- Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nở
3.2.3. Tỷ lệ nuôi sống
Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ phần trăm giữa số con sống đến cuối kỳ và số con đầu kỳ. Có thể sử dụng công thức (11) để tính tỷ lệ nuôi sống. Số con sống đến cuối kỳ Tỷ lệ nuôi sống = 100 (11) Số con đầu kỳ - Một số yếu tốảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của chim chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. + Yếu tố di truyền
Yếu tố dị truyền bao gồm kiểu di truyền và phương pháp nhân giống
Mỗi giống, dòng, hay cá thể chim đều được thừa hưởng các kiểu gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về sức sống và khả năng chống bệnh, chính vì vậy chúng sẽ có sức sống và khả năng chống bệnh khác nhau, dẫn đến tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau.
Giao phối đồng huyết sẽ dần làm giảm sinh lực và sức sống của đời con. Không những làm giảm khả năng sản xuất mà còn làm giảm sức sống và khả năng chống bệnh, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Hệ số di truyền (h2) của tính trạng này tương đối thấp (0,10 – 0,33) nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường sống.
+ Yếu tố ngoại cảnh
Nhiệt độ cao hay thấp so với yêu cầu của con vật đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, chim phải huy động năng lượng để chống rét, duy trì thân nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, cơ thể không còn tự điều tiết được, thân nhiệt thay đổi làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Đây là cơ hội tốt cho các bệnh phát sinh làm cho chim yếu ớt và có thể chết. Nhiệt độ thấp cực kỳ nguy hiểm đối với
chim con. Ngược lại, nhiệt độ cao sẽ làm cho chim bị chết vì choáng nóng. Những giống, dòng, cá thể có năng suất càng cao thì khả năng chịu nóng càng kém hơn. Khí hậu nóng với độ ẩm cao sẽ làm khả năng thông thoáng của chuồng nuôi kém hơn. Thông thoáng chuồng nuôi không tốt sẽ làm tăng hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi. Điều này sẽ làm tăng các bệnh tật khác nhau làm giảm sức sống của chim, tăng tỷ lệ chết.
Chăm sóc đàn chim không đúng qui trình kỹ thuật như mật độ nuôi quá cao, thời gian và cường độ chiếu sáng không hợp lý, chăm sóc lớp độn chuồng không tốt, máng ăn, máng uống không đầy đủ, không đảm bảo vệ sinh… đều làm giảm tỷ lệ nuôi sống của đàn chim.
Thực hiện nghiêm túc qui trình vệ sinh thú y như sát trùng chuồng trại và trang thiệt bị chăn nuôi; định kỳ phòng các bệnh truyền nhiễm sẽ giúp cho đàn chim luôn khoẻ mạnh. Tỷ lệ nuôi sống sẽ tăng cao.