Kiểm tra độ giảm khối lượng của trứng trong quá trình p

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 106 - 107)

- Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nở

4.4.2. Kiểm tra độ giảm khối lượng của trứng trong quá trình p

Nước không chỉ bay hơi từ trứng do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài. Trong quá trình phôi phát triển cường độ trao đổi chất cũng có một ảnh hưởng lớn tới độ bay hơi nước từ trứng, nhất là ở nửa sau của quá trình ấp.

Một quả trứng không được thụ tinh thì lượng nước bay hơi từ trứng xảy ra tương đối đều từ đầu tới cuối đợt ấp. Trứng có phôi tỷ lệ bay hơi nước về cuối quá trình ấp tăng lên. Khi bắt đầu ấp, nước bay hơi từ trứng chỉ đơn thuần theo tính chất lý học tức là phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió ở trong máy ấp. Khi phôi đã lớn hơn và các màng của phôi bắt đầu hoạt động thì càng ngày sự bay hơi nước càng mang tính chất sinh lý nghĩa là phụ thuộc vào thể trạng và cường độ trao đổi chất của phôi.

Khi màng niệu nang đã khép kín, bao bọc toàn bộ mặt trong trứng thì phôi càng phát triển tốt và trao đổi chất mạnh bao nhiêu thì nước từ trứng sẽ bay hơi nhanh bấy nhiêu. Trong từng giai đoạn ấp thể hiện mức độ trao đổi chất và sức phát triển của phôi.

Nếu trứng bị mất nhiều nước vì bay hơi trước khi vào ấp thì tỷ lệ nở sẽ kém vì phôi khó phát triển. Các trứng mất ít nước trước khi ấp sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn nhiều.

Đặc biệt trong khi ấp cần theo dõi và kiểm soát được độ bay hơi nước từ trứng. Trong suốt quá trình ấp cho tới lúc nở, trứng giảm từ 11 - 13% khối lượng. Tuy nhiên không thể chỉ chú trọng tới độ giảm khối lượng chung của cả quá trình ấp bởi vì độ giảm khối lượng trứng trong từng giai đoạn mang ý nghĩa rất khác nhau.

Khi mới bắt đầu ấp nước bay hơi đi từ lòng trắng nơi tập trung dự trữ nước cho phôi sử dụng. Vì vậy phải giữ tới mức tối đa để trứng khỏi bị bay hơi mất nhiều nước, tăng lượng nước mang các chất dinh dưỡng từ lòng trắng và lòng đỏ đưa vào cho phôi. Làm giảm độ bay hơi nước từ trứng trong những ngày ấp đầu tiên cũng là làm giảm lượng nhiệt mà trứng bị mất (do nước bay hơi lấy đi).

Do đó tỷ lệ giảm khối lượng bình quân không nên vượt quá 14%.

Màng niệu nang phát triển tới lúc bắt đầu bám vào mặt trong của vỏ trứng (khoảng 6 ngày ấp) thì bắt đầu bay hơi nước từ trong khoang của nó. Màng niệu nang càng lớn, càng phủ kín từ màng niệu nang sẽ tăng dần lên. Khi màng niệu nang đã khép kín ở đầu nhọn của trứng thì nước bay hơi đi hoàn toàn là nước từ màng niệu nang. Đây là nước đã tham gia vào quá trình trao đổi chất, đưa các chất đinh dưỡng vào cho phôi và sau đó phôi thải vào khoang của nàng niệu nang mang theo các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất có hại cho phôi.

Do đó, nước từ màng niệu nang mất đi không ảnh hưởng xấu tới dinh dưỡng của phôi mà ngược lại. Nước từ màng niệu nang bay hơi đi tạo chỗ để phôi tiếp tục thải cặn bã vào khoang. Phôi càng lớn, phát triển càng tốt sẽ tiêu thụ càng nhiều thức ăn làm giảm nhanh chóng khối lượng của lòng trắng và một phần lòng đỏ. Đồng thời phôi cũng sẽ thải càng nhiều chất cặn bã.

Nếu sự bay hơi nước từ màng niệu nang bị giảm đi thì không chỉ làm cản trở việc thải các chất độc hại từ cơ thể phôi mà còn làm giảm lưu lượng nước đưa thức ăn từ lòng trắng và lòng đỏ vào cho phôi. Vì vậy, phôi dừng phát triển và nếu kéo dài thì phôi sẽ bị chết.

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)