0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 25 -27 )

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một danh từ đƣợc ngƣời Nhật mƣợn trong kho từ vựng của Trung Hoa để dịch chuyển một thuật ngữ của ngƣời Châu Âu là danh từ “culture” trong tiếng Anh và tiếng Pháp, “kultura” trong tiếng Nga, “kultur” trong tiếng Đức. Gốc của những từ này bắt nguồn từ tiếng Latinh: “cultus” có nghĩa là “trồng trọt”. Sau này nó mang trong mình hai nét nghĩa, nghĩa đen “cultus agri” – trồng trọt, nghĩa bóng “cultus animi” – trồng trọt tinh thần. Nhƣ vậy, nghĩa gốc văn hóa (culture) gắn liền với việc đào tạo, giáo dục con ngƣời hay một tập thể ngƣời để cho họ có đƣợc phẩm chất tốt đẹp, có ích cho toàn thể cộng đồng. Vậy là văn hóa không phải là cái vốn có tự nhiên mà là quá trình giáo dục, tiếp nhận của con ngƣời.

Từ văn hóa hiện nay đang dùng là một từ Hán Việt. Trong thƣ tịch cổ Trung Hoa, từ này xuất hiện khá sớm. Trong Dịch truyện của Khổng Tử thì đây là một từ ghép, bao hàm hai từ tố Văn và Hóa. Văn theo nghĩa cổ có nghĩa là sắc đẹp do màu sắc tạo ra, nhƣ màu sắc cầu vồng. Về sau, từ này đƣợc dùng để chỉ vẻ đẹp con ngƣời ở mặt hình thể, tính chất, nhƣ văn thể, văn đức. Cuối cùng, từ Văn đƣợc dùng để chỉ toàn bộ vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con ngƣời, nhƣ nhân văn, địa văn. Còn từ Hóa, nghĩa cổ có nghĩa là biến đổi, sau có nghĩa là giáo hóa, tức là làm thay đổi con ngƣời từ xấu thành tốt, theo tiêu chuẩn nhân văn.

Nhƣ vậy, văn hóa - culture có nét nghĩa tƣơng đồng, đó là sự giáo dục, bồi dƣỡng tâm hồn con ngƣời. Trong đời sống hiện tại, văn hóa là một khái niệm đƣợc dùng khá phổ biến và đa nghĩa. Theo nghĩa thông dụng, văn hóa dùng để chỉ học thức (trình độ văn hóa) hay lối sống (nếp sống văn hóa). Theo nghĩa chuyên nghiệp, văn hóa chỉ trình độ phát triển của một cộng đồng ngƣời trong một giai đoạn lịch sử. Ví dụ nhƣ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn.

Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa nhƣ vậy, cho nên những định nghĩa về nó cũng thật vô cùng phong phú. Đến nay, thống kê đƣợc khoảng 400 định nghĩa khác

nhau về văn hóa, kể từ định nghĩa đầu tiên của nhà nhân học E.B. Taylo. Theo ông, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là một phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những tập quán khác mà mỗi con ngƣời có đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã hội.

- Trong cuốn “Hỏi và đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam” (Nxb Văn hóa-thông tin,2006), TS.Nguyễn Minh San đã đƣa khái niệm văn hóa của UNESCO đƣợc thông qua trong bản Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 đến ngày 6/8/1982 tại Mêhicô: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngƣỡng.”.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trang cuối của bản thảo Nhật kí trong tù đã nêu định nghĩa sâu sắc về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ vì mục đích cuộc sống, con ngƣời sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, văn học …, những cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và phƣơng tiện, phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hóa. Văn hóa là sử dụng tổng hợp mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn”. [11]

- Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H 1999 nhƣ sau: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất tinh thần do con ngƣời sáng tạo trong quá trình hoạt động thực tiễn thông qua các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội”.

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa chiến đấu phát triển dài mấy nghìn năm, kết tinh cuộc đấu tranh từ đời này qua đời khác chống các thế lực xâm lƣợc và chống những tai họa thiên nhiên, xây dựng đất nƣớc và cuộc sống của mình. Hạt nhân của nền văn hóa ấy là tình yêu tổ quốc, yêu quê hƣơng, là tinh thần hi sinh vì nƣớc, là phẩm giá con ngƣời, là quan hệ họ hàng, làng xóm đất nƣớc nhƣ trong câu

ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhƣ vậy, văn hóa mà ngƣời viết muốn tích hợp trong quá trình dạy học VHDG chính là những yếu tố trên.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 25 -27 )

×