0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Văn hóa trong văn học dân gian

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 27 -30 )

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Văn hóa trong văn học dân gian

Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thế giới, thì văn học là hoạt động lƣu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có đƣợc những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng nhƣ của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đƣờng tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đƣờng tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.

Văn hóa bao gồm nhiều phƣơng diện: chính trị, kinh tế, lễ nghi, phong tục tập quán, nghệ thuật, tôn giáo… song, dù rộng lớn đến đâu thì điểm gặp gỡ của văn học và văn hóa cũng chính là ở chỗ: Mọi biểu hiện của cuộc sống đều trở thành đối tƣợng của văn học. Nếu văn hóa là mảnh đất nảy sinh và nuôi sống văn học thì văn học sẽ góp phần tạo tầm vóc và bản sắc cho văn hóa. Trong văn học, văn hóa vừa lƣu giữ những giá trị vĩnh cữu, vừa tiếp tục mang hơi thở mới của thời đại.

Văn hóa trong văn học là văn hóa phi vật thể. Tác phẩm văn học chƣa đựng yếu tố văn hóa có thể là tƣờng minh, nhƣng cũng có thể là ở dạng tiềm ẩn. Văn hóa để lại dấu ấn trong văn học một cách sâu đậm. Đó không phải là sự kí gửi để văn học thể hiện vai trò phát ngôn. Hay nói cách khác, khởi nguyên của “sáng tác văn học trƣớc hết là một hành động văn hóa”. Tác phẩm văn học, sự kiện văn học là một loại “chứng tích văn hóa”[32]

Mối quan hệ giữa văn học với văn hóa và ngƣợc lại giữa văn hóa với văn học là mối quan hệ tƣơng tác. Tìm hiểu văn hóa của một dân tộc, hiểu một dân tộc thì hãy đến với dân tộc ấy. Vì thế, không thể không hiểu văn học ngoài cái mạch nguyên vẹn của văn hóa, vì các tri thức văn hóa đƣợc thể hiện trong mỗi tác phẩm đều giúp

học sinh hiểu đúng văn chƣơng, nâng cao giá trị thẩm mĩ văn chƣơng lên một tầm cao mới. Với chƣơng trình SGK Ngữ văn 10, phần văn học gồm các tri thức văn hóa thuộc bộ phận văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam và phần văn học nƣớc ngoài. Trong phạm vi đề tài này, ngƣời viết chỉ đề cập đến văn hóa trong bộ phận văn học dân gian ở SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn).

Trong SGK Ngữ văn 10, sau bài khái quát về VHDG, các bài học đƣợc sắp xếp theo thể loại. Học sinh sẽ đƣợc tiếp xúc với thể loại sử thi (sử thi Đăm Săn - Đoạn trích Chiến thắng M’tao M’xây), truyền thuyết (truyện An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu - Trọng Thủy), truyện cổ tích (Tấm Cám), truyện cƣời (Tam đại con gà, Nhƣng nó phải bằng hai mày), truyện thơ (Tiễn dặn ngƣời yêu), ca dao (ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa và ca dao hài hƣớc).

Sự thay đổi phần VHDG ở SGK Ngữ văn 10 đã tạo nên diện mạo VHDG tiêu biểu. Đây là kho tàng lƣu giữ đời sống tâm hồn dân tộc hết sức phong phú, đồng thời là kho tàng tri thức thuộc lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội và con ngƣời.

Nét đặc biệt của VHDG là gắn liền với văn hóa tâm linh. Ngời xƣa vừa sống trong hiện thực vừa sống trong thế giới do mình tƣởng tƣợng ra. Vũ trụ và thiên là sự gắn bó tất yếu với cuộc sống. Tuy vậy, không phải lúc nào họ cũng khám phá hết, hiểu hết bản chất vũ trụ và thiên nhiên vốn là vô biên, vô cùng. Vì thế, họ tìm cách giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội bằng thế giới tôn giáo. Họ cho rằng, tồn tại bên cạnh cuộc sống của họ, sáng tạo ra thế giới này là do các vị thần, vị thánh có tình cảm giống con ngƣời. Hiện tƣợng kỳ ảo trong văn học dân gian xuất phát từ thế giới quan tôn giáo đó. Và nhƣ truyền thuyết An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu - Trọng Thủy, tài năng chế tạo nỏ và bắn cung của ngƣời Việt đƣợc tƣởng tƣợng thành móng rùa thần Kim Quy. Sự xuất hiện của cây thần “smuk” trong bài ca Đăm Săn tƣợng trƣng cho kỷ cƣơng gia đình không gì lay chuyển nổi; hoặc trong cuộc chiến với M’tao M’xây, ông trời đã cho Đăm Săn cái chày mòn ném vào vành tai hắn để chiến thắng kẻ thù với sức mạnh của con ngƣời, vừa là của thần linh. Cô Tấm thì đƣợc Bụt hiện lên giúp đỡ…Vũ trụ, thiên nhiên và sự giải thích thế giới tôn giáo là đặc điểm văn hóa tâm linh trong buổi bình minh nhân loại.

Các văn bản VHDG còn ẩn chứa tri thức văn hóa phong phú và đa dạng hơn. Trong đó, phong tục tập quán là biểu hiện cụ thể của sinh hoạt đời sống giàu giá trị văn hóa truyền thống. Có thể thấy điều ấy qua truyện cổ tích, ca dao. Cái ý vị tinh tế ấy tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc.

Phần văn học dân gian còn cung cấp cho học sinh những tri thức về nhà nƣớc, xã hội dân gian. Sử thi Đăm Săn là buổi đầu hình thành chế độ thị tộc bộ lạc là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng một cách sâu sắc. Xã hội của Đăm Săn là thời kì tù trƣởng có đến hàng nghìn nô lệ, nô lệ sản xuất cho chủ và số phận nô lệ do chủ định đoạt. Nhƣng nô lệ yêu quý tù trƣởng bởi họ xem tù trƣởng nhƣ ngƣời đại diện cho mình. Đăm Săn là tù trƣởng có khả năng thúc đẩy, tổ chức xã hội trong buổi đầu hình thành ấy. Hiểu tri thức này cũng là để học sinh thấy vì sao xã hội Đăm Săn không có mâu thuẫn giữa tù trƣởng và nô lệ, đồng thời còn biểu hiện tinh thần vì cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên. Theo dòng lịch sử, truyền thuyết, truyện cổ tích lần lƣợt làm sống lại xã hội với tổ chức phong kiến phân chia giai cấp cùng tình yêu, khát vọng và đấu tranh. Cội rễ ấy chứng minh truyền thống văn hóa dân tộc Việt mà là truyền thống xây dựng, bảo vệ đất nƣớc là khao khát sống đẹp, sống nhân văn.

Con ngƣời Việt Nam trong VHDG cũng là biểu hiện của văn hóa ứng xử kín đáo, thân tình. Khi giao tiếp họ dùng những biểu tƣợng trong đời sống nhƣ: “tấm lụa đào”, “củ ấu gai”, “sao hôm sao mai”, “gừng cay-muối mặn”… để diễn tả, bộc lộ tình cảm. Tất cả đều quen thuộc, gần gũi với đời sống lao động của ngƣời bình dân.

Những tri thức văn hóa biểu hiện trong bộ phận văn hóa dân gian thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, muôn mầu, muôn vẻ. Song, nét nổi bật của văn hóa dân gian là tinh thần cộng đồng cao, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, không gian văn hóa của VHDG là sân đình, cây đa, bến nƣớc, đƣờng làng… Tất cả gắn với đất nƣớc của những con ngƣời hiếu hòa, giản dị.

Về hình thức lƣu truyền VHDG mang đậm tính tập thể, tính truyền miệng. Phƣơng thức truyền miệng là phƣơng thức duy nhất của VHDG “trong điều kiện

một thị tộc, một bộ tộc, chƣa có chữ viết thì văn học dân gian của thị tộc, bộ tộc, ấy không thể có một phƣơng thức sáng tác nào khác ngoài phƣơng thức truyền miệng” [9]. Chính vì vậy, VHDG là “văn học sinh hoạt”. Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào, nó yêu cầu chúng ta sống lại với không khí nuôi dƣỡng và sáng tạo ra nó. Cùng lao động, cùng mở hội, cùng kết bạn… sáng tác VHDG không phải để đọc mà để kể, thơ dân gian là để hát hò… Một câu chuyện, một điệu hò đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, từ địa phƣơng này đến địa phƣơng khác… Sức sống đặc biệt của VHDG chính là sức sống “động”. Mặt khác, những sáng tác VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể . Tính cá nhân dƣờng nhƣ mờ đi mà chỉ giữ lại những nét chung của cộng đồng. Nhƣ vậy, tính truyền miệng, tính tập thể là đặc trƣng cơ bản chi phối quá trình sáng tạo và lƣu truyền tác phẩm VHDG, “thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng”[1]. Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của những ngƣời lao động (vui chơi, ca hát, tập thể, lễ hội…). Đây là biểu hiện “văn học dân gian” trong mối liên hệ với văn hóa dân gian.

Tri thức văn hóa đƣợc tích lũy trong VHDG là những yếu tố đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bức tranh đời sống với đủ các mặt tự nhiên xã hội, con ngƣời hiện lên một cách phong phú, sinh động. Tri thức văn hóa dân gian là mạch nguồn nuôi dƣỡng văn học dân gian.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 27 -30 )

×