Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 94 - 96)

- Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nở

3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt

a. Loài, giống, và giới tính

Thông thường như một quy luật, con trống thường nặng hơn con mái, chim cút thì ngược lại, con mái nặng hơn con trống. Ngay trong cùng một loài, sự khác biệt về khối lượng giữa các giống cũng rất lớn.

Ngoài ra người ta còn nhận thấy khối lượng của chim còn khác nhau theo tuổi và theo cá thể. Khối lượng chim thường tăng dần suốt năm đầu.

b. Tốc độ sinh trưởng

Để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu như sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.

Tốc độ sinh trưởng của chim phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loài, giống, giới tính, đặc điểm di truyền của mỗi cá thể, chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc v.v...

c. Sự phát triển của cơ lườn (cơ ngực)

Để đánh giá sự phát triển của cơ lườn, người ta thường dùng chỉ số "độ lớn góc ngực". Giữa độ lớn góc ngực, khối lượng cơ lườn và khối lượng sống của chim có mối liên quan chặt chẽ. Chim bồ câu, chim cút có góc ngực rất lớn so với gia cầm khác. Chỉ tiêu này ở đà điểu không có ý nghĩa vì chúng là chim chạy, không có xương lưỡi hái và cơ ngực.

Cách xác định độ lớn góc ngực: cố định gia cầm, hai chân kéo thẳng, đầu chúc xuống phía dưới. Một tay cầm lưng, còn một tay cầm giác kế, hai đầu giác kế đặt vào ngực ở khoảng cách đầu trước xương lưỡi hái về phía đầu 1cm và đọc kết quả ghi trên giác kế.

Khi đo cần chú ý giác kế phải giữ vuông góc với xương lưỡi hái; giác kế khép chặt nhưng không ấn chặt vào xương lưỡi hái.

d. Chi phí thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể

Thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá thành sản phẩm chăn nuôi. Chi phí thức ăn cho 1kg thịt càng thấp càng tốt.

Chỉ tiêu này ở chim bồ câu là 6,0 – 7,0 kg/kg thịt. Chim cút là 4,5-5,5 kg.

e. Mức sinh sản và tỷ lệ nuôi sống

Mức sinh sản và tỷ lệ nuôi sống của chim có ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt. Chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá sức sản xuất thịt là số kg thịt sản xuất ra từ một chim giống trong một năm, vì vậy nó phụ thuộc vào sức sinh sản của đàn giống bố mẹ và tỷ lệ nuôi sống. Mỗi chim cút cho 250 con non/năm, nếu tính mỗi con nặng 120 g, sản lượng thịt/năm sẽ là 30 kg, bồ câu nuôi sống trung bình 13 con non/đôi bố mẹ, khối lượng chim lúc ra ràng là 500g, sản lượng thịt sẽ là 6,5 kg thịt/năm/đôi.

Chương IV

P TRNG NHÂN TO

Chương này giúp học viên hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển cũng nhưđặc

điểm dinh dưỡng, hô hấp của phôi chim, kỹ thuật ấp trứng nhân tạo và những yếu tốảnh hưởng đến kết quảấp nở của trứng đà điểu và chim.

Có thể thực hiện được các thao tác trong qui trình ấp trứng chim; xử lý được những trường hợp bất thường trong quá trình ấp trứng.

Tóm tắt nội dung

- Giới thiệu vềấp trứng nhân tạo - Dinh dưỡng và hô hấp của phôi - Kỹ thuật ấp trứng chim cút và đà điểu

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)