mĩ cho giờ dạy học cũng nhƣ làm mất giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.

Khi dạy, ngƣời giáo viên chú ý đến mức độ tích hợp văn hóa vào bài dạy, tích hợp sao cho giờ văn không bị loãng mà lại nâng cao đƣợc hiệu quả cảm thụ văn. Khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG nên có cách nhìn, cách nghĩ mới để

nghiên cứu kĩ và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Hiệu quả của một giờ dạy học văn là hƣớng học sinh đến giá trị thẩm mĩ của tác phẩm tiềm ẩn giá trị văn hóa, tri thức văn hóa chỉ tƣờng minh khi tổng kết bài học, nếu không giờ văn sẽ biến thành giờ dạy văn hóa.

Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG không phải là một việc dễ thực hiện. Bởi vì bản chất VHDG là văn hóa mà đồng thời cũng là văn học, dạy học VHDG là dạy học văn học chứ không phải dạy học văn hóa, nhƣng tri thức văn hóa lại là yếu tố giúp học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm, giờ học VHDG đƣợc nằm trong không gian văn hóa sẽ tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh. Vậy, dạy học VHDG nhƣ thế nào mà không phải là dạy văn hóa dân gian, dạy học trong không khí văn hóa dân gian nhƣng không hoàn toàn cung cấp tri thức văn hóa mà tri thức chủ yếu vẫn là văn học, là mục tiêu hƣớng đến của ngƣời giáo viên khi đứng lớp.

2.2.1.6. Đánh giá hiệu quả giờ dạy, chất lượng dạy

a. Không chỉ đánh giá tri thức văn học mà đánh giá cả tri thức văn hóa

Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học, không chỉ nhằm phân loại chất lƣợng dạy - học mà còn nhằm điều chỉnh quá trình này theo chiều hƣớng tích cực và lành mạnh. Nội dung, phƣơng pháp đƣợc đổi mới, tất yếu việc kiểm tra, đánh giá cũng cần dƣợc đổi mới. Vì thế, khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG thì khâu kiểm tra, đánh giá cũng theo hƣớng đó.

Hình thức một bài kiểm tra gồm có phần trắc nghiệm và phần tự luận, cách thức ra đề tự luận cũng đƣợc thay đổi, gợi mở và khuyến khích tƣ duy sáng tạo của học sinh. Đồng thời việc chấm bài cũng đƣợc đổi mới cho phù hợp. Khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG có thể thực hiện những cách kiểm tra đánh giá nhƣ sau:

*) Kiểm tra nói

Đây là hình thức kiểm tra văn hóa lời nói của học sinh. Vì khi trình bày bất cứ vấn đề nào, giáo viên cũng có thể quan sát, theo dõi thái độ, hành vị lời nói của học sinh. Trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh biết lựa chọn cách biểu đạt thể hiện phẩm chất văn hóa cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng hình thức này mà chủ yếu thực hiện ở khâu kiểm tra bài cũ. Ở khâu này, chủ yếu kiểm tra lại

những tri thức đã hình thành khi giáo viên định hƣớng học sinh cắt nghĩa tác phẩm trong giờ học trƣớc, giáo viên cũng có thể dùng trong giờ học bài mới để học sinh vận dụng kiến thức cũ, so sánh với kiến thức mới tƣơng đồng, để từ đó học sinh hình thành sự xâu chuỗi kiến thức, tri thức văn học cũng nhƣ văn hóa không rời rạc mà liên kết với nhau, hỗ trợ học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc.

Vậy, kiểm tra nói là hình thức đánh giá hiệu quả giờ dạy học không chỉ có tri thức văn học mà còn có sự đánh giá kiểm tra về tri thức văn hóa. Để làm đƣợc yêu cầu này, giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, mĩ cảm, có sức gợi và vừa sức học sinh, có khả năng phân loại học sinh.

*) Bài tập

Bài tập là một dạng bài kiểm tra giúp học sinh ôn tập lại kiến thức, đồng thời mở rộng kiến thức văn học cũng nhƣ văn hóa cho học sinh. Khi ra bài tập, giáo viên không nên bỏ qua các bài tập mà SGK đã cung cấp. Giáo viên có thể đƣa thêm các bài tập ngoài SGK để học sinh làm thêm (tùy thuộc vào sự phân loại học sinh). Với cách kiểm tra này, giáo viên có thể kết hợp kiểm tra văn hóa đọc của học sinh. Xem khả năng vận dụng bài học và cách đọc những văn bản mới của học sinh thể hiện ở mức độ nào. Làm đƣợc nhƣ thế, giáo viên vừa kiểm tra đƣợc văn hóa đọc từ phía học sinh vừa tự điều chỉnh quá trình dạy học của mình.

*) Kiểm tra viết

Hiện nay, hình thức kiểm tra viết môn Ngữ văn gồm cả trắc nghiệm và tự luận, phần trắc nghiệm thƣờng không đƣợc sử dụng nhiều, nhƣng trong những bài kiểm tra trên lớp hàng ngày (kiểm tra 15’, kiểm tra 45’), giáo viên có thể sử dụng hình thức kiểm tra này để kiểm tra kết quả cảm thụ văn học của học sinh dƣới sự hỗ trợ của tri thức văn hóa. Khi ra đề, giáo viên chú ý mức độ tri thức văn hóa trong mỗi đề kiểm tra để đánh giá hiệu quả giờ dạy.

Tự luận là hình thức kiểm tra truyền thống. Cách kiểm tra này dễ dẫn học sinh đến tình trạng học tủ nếu đề quá nghèo nàn. Giáo viên có thể ra những dạng đề mang tính tổng hợp nhằm kích thích tƣ duy sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, giáo

viên tránh ra đề quá rộng, vƣợt qua trình độ của học sinh, đề phù hợp với trình độ của học sinh.

Trên đây là những cách kiểm tra nhằm đánh giá hiệu quả chất lƣợng giờ dạy. Dù dùng hình thức nào, giáo viên cũng chú ý kiểm tra cả tri thức văn hóa đã tích hợp bên cạnh những tri thức VDGH trong các bài đã học.

b. Đánh giá hiệu quả giờ dạy qua hoạt động thực tiễn

Qua điều tra khảo sát, ngƣời viết nhận thấy học sinh vẫn cho rằng VHDG xa rời hiện tại các em đang sống, vì các em chƣa thật sự rung động và hiểu sâu sắc các tác phẩm VHDG. Vì thế, khi tích hợp văn hóa trong dạy học VDHG sẽ giúp các em cảm thụ những tác phẩm cách xa các em nhiều thế kỉ. Giáo viên có thể đánh giá hiệu quả giờ dạy thông qua hoạt động của các em học sinh bằng cách quan sát, theo dõi thái độ sống của học sinh. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn kịp thời và đáp ứng nhu cầu hiểu biết văn hóa của học sinh, giúp các em sống đúng, sống đẹp.

Đồng thời, giáo viên dạy môn Ngữ văn có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về văn hóa địa phƣơng, so sánh văn hóa các vùng, đặc biệt là tạo điều kiện cho các em sống với những câu chuyện cổ tích, những khúc hát giao duyên, những sân khấu chèo mà các em đã học bằng việc diễn lại không gian văn hóa của những tác phẩm đó. Điều này củng cố trong lòng các em niềm tự hào về thuần phong mĩ tục Việt Nam, nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn những giá trị mà cha ông để lại, có bản lĩnh giao lƣu cùng các nền văn hóa khác mà không sợ bị hòa tan nền văn hóa nƣớc nhà. Trau dồi, bồi dƣỡng tri thức văn hóa qua hoạt động thực tiễn, một mặt giáo dục tƣ tƣởng, mặt khác làm giàu tri thức văn hóa, vốn văn hóa, từ đó đến gần hơn với văn học, đƣa văn học trở lại với đời sống.

Đánh giá hiệu quả giờ dạy học VHDG có tích hợp văn hóa là một việc làm quan trọng để giáo viên tự kiểm chứng mình và cố gắng phấn đấu để hoàn thiện hơn những giờ dạy tiếp theo.

2.2.2. Một số biện pháp thực thi tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường THPT ở trường THPT

2.2.2.1. Giáo viên và học sinh chuẩn bị cho giờ dạy học một cách chu đáo

a. Về phía giáo viên

Trƣớc tiên, giáo viên trang bị tri thức văn hóa cho mình, khoanh vùng văn hóa cần tích hợp và nghiên cứu các tài liệu liên quan. Nhƣ đã nói ở trên, việc trang bị tri thức văn hóa cho giáo viên bên cạnh hành động ở các cấp lãnh đạo thì tự thân giáo viên là chính. Khi làm đƣợc điều đó, giáo viên dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu bài dạy để tìm ra những địa chỉ thích hợp để có thế tích hợp văn hóa và xem xét xem nên tích hợp nhƣ thế nào. Nhƣ vậy, trong khâu chuẩn bị, giáo viên xác định đƣợc là tích hợp tri thức văn hóa trong dạy học VHDG để làm gì? tích hợp tri thức văn hóa nào trong dạy học VHDG? tích hợp văn hóa trong dạy học dạy học nhƣ thế nào? Để tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG cần chuẩn bị những gì?

Để hƣớng dẫn học sinh cùng chuẩn bị, giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm ngay từ đầu năm học, trong nhóm nên có sự phân loại học sinh. Từ đó, sau khi kết thúc mỗi bài học, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới theo nhóm đã chia. Việc này vừa làm tăng ý thức thi đua học tập vừa rèn luyện kĩ năng học và làm việc theo nhóm cho học sinh, nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhóm, lớp. Yêu cầu chuẩn bị của giáo viên có thể là phiếu học tập có sẵn những câu hỏi hƣớng đến tri thức cho bài học tiếp theo. Yêu cầu cũng có thể là một dạng câu hỏi mang tính tổng hợp, khái quát cao về một vấn đề trong bài học mới, học sinh làm nhƣ một bài tập lớn của nhóm. Hoặc yêu cầu chỉ là cung cấp tài liệu về các dị bản của văn bản sắp học, tài liệu về văn hóa có liên quan, hoặc những bài viết về phong tục - tập quán, tín ngƣỡng của một số vùng miền, học sinh nghiên cứu một số tài liệu đó và lĩnh hội tri thức cần thiết. Các yêu cầu của mỗi nhóm có thể là giống hoặc khác nhau, tuy thuộc vào lƣợng tri thức ở mỗi bài học. Giáo viên chú ý đến trình độ, sức học của học sinh để đƣa ra những yêu cầu hợp lý. Yêu cầu đƣa ra rõ ràng, trong sáng.

Khâu này cần một khoảng thời gian ít nhất là 5 phút ở cuối mỗi giờ học chứ không thể làm qua loa sau khi tiếng trống báo hết giờ vang lên nhƣ thói quen bấy lâu.

Giáo viên định hƣớng những phƣơng pháp và biện pháp sẽ sử dụng trong giờ học, dự kiến trƣớc một vài tình huống có thể xảy ra trong giờ dạy học. Đồng thời, giáo viên cũng dự trù về mặt thời gian cho mỗi phần kiến thức của bài học, phân bố thời gian sao cho hợp lý để tránh trƣờng hợp “đầu voi đuôi chuột”, dạy vội vàng khi thấy giờ học sắp hết, và không kịp thực hiện khâu hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Về phía học sinh

Học sinh nêu cao ý thức và tinh thần tự giác trong học tập. Khi chọn nhóm học tập, các em nên chọn những bạn ở gần nhà, có cùng quan điểm, sở thích để việc học nhóm thuận lợi hơn, nhƣng cũng phải tuân thủ sự sắp xếp của giáo viên để đảm bảo mức độ phân loại học sinh trong một nhóm. Học sinh thực hiện khâu này một cách nghiêm túc, và công bằng trong một nhóm. Tránh hiện tƣợng một bạn học khá, học chăm làm việc thay cả nhóm, còn các bạn lƣời thì vẫn ung dung hƣởng thành quả.

Ngoài ra, học sinh có thể tự tìm hiểu thêm các tác phẩm VHDG của địa phƣơng, tự trau dồi thêm tri thức văn hóa và văn hóa dân gian địa phƣơng bằng cách nói chuyện, tiếp xúc nhiều với các ngƣời già cả nơi mình cƣ trú, tham gia các lễ hội truyền thống do địa phƣơng địa phƣơng tổ chức trên tinh thần “chơi mà học, học mà chơi”.

Trƣớc mỗi giờ dạy học, cả giáo viên và học sinh thực hiện tốt thao tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học VHDG ở trên lớp.

2.2.2.2. Dạy học tích hợp văn hóa ở mỗi văn bản VHDG

a. Xây dựng bầu không khí văn chương và bầu không khí văn hóa trong giờ dạy học VHDG

Tình trạng học sinh thờ ơ với các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn hiện nay đã đến mức báo động. Càng học lên lớp trên học sinh càng tỏ ra không thích thú với môn văn học. Có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn nhƣ: khi mà xã hội đang đề

cao quá mức tin học, điện tử, ngoại ngữ… đã tạo ra "cơn sốt" về tin học, ngoại ngữ. Cũng có nguyên nhân nằm ngay trong chính nhà trƣờng, trong môn Ngữ văn, khi mà các phƣơng pháp dạy học không gây đƣợc hứng thú cho học sinh. Các em thờ ơ lãnh đạm với tác phẩm văn học, dửng dƣng trƣớc cái ác, cái tàn bạo... Những giờ văn chỉ còn là giờ thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo. Học xong một giờ văn, học sinh thu đƣợc cái mà họ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em không thu hoạch đƣợc gì.

Không phải đến bây giờ chúng ta mới ý thức và nhận thức đƣợc sự sút kém thảm hại về chất lƣợng dạy học văn trong nhà trƣờng. Đã đến lúc dạy văn, học văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà trƣờng mà nó trực tiếp liên quan đến chiến lƣợc phát triển con ngƣời, đến sinh mạng của cả chế độ xã hội. Dạy học Ngữ văn phải đem đến cho học sinh những tri thức, phẩm chất, tình cảm… thức tỉnh trong các em những gì vốn có trong mình, giúp cho các em phát triển và hƣớng dẫn sự phát triển đó theo một hƣớng nhất định. Môn Ngữ văn trong nhà trƣờng có điều kiện để thức dậy khát vọng trong HS. Đó là khát vọng sống cao đẹp mà mỗi giờ giảng văn từ vẻ đẹp của hình tƣợng, của ngôn ngữ mà thầy giáo có thể tạo đƣợc từ một bầu không khí văn chƣơng, không khí ngự trị của cái cao đẹp, thức dậy trong các em biết bao khát vọng sống tuyệt vời. Trong dạy học văn, tạo bầu không khí văn chƣơng là rất quan trọng trong việc kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn chƣơng. Việc gây hứng thú cho các em tùy thuộc vào tài năng sƣ phạm, lòng nhiệt tình của ngƣời giáo viên, giáo viên sử dụng những thao tác, biện pháp, phƣơng pháp đế tạo hứng thú cho các em. Ví dụ thao tác đọc diễn cảm tác phẩm văn chƣơng là một trong những thao tác quan trọng trong việc tạo bầu không khí cho lớp học.

Bầu không khí văn chƣơng có thể thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng văn. Đó là một bầu không khí cởi mở dân chủ, bầu không khí đối thoại. Bƣớc vào giờ giảng là bƣớc vào một không khí đƣợc sẻ chia, đƣợc trao đổi, tâm tƣ, ở đó,

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 51 - 117)