0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Khảo sát thực tế dạy học VHDG ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -42 )

7. Bố cục luận văn

1.5. Khảo sát thực tế dạy học VHDG ở trƣờng THPT

SGK Ngữ văn 10 đƣợc xây dựng nhƣ một chỉnh thể văn hóa mở nhiều quan hệ. Ba phần Văn - tiếng Việt - Làm văn đƣợc tích hợp một cách khoa học tránh đƣợc những vƣớng mắc, dƣ thừa, trùng lặp. Phần văn học đƣợc trình bày, sắp xếp theo hƣớng tiến trình thể loại văn học, lịch sử văn học, đan xen phù hợp với bộ phận văn học nƣớc ngoài. Chƣơng trình Ngữ văn 10 gồm hai bộ phận của Văn học Việt Nam là VHDG và văn học viết. Qua nghiên cứu chƣơng trình, ngƣời viết nhận thấy: phần VHDG là kho tàng lƣu giữ đời sống tâm hồn hết sức phong phú mối quan hệ cá nhân, cộng đồng, yêu thƣơng, căm giận, khát vọng, đấu tranh, là kho tàng tri thức đủ mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội, con ngƣời, là nghệ thuật đa dạng mang đậm nét VHDG. Phần VHDG tạo điều kiện cho học sinh đọc hiểu nhiều văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau, xem xét văn học trong bản chất văn hóa. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG. Vậy khi dạy học, giáo viên cũng nhƣ học sinh đã tìm hiểu đƣợc vốn văn hóa nằm trong mỗi văn bản VHDG hay chƣa? Nếu đã thực hiện đƣợc thì thực hiện đến đâu và nhƣ thế nào? Ngƣời viết đã khảo sát giáo án của một số giáo viên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để thăm dò phƣơng pháp dạy học của các giáo viên để tìm hiểu quá trình đi từ lý thuyết (giáo án) đến thực tế (quá trình dạy học) của các giáo viên.

1.5.1. Giáo viên với vấn đề tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG

Tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là một vấn đề còn khá mới mẻ. Khi thực hiện dạy học theo hƣớng tích hợp, giáo viên gặp thuận lợi ở chỗ SGK hƣớng tri thức đọc hiểu trong mối quan hệ với văn hóa; giáo viên đƣợc tham gia các chu kì bồi dƣỡng thƣờng xuyên; đƣợc tập huấn thay sách đầy đủ; trong quá trình dạy học đƣợc tạo điều kiện dự giờ các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm; trong hè có những đợt sinh hoạt chuyên môn do Sở GD&ĐT tổ chức để giáo viên giữa các trƣờng giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và phƣơng pháp dạy học.

Vì phần VHDG nằm ở phần đầu của chƣơng trình giảng dạy nên ngƣời viết không có điều kiện đi dự giờ mà chỉ khảo sát trên giáo án của một số giáo viên và sử dụng phiếu điều tra. Sau quá trình khảo sát, ngƣời viết nhận thấy một số vấn đề sau đây:

Về phần soạn giáo án, các giáo viên còn chuẩn bị sơ sài, chƣa chịu khó đầu tƣ thời gian và trí óc vào việc chuẩn bị bài. GV còn hững hờ với khâu hƣớng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Khâu chuẩn bị chỉ ghi ngắn gọn: “dặn học sinh chuẩn bị bài mới” mà không có hƣớng dẫn cụ thể. Giáo án vẫn còn miên man, dàn trải, chƣa xác định trọng tâm của bài học, chƣa chú ý nhiều đến hoạt động của học sinh trong khâu chuẩn bị giáo án. Có giáo án hoàn toàn là câu hỏi của giáo viên và nội dung cần đạt đƣợc mà thiếu vắng hẳn dự kiến hoạt động của học sinh. Đặc biệt, ở trên phiếu thăm dò thì giáo viên đã có ý thức về tích hợp và tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, nhƣng trong giáo án thì không thể hiện đƣợc điều đó. Về phƣơng pháp, các giáo viên chỉ ghi ra một vài phƣơng pháp cơ bản, chƣa có sự xác định phƣơng pháp cho giờ dạy học theo mục tiêu và nội dung bài học.

Vì thế, khi tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG, vẫn còn một số khó khăn mà giáo viên gặp phải. Thứ nhất, còn khá nhiều giáo viên chƣa thật sự hiểu thấu đáo vấn đề tích hợp trong dạy học. Hoặc nếu có hiểu thì vẫn chỉ ở trên mặt lý thuyết, vẫn còn lúng túng trong phần thực hiện. Theo khảo sát của ngƣời viết thì có 75% giáo viên nắm rõ lý thuyết tích hợp nhƣng khi khảo sát giáo án thì không đến 50% soạn giáo án theo hƣớng tích hợp. Tƣơng tự nhƣ vậy với vấn đề tích hợp văn hóa

trong dạy học VHDG ở trƣờng THPT, các giáo viên cũng đã có ý thức tích hợp các tri thức liên môn, trong đó có văn hóa (65%). Thế nhƣng trên giáo án của họ lại không thể hiện đƣợc điều đó. Nhƣ vậy, khó khăn lớn nhất chính là ở khâu chuẩn bị và phƣơng pháp thực hiện.

Khó khăn thứ hai mà các giáo viên thƣờng gặp phải, đó chính là sự thiếu thốn về mặt tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học và sự đồng bộ trong dạy học. Tài liệu tham khảo hiện nay có một khối lƣợng rất lớn nhƣng thật sự có chất lƣợng thì đặc biệt thiếu. Đặc biệt là tài liệu về văn hóa trong nhà trƣờng, văn hóa trong môn Ngữ văn. Thiết bị dạy học trang bị cho phần VHDG còn sơ sài, chỉ có vài đĩa ghi lại các làn điệu dân ca, chèo và các bài văn về văn thuyết minh. Nếu giáo viên muốn tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG sẽ phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu một khối lƣợng khổng lồ các tài liệu về văn hóa, từ đó lọc ra những điều liên quan đến bài học. Khó khăn cuối cùng là nội dùng và chƣơng trình SGK yêu cầu tích hợp nhƣng phƣơng pháp chỉ mang tính giới thiệu, định hƣớng, chƣa chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể.

Nguyên nhân của của tình trạng trên là do hình thức tuyên truyền chƣa đi vào thực tiễn, một bộ phận giáo viên còn mang nặng khuynh hƣớng dạy học cực đoan, năng lực giáo viên không đồng đều… Vì vậy, dạy học tích hợp đòi hỏi những giải pháp cụ thể, có tính khả thi trong quá trình dạy học hiện nay.

Giáo viên nhận thức đúng tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG là một yêu cầu cơ bản của chƣơng trình SGK hiện nay. Cần chú ý tích hợp tri thức văn hóa ngay từ khâu soạn giáo án. Dành thời gian hợp lý để tích lũy tri thức văn hóa nhằm dạy tốt phần VHDG.

1.5.2. Học sinh với vấn đề tích hợp văn hóa trong dạy học VHDG

Ở cấp THPT hiện nay không có môn học văn hóa trong khi nhu cầu hiểu biết về văn hóa là hết sức cần thiết đối với học sinh. Vì thế, muốn có đƣợc tri thức văn hóa, học sinh cần tìm hiểu thêm ở các môn học nhƣ Ngữ văn, Lịch sử… Nếu nhƣ môn Lịch sử cung cấp thêm cho học sinh kiến thức văn hóa chủ yếu là văn hóa vật thể, thì môn Ngữ văn đem đến cho học sinh tri thức của văn hóa phi vật thể. Ở phần

VHDG, không chỉ cung cấp cho học sinh các văn bản văn học mà qua những giờ học có thể làm sống dậy không gian văn hóa của một giai đoạn lịch sử. Qua giờ học sử thi, không gian của những buổi kể “khan” và những con ngƣời Tây Nguyên với mái nhà rông cao chạm mây xanh, qua giờ học ca dao là không gian văn hóa của vùng đồng bằng với hò giã gạo, hò kéo lƣới, hát giao duyên… Vì thế, khi học VHDG, học sinh sẽ có điều kiện thuận lợi hiểu sâu sắc về tác phẩm VHDG cũng nhƣ nâng cao năng lực cảm thụ VHDG nói riêng và văn học nói chung, đồng thời có thêm tri thức về văn hóa truyền thống cũng nhƣ hiện đại.

Tuy nhiên, qua quá trình thăm dò, ngƣời viết nhận thấy học sinh thƣờng đánh đồng VHDG với văn học viết, không phân biệt rõ ràng giữa VHDG và văn học viết. Theo các em, cứ là văn bản văn học thì đều có nội dung rất sâu xa, khó hiểu, trừu tƣợng và đa nghĩa; đã là văn bản văn học thì tiếp cận văn bản nào cũng nhƣ văn bản nào, bất kể VHDG hay văn học viết. Nên khi tìm hiểu bất cứ văn bản VHDG nào đều phải tìm tòi chi tiết nhằm phân tích lý giải và nắm bắt chiều sâu nội tâm tâm lý nhân vật. Khi đƣợc hỏi “các em gặp khó khăn gì khi học VHDG?” thì rất nhiều em trả lời là: có nhiều từ trừu tƣợng khó hiểu, khó nhớ, có nhiều điển tích, điển cố, nhiều từ Hán Việt, yếu trong kĩ năng phân tích, nắm bắt nội tâm nhân vật ở cả ca dao và truyện cổ tích, có em còn cho rằng VHDG khô khan, khó nhớ, phải suy nghĩ, suy diễn mới hiểu hết đƣợc ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Từ đó, ta có thể thấy, học sinh đang lẫn lộn kiến thức văn học, vẫn chƣa có ranh giới rõ ràng giữa hai bộ phận VHDG và văn học viết dù rằng các em mới học ở đầu năm học. Có một số học sinh còn cho rằng không thích học Văn, thế nên giáo viên dạy cái gì, đƣa thêm nội dung gì trong giờ học cũng không cần thiết và cũng không biết.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do thái độ thờ ơ với môn Ngữ văn cũng nhƣ các môn khoa học xã hội, lối sống vô cảm với thế giới xung quanh nên thấy “VHDG khô khan, không thực tế, xa rời hiện tại mà em đang sống” (một học sinh trƣờng THPT thị xã Cao Bằng). Thêm nữa, hầu hết các em học sinh đều là học sinh miền núi, thiếu điều kiện học hành, tài liệu tham khảo và thiếu điều kiện tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông khác… thế nên các em nghèo tri thức văn hóa,

một số giáo viên lại lúng túng trong việc tích hợp các nội dung khác trong một giời dạy học VHDG dù rằng họ ý thức rất cao về điều đó. Vì vậy, học sinh cần có một khâu chuẩn bị bài cẩn thận, đầy đủ bằng cách đọc kĩ phần chú thích và tham khảo tri thức đọc hiểu của văn bản VHDG, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên vận dụng kiến thức liên môn để hiểu sâu hiểu đúng về tác phẩm. Ngoài ra, học sinh có thể tự tổ chức tìm hiểu về văn hóa VHDG của địa phƣơng bằng hình thức điền dã, từ đó có sự so sánh đối với các văn bản VHDG trong SGK và các tƣ liệu khác.

Nhƣ vậy, thực tiễn dạy học VHDG còn nhiều vấn đề trăn trở. Trong đó, đối với giáo viên, phần gặp lúng túng nhiều nhất chính là phƣơng pháp dạy học. Thế nên, đây sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp dạy học ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 2

ĐỊNH HƢỚNG TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƢỜNG THPT

2.1. Nguyên tắc của việc đề ra phƣơng hƣớng và biện pháp để thực hiện tích hợp văn hóa trong dạy học văn học dân gian ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -42 )

×