Cũng như bất kỳ loại vật nuôi nào, muốn tồn tại, hàng ngày đà điểu và chim phải ăn một lượng thức ăn nhất định, lượng thức ăn này hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và sức sản xuất của chúng.
Các chất dinh dưỡng của cơ thể gồm các chất đa lượng: gluxit, lipit, protein, khoáng đa lượng; các chất dinh dưỡng vi lượng gồm vitamin, khoáng vi lượng. Để cung cấp cho vật nuôi khẩu phần ăn thích hợp, cần phải xác định được nhu cầu của chúng về từng chất dinh dưỡng nói trên trong khẩu phần.
2.1. NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG 2.1.1. Nhu cầu năng lượng 2.1.1. Nhu cầu năng lượng
Trong quá trình sống, đà điểu và chim luôn trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh và thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào, vì mọi hoạt động sống đều cần năng lượng, được lấy từ các chất dinh dưỡng của thức ăn mà nó thu nhận hàng ngày như gluxit, lipit, protein.
Nhờ quá trình trao đổi chất mà năng lượng trong các chất dinh dưỡng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
Năng lượng thừa sau khi sử dụng cho sinh trưởng bình thường và các hoạt động sống của con vật, một phần được tỏa ra dưới dạng nhiệt năng vàphần còn lại - tích lũy mỡ trong cơ thể. Đây là điểm rất cần lưu ý khi phối hợp khẩu phần ăn cho đà điểu và chim, nhất là trong giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ trứng, bởi vì nếu thừa năng lượng sẽ làm giảm khả năng sinh sản của chim giống.
Đối với các đàn chim thịt thương phẩm (broiler), mức năng lượng trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến chất lượng thịt, có xu hướng tỷ lệ thuận với hàm lượng mỡ trong thịt.
Hiện nay người ta tính toán nhu cầu năng lượng cho chim bằng năng lượng trao đổi (Metabolism Energy - ME):
ME = NL thức ăn - NL trong phân - NL trong nước tiểu
Nhu cầu về năng lượng trao đổi của chim được thể hiện bằng số calo (cal), kilocalo (kcal), megacalo (Mkcal) hoặc Joule (J), kilojoule (KJ), megajoule (MJ) cho một con trong một ngày đêm hay trong một kilogam thức ăn hỗn hợp.
Đơn vị đo năng lượng hay được dùng như sau:
1 kcal = 1 calorie lớn (Cal) = 1000 calorie thường 1Mcal = 1000 kcal 1 kcal = 4,184 KJ 1 Cal = 4,184 J 1 joule (j) = 0,239 cal 1 KJ = 0,239 KCal 1 MJ = 1000 KJ
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho chim, không những phải đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng mà còn phải cân đối với các chất dinh dưỡng khác như protein, axit min, khoáng và vitamin… bởi vì chim thu nhận thức ăn trước hết để thoả mãn nhu cầu về năng lượng. Do đó, khi đã thu nhận đủ năng lượng rồi thì chúng không ăn thêm nữa, mặc dù nhu cầu các chất dinh dưỡng
khác vẫn còn thiếu. Vì vậy, có thể nói năng lượng là “chìa khoá chính” cần sử dụng trong khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại chim.
Nhu cầu năng lượng cho đà điểu và chim bao gồm nhu cầu năng lượng cho duy trì và cho sản xuất.
- Nhu cầu năng lượng cho duy trì bao gồm nhu cầu cho trao đổi cơ bản (energy for basal metabolism) và cho các hoạt động bình thường (energy for normal activity).
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ hoạt động của con vật. Ở điều kiện bình thường, nhu cầu này bằng khoảng 50% cho trao đổi cơ bản.
Gia cầm sử dụng năng lượng của thức ăn trước hết thỏa mãn cho nhu cầu duy trì, sau đó mới sử dụng cho nhu cầu sản xuất.
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất bao gồm nhu cầu cho tăng trọng và cho sản xuất trứng.
a. Phương pháp tính nhu cầu năng lượng
Để tính nhu cầu năng lượng cho đà điểu và chim, người ta dựa vào nhu cầu cho duy trì và nhu cầu cho sản xuất.
- Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho chim mái đẻ
Như trên đã nói, nhu cầu năng lượng cho chim mái đẻbao gồm nhu cầu cho duy trì và cho sản xuất. Trong khi chờ đợi các nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng chim cụ thể, các nhà chăn nuôi thống nhất tạm dùng phương pháp tính toán cho gà để sử dụng cho chim cút, được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.1.Tóm tắt cách tính nhu cầu protein và ME cho chim
Nhu cầu Protein Năng lượng trao đổi (ME)
Cho tăng trọng DW(g). 0,18 0,55 (**) DW (g). 4 (Kcal) 0.80 (**) (= (g) tăng trọng . 5) Cho duy trì 0,0016. W(g) 0,55 W(kg). [(170 - 2,2.T ( oC)] Cho mọc lông W lông(*) (g). 0,82
0,55 Cho đẻ trứng W trứng (g). 0,13 0,55 DE (g) . 1,6 (kcal) 0,80 (= W trứng (g). 2 Kcal) (*) P lông thường bằng 4-7% P cơ thể (**) Hiệu quả sử dụng protein là 55%; ME là 80%
W-khối lượng cơ thể; DW - tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g).
DE-Năng suất trứng trung bình (g);
Diễn giải:
+ Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Bằng thực nghiệm, người ta xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì của chim mái đẻ phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng phương trình (1)
ME = (170 - 2,2. T)W (1)
Trong đó, ME là nhu cầu năng lượng trao đổi hàng ngày của một chim mái (Kcal); T là nhiệt độ môi trường (oC), W – là khối lượng chim (kg).
+ Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng
Trong giai đoạn từ 1-12 tuần tuổi, khối lượng chim hàng ngày vẫn tăng lên. Cứ 1 gam tăng trọng cần cung cấp 4 kcal ME, hiệu quả sử dụng năng lượng trong thức ăn của chim trung bình là 80%. Do đó nhu cầu năng lượng cho 1 gam tăng trọng là 5 kcal.
+ Nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng
Một gam trứng có giá trị năng lượng là 1,6 kcal, hiệu quả sử dụng năng là 80%, vì vậy để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal. Nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng phụ thuộc vào số lượng trứng và khối lượng trứng.
+ Công thức tính nhu cầu năng lượng cho chim mái đẻ
Từ cách tính nêu trên, chúng ta có thể tổng quát thành công thức (2) cho chim đẻ trứng. ME = (170 - 2,2T) W + 5DW + 2DE (2)
Trong đó:
ME - nhu cầu năng lượng trao đổi cho một chim (kcal). T - nhiệt độ môi trường (oC).
W - khối lượng chim (kg).
DW - tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g).
DE – năng suất trứng trung bình của một chim mái (g/ngày) (với đàn chim, bằng tỷ lệ đẻ của đàn chim nhân với khối lượng trứng trung bình toàn đàn).
Nhược điểm chung của các công thức này đều không tính đến sự khác nhau giữa các cá thể cũng như các phương thức nuôi. Vì vậy, khi ứng dụng trong thực tế, chúng ta phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể cho thích hợp.
- Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho chim thịt
Để tính nhu cầu năng lượng cho chim thịt thương phẩm, người ta cũng dựa vào nhu cầu cho duy trì và nhu cầu cho sản xuất. Nhu cầu cho sản xuất của chim thịt thương phẩm chỉ là nhu cầu cho tăng khối lượng cơ thể. Có thể tham khảo công thức (3) và (4) để tính.
ME (giai đoạn 0-3 tuần tuổi) = 128,5W0,75+ 2,5DW (3) ME (giai đoạn trên 4 tuần tuổi) = 128,5W0,75+ 3,8DW (4)
b. Những yếu tốảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng bao gồm nhu cầu cho duy trì và cho sản xuất. Nhu cầu cho duy trì bao gồm nhu cầu trao đổi cơ bản và nhu cầu cho các hoạt động bình thường khác. Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào tuổi, giới tính, giống, khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ sinh trưởng, khả năng đẻ trứng v.v… Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất.
- Tuổi
Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản ở chim tăng trong tuần đầu, sau đó đạt mức của chim trưởng thành.
- Giới tính
Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản của chim biểu thị bằng số kcal trên một mét vuông diện tích mặt ngoài cơ thể, nhu cầu của con trống trưởng thành thường lớn hơn nhu cầu của con mái trưởng thành từ 5,7 - 13% ở gà, chim cút thì ngược lại vì con trống nhỏ hơn con mái 5-10%.
- Giống
Giống khác nhau thì nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản cũng khác nhau. Nếu tính trên một đơn vị khối lượng, thường những giống hướng trứng có nhu cầu cao hơn các giống hướng thịt; các giống nhẹ cân có nhu cầu cao hơn các giống nặng cân.
- Khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường
Khối lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng cao để duy trì thân nhiệt và các hoạt đông sinh lý bình thường.
Giữa nhiệt độ môi trường và nhu cầu năng lượng của gia cầm có mối tương quan nghịch. Nói cách khác nhiệt độ môi trường càng thấp thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng tăng cao và khi nhiệt độ môi trường càng cao thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng giảm thấp.
Theo Nesheim và CS (1979), nhiệt sinh ra thấp nhất ở 35oC, ở 24oC nhiệt sinh ra trong cơ thể gấp đôi ở nhiệt độ 35oC để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Nhu cầu năng lượng của chim phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường thấp, chúng phải sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu phải sống ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì sự sinh nhiệt có thể gấp 3 - 11 lần lúc bình thường, điều này sẽ làm cho chim tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ kém hơn.
- Tốc độ sinh trưởng
Để sinh trưởng, chim cần được cung cấp năng lượng. Mỗi gam tăng khối lượng cơ thể cần cung cấp khoảng 5 kcal ME. Vì thế, những giống chim có tốc độ sinh trưởng càng cao thì nhu cầu năng lượng cũng nhiều hơn.
- Sản lượng trứng
Để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal năng lượng trao đổi, do đó năng suất trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu năng lượng càng đòi hỏi nhiều hơn.