Lý thuyết tích hợp

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 30 - 36)

7. Bố cục luận văn

1.3. Lý thuyết tích hợp

1.3.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn

Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn không đơn thuần là sự “lắp ghép”

hay “ghép nối” một cách máy móc giữa các môn học mà là sự kết hợp chúng một

cách nhuần nhuyễn. “Tích hợp là sự phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau, nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”[3]. Từ việc sử dụng tri thức và kỹ năng của Tiếng việt để giải mã văn bản, từ việc giải mã văn bản đến việc tạo lập văn bản, đồng thời có kiến thức về hai môn còn lại. Khi chúng ta chọn kiểu văn bản để tổ chức dạy học và lấy loại thể để xây dựng chƣơng trình cho

phân môn Văn đã thể hiện nguyên tắc tích hợp. Bởi kiểu văn bản và loại thể văn học có sự tƣơng đồng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn: Tác phẩm nghị luận của văn học và văn bản nghị luận của Làm văn là trùng nhau, văn bản biểu cảm ở Làm văn lại tƣơng đồng với tác phẩm trữ tình của phân môn Văn… Nhƣ vậy, việc tích hợp nội dung dạy học của ba phân môn có cơ sở chung là nền tảng ngôn ngữ và văn bản tạo điều kiện thuận lợi để chúng đắc lực bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ giá trị của nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy học, khi dạy một văn bản văn học GV cần hƣớng dẫn HS khai thác tối đa yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em nhìn nhận rõ đƣợc ý nghĩa, vai trò, tác dụng của học tiếng Việt trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm. Trên cơ sở đó, khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm, đặc trƣng của một thể loại nhất định các em sẽ biết cách thức, phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm theo thi pháp thể loại. Làm đƣợc nhƣ vậy là chúng ta đã tích hợp Văn với phƣơng pháp dạy Làm văn kiểu bài phân tích, bình giảng văn học.

Trong giờ học tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp thể hiện khi cung cấp một đơn vị kiến thức ngôn ngữ nhƣ mối liên hệ với các tác phẩm đã học và đang học, quan hệ giữa yếu tố tiếng Việt trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, với việc vận dụng một cách thành thạo nghe hiểu, đọc hiểu, nói và viết đúng tiếng Việt, đúng ngữ pháp. Trong Làm văn, văn bản văn học là ngữ liệu đƣợc khai thác theo những yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng Làm văn. Nhƣ vậy, một lần nữa, tác phẩm văn học ấy lại đƣợc phân tích, soi sáng dƣới góc độ của việc xây dựng bố cục, kết cấu các ý, các đoạn diễn đạt thành văn và trình bày để đạt mục đích của một kiểu văn bản. Khi tạo lập kiểu văn bản rõ ràng HS cần phải tổng hợp các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt. Ngƣợc lại kỹ năng giao tiếp và thực hành của tiếng Việt và Làm văn sẽ giúp các em nghe hiểu, đọc hiểu văn bản một cách tốt hơn. HS sẽ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học trình bày ý kiến lĩnh hội đƣợc bằng việc thuyết trình có hiệu quả. Từ đó viết đúng các kiểu văn bản thƣờng gặp trong văn học và trong đời sống. Trong thực tế, sự tồn tại độc lập của từng phân môn là điều không thể phủ nhận. Do vậy, tích hợp mà vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của từng phân môn. Điểm mấu chốt của dạy học tích hợp là tìm ra những nét tƣơng đồng, điểm gặp nhau, hay nói

khác đi là yếu tố đồng quy giữa ba phân môn để tích hợp đƣợc thể hiện sâu sắc, cụ thể từng đơn vị kiến thức của bài học của từng vấn đề, từng thời điểm.

Ở ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), THPT đều có đầy đủ ba phân môn và đều đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, nhƣng có sự khác nhau ở mức độ tuỳ theo yêu cầu phân loại của từng cấp học. Ở cấp Tiểu học, HS tập trung học tiếng Việt là chủ yếu, còn văn học là ngữ liệu để dạy tiếng, cho nên mục đích tích hợp dựa trên bốn chức năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Đến cấp THCS, trục chƣơng trình đƣợc nâng cao hơn là các kiểu văn bản, văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản lập luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng.

Lên THPT do tƣ duy lứa tuổi đã có sự phát triển mạnh lên việc dạy tích hợp cần đƣợc vận dụng linh hoạt: Thực hiện giảm tải, tính hàn lâm về tri thức nhƣng không hạ thấp yêu cầu học vì đây là cấp học cuối cùng của nhà trƣờng phổ thông. Cấp học này nhằm mục tiêu kép: Vừa chuẩn bị cho HS ra trƣờng bƣớc vào đời, vừa chuẩn bị cho một bộ phận chuẩn bị học cao hơn. Nội dung học vấn phổ thông một mặt khép lại, bổ sung và hoàn chỉnh những nguồn tri thức đã đƣợc học ở cấp dƣới, mặt khác cần sự nâng cao và phân hoá triệt để hơn. Vì vậy, ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn vẫn có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau, nhƣng tính độc lập của từng phân môn ở cấp học này cũng cao hơn.

1.3.2. Nội dung tích hợp trong môn Ngữ Văn

Tích hợp là tƣ tƣởng, là nguyên tắc, là quan điểm trong giáo dục hiện đại. Các môn học trong chƣơng trình, SGK phổ thông đƣợc soạn theo quan điểm tích hợp là một vấn đề mới. So với các môn học khác, môn Ngữ văn có điều kiện thuận lợi để thực hiện tích hợp, vì:

- Ngôn ngữ đã đƣợc mô hình hóa và lời nói thông dụng giàu sắc thái biểu cảm là phƣơng tiện, công cụ và nội dung giao tiếp của cả phân môn Văn học, phân môn Tiếng Việt và phân môn Làm văn.

- Văn bản là tính chất chung của cả ba phân môn. Dù là bài văn, tiếng Việt hay làm văn đều là những phát ngôn hoàn chỉnh nên đơn vị hiểu đƣợc trong hoàn cảnh giao tiếp. Có thể xem tác phẩm văn học là văn bản sáng tạo, tiếng Việt là văn bản

khai thác, Làm văn là văn bản luyện tập kĩ năng trong quá trình tích hợp. Văn bản của cả 3 phân môn đều chứa đựng những mức độ khác nhau của tính khoa học, tính nghệ thuật, tính xã hội và tính sáng tạo của nó. Đó cũng là cơ sở chung để suy nghĩ về sự quy tụ những giao điểm của quá trình tích hợp.

- “Cuối cùng là sự tích hợp bên trong vừa tự nhiên vừa năng động của chủ thể giáo viên và học sinh, mà ở đó trí thông minh, sức tƣởng tƣợng, trực giác và sự suy luận tỉnh táo đóng góp rất nhiều vào con đƣờng tích hợp Ngữ văn” [17].

Trong dạy học Ngữ văn, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn vào nhau, học cái này thông qua cái kia và ngƣợc lại.

Xét đến cùng, quan điểm tích hợp đƣợc vận dụng vào chƣơng trình Ngữ văn THPT là sự kế thừa và phát triển của chƣơng trình Ngữ văn THCS và các phƣơng hƣớng chỉ đạo giảng dạy bộ môn từ hàng chục năm nay theo yêu cầu kết hợp ba phân môn để tạo nên sức mạnh tổng hợp của bộ môn. Nhƣ các nhà biên soạn chƣơng trình đã nhấn mạnh: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chƣơng trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phƣơng pháp giảng dạy” [3].

Tính chất tích hợp trong SGK Ngữ văn thể hiện nhƣ sau:

Dùng tên gọi Ngữ văn để thay thế cho các tên gọi trƣớc đây nhƣ Văn học - tiếng Việt - Làm văn, hay cách gọi môn Văn - Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt - Văn học. Nhƣ vậy, có thể thấy, với cách gọi tên Ngữ văn, chƣơng trình đã thể hiện rõ định hƣớng giảng dạy đi theo quan điểm tích hợp, liên thông kiến thức ba phân môn trên. Tích hợp ba phân môn vào trong cùng một bài dạy là nhằm mục đích hình thành bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ động, sáng tạo. Dựa trên một văn bản để dạy các kiến thức, kĩ năng của từng phân môn, giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng của các phân môn vào việc giải mã và tạo lập văn bản. Trong đó, đặc biệt chú ý tới sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nhóm kĩ năng: kĩ năng về tiếng Việt và kĩ năng về Văn học.

Dạy học Ngữ văn theo hƣớng tích hợp, quan niệm về văn bản sẽ rộng hơn, các ngữ liệu đƣợc lựa chọn đều mang tính gợi ý, không bắt buộc phải tuân theo, các câu hỏi, bài tập đa dạng, có độ phân hóa, vừa có tính tích hợp, vừa chú trọng nêu vấn đề, liên tƣởng, các câu hỏi đọc hiểu văn bản quan tâm hơn tới những yếu tố làm cơ sở cho việc đọc hiểu văn bản chứ không dừng ở những cảm nhận chung. Ngoài ra, có rất nhiều câu hỏi, bài tập mở, gắn với những tình huống trong cuộc sống, tạo tiền đề cho học sinh có phƣơng án trả lời đa dạng, phù hợp với vốn sống và ngôn ngữ của học sinh. Với hệ thống câu hỏi và bài tập đó, giáo viên có thể vận dụng để tổ chức các hình thức học tập khác nhau, có thể sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ để tăng cƣờng khả năng tƣ duy và năng lực làm việc độc lập hay hợp tác của học sinh trong học tập.

Những thay đổi nhƣ vậy là phù hợp với đặc trung môn học, theo kịp với những tiến bộ về khoa học, đáp ứng đúng những đòi hỏi của thực tiễn dạy học ở Việt Nam, tôn trọng sự phát triển tƣ duy, vốn sống và ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh có khả năng hòa nhập với xã hội, đặc biệt giúp cho các em vốn kiến thức cơ bản hiện đại của môn Ngữ văn.

Tóm lại, tích hợp trong môn Ngữ văn có thể hiểu là sự hợp nhất ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn, “hòa trộn” trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngƣợc lại. Cả ba phân môn đều dựa vào một văn bản chung để khai thác, hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu của mỗi phần trong hệ thống kiến thức của cả ba phần có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau, tránh đƣợc sự chồng chéo và thiếu tính thống nhất.

1.3.3. Các kiểu tích hợp trong môn Ngữ văn

a. Tích hợp theo từng thời điểm – tích hợp ngang:

Tích hợp ngang là sự tích hợp trong một bài học, một tiết học. Nghĩa là từ một văn bản văn học chúng ta khai thác, sử dụng những tri thức nào của tiếng Việt và Làm văn để phục vụ hiệu quả cho qúa trình đọc hiểu văn bản văn học đó. Ngƣợc lại khi dạy học Tiếng việt, Làm văn chúng ta sẽ chọn ngữ liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, và có sự liên kết giữa các phân môn để

chúng có sự phối hợp, tác động qua lại và có sự hỗ trợ nhau. Chẳng hạn, khi dạy học một bài Đọc văn cần tích hợp với các tri thức, kỹ năng tiếng Việt và Làm văn thì kỹ năng tiếng Việtlà sự sử dụng từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm và kỹ năng về Làm văn là sự kết hợp rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu luận điểm, luận chứng trong một bài văn chính luận và vận dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn nghị luận.

b.Tích hợp theo từng vấn đề - tích hợp dọc:

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức và kỹ năng đã học trƣớc đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm), cụ thể là kiến thức, kỹ năng, bài học lớp học trƣớc nhƣng cao hơn và sâu hơn. Nếu tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang) chú ý khai thác mối quan hệ giữa văn bản đang dạy với những vấn đề của phân môn khác (nhƣ từ văn bản đang học cần chú ý tới kiến thức nào, dùng kỹ năng, phƣơng pháp nào của Làm văn, tiếng Việt và ngƣợc lại) thì tích hợp theo từng vần đề còn tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ giữa nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay chính phân môn đang dạy. Nghĩa là ôn cũ, lấy cũ để củng cố phát triển, nâng cao giúp HS hiểu sâu và nhìn vấn đề một cách có hệ thống. Hƣớng tích hợp theo từng vấn đề tôn trọng tính chuyên môn hoá, tính độc lập của mỗi phân môn. Kiến thức có sự kế thừa và phát triển, cái cũ đặt nền móng cho cái mới đang dạy, cái mới đang dạy chuẩn bị cho sự tiếp thu cái mới tiếp theo. Đây không phải là một phƣơng pháp dạy học mới, bởi từ trƣớc tới nay, GV vẫn sử dụng liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, chỉ có điều việc này diễn ra lẻ tẻ, chƣa mang tính chất thƣờng xuyên của ngƣời dạy và ngƣời học. Tích hợp dọc tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc đƣa ra những vấn đề mang tính chất liên thông, tổng quát. Đồng thời giúp HS biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tƣ duy khái quát, tổng hợp và có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái chƣa biết.

Một phần của tài liệu tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học phổ thông (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)