Hệ tuần hoàn và máu

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 26 - 29)

a. Tuần hoàn

Tim đà điểu và chim có 4 ngăn giống như các động vật có vú khác. Do hay phải lấy mẫu máu hoặc viêm ven cho đà điểu nên các nhân viên y tế phải được trang bị kỹ kiến thức về phần này.

Tĩnh mạch cổ có một vị trí rất quan trọng. Cũng giống như các loài chim khác, tĩnh mạch cổ bên phải của đà điểu to hơn nhiều so với bên trái, kích thước và vị trí của tĩnh mạch cổ bên trái có thể thay đổi. Ở một số con đà điểu, tĩnh mạch cổ bên trái nối với tĩnh mạch cổ bên phải, còn một số con khác thì nó lại nối với tĩnh mạch chủ ở đầu. Động mạch cảnh chung của đà điểu xuất phát từ vòm động mạch chủ chạy lên cổ, chạy dọc theo đường mép ở phía bụng của xương sống rồi đi xuống khối cơ ở cổ.

Khu vực khác có thể lấy máu là các ven ở cánh. Điều nên nhớ là, mặc dù hệ thống tĩnh mạch ở cánh đà điểu chạy song song với động mạch nhưng cả động mạch và tĩnh mạch ở đà điểu đều khác nhiều so với các loài chim khác. Ví dụ, ở gà thì động mạch cánh sâu và các động mạch phụ nối với nhau hoặc gần như nối khít nhau ở khuỷu cánh. Còn ở đà điểu thì các nhánh của động mạch sâu và động mạch phụ không nối với nhau. Nhờ vị trí và kích thước tiện lợi nên các ven chính ở cánh đà điểu rất phù hợp để tiêm hoặc lấy máu, trong khi tất cả các ven khác thì nằm quá sâu hoặc quá nhỏ. Chỗ tốt nhất để tiêm ven là động mạch cánh, động mạch này chạy qua vùng âu cánh trên tại phần giáp với bụng, lấy ven ở vị trí này không gây tác hại tới bộ phận dễ bị tổn thương khác.

b. Máu

Máu cùng limpho và dịch mô tạo thành môi trường bên trong của cơ thể, có thành phần và tính chất lý - hoá tương đối ổn định, nhờ đó, các điều kiện cần thiết cho hoạt động sống của tế bào và mô được đảm bảo.

Chức năng

Máu thực hiện chức năng vận chuyển, điều tiết dịch thể (bằng hocmon); bảo vệ (bằng bạch cầu, kháng thể...); giữ nhiệt; ổn định áp suất thẩm thấu và độ pH trong cơ thể...

Máu chiếm tỷ lệ 10 - 13% so với khối lượng cơ thể gia chim con, khoảng 8,5 – 9,0% chim trưởng thành. Nếu bị mất nhanh khoảng 1/4 - 1/3 số máu, chim sẽ chết.

Thành phần và tính chất lý học của máu

Thành phần máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, tuổi, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng và các yếu tố khác. Trong máu chim con có 14,4% chất khô, của chim trưởng thành có 15,6 - 19,7%.

Tỷ trọng của máu chim là 1,050 - 1,060. Tỷ trọng máu có thể tăng lên khi máu bị đặc lại và giảm đi khi bị thiếu máu.

Độ nhớt của máu chim trung bình bằng 5 (4,7 - 5,5), nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu, nồng độ protein và muối. Tăng độ nhớt thường gặp khi cơ thể bị mất nước, ví dụ khi bị ỉa chảy hoặc khi tăng số lượng hồng cầu. Khi tăng độ nhớt của máu, huyết áp tăng và giảm sự khuyếch tán nước từ mao quản ra các mô, áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào nồng độ các muối tan trong đó, trước hết là muối natri clorua.

Trong máu và dịch mô, áp suất thẩm thấu tạo thành chủ yếu do NaCl, dung dịch 0,9% NaCl, tương ứng với áp suất thẩm thấu máu của động vật có vú được tính là dung dịch sinh lý. Áp suất thẩm thấu của chim bằng dung dịch 0,93% NaCl.

Độ pH: đối với động vật máu nóng, pH máu thường nằm trong khoảng 7,0 - 7,8%; đối với chim là 7,42 - 7,56.

Theo mức kiềm dự trữ trong máu có thể đoán được sức đề kháng của cơ thể, cường độ của các quá trình sinh lý. Sự dao động lượng kiềm dự trữ trong máu phụ thuộc vào sự thay đổi trạng thái sinh lý của cơ thể. Lượng protein trong huyết thanh chim tăng lên theo quá trình sinh trưởng, cao nhất ở thời gian đầu của giai đoạn đẻ trứng.

Tỷ số anbumin/globulin (hệ số protein) phụ thuộc vào lứa tuổi và sức sản xuất của chim. Ngoài protein ra, trong huyết tương còn có các hợp chất nitơ phi protein; ure, axit uric, amoniac, creatin, creatinin, chúng được gọi chung là nitơ cặn, có nồng độ tương đối lớn trong máu chim (44 mg%). Trong máu chim còn có các chất hữu cơ khác: đường, mỡ, và sản phẩm trung gian của quá trình phân giải các chất này.

Bột đường gồm glycogen và glucoza. Nồng độ gloucoza ở chim cao hơn ở động vật có vú tới 1,5 - 2 lần.

Hàm lượng glycogen và axit adenozintriphotphoric (ATP) trong máu chim tăng lên theo quá trình phát triển. Ở chim một ngày tuổi, nồng độ của ATP là 2,4 - 4,9 mg%, glycogen 24 - 27mg%; ở 150 ngày tuổi tương ứng là 7,8 - 9,4 và 45 - 52 mg%.

Các loại lipit trong máu tồn tại dưới dạng mỡ trung tính, axit béo, photphatit, cholexterin và các este của cholexterin. Khối lượng mỡ trung tính trong huyết tương chim không quá 0,1 - 0,15%. Ở chim đẻ, hàm lượng lipit lớn hơn ở chim chưa đẻ và chim trống, hàm lượng lipit tăng sau khi rụng trứng. Các hocmon hướng tuyến sinh dục có tác dụng làm tăng lipit trong máu.

Lượng canxi trong máu của chim đẻ lớn hơn so với gia súc. Phần lớn canxi trong máu nằm ở huyết thanh (10 - 12 mg%), phần nhỏ trong hồng cầu. Trong huyết thanh, canxi có 2 dạng: bị khuếch tán (60 - 65%) và không bị khuyếch tán (34 - 40%). Sự phân biệt này liên quan đến khả năng của canxi đi qua màng siêu lọc (các màng tế bào).

Phần lớn canxi bị khuếch tán nằm dưới dạng ion (Ca++) và phần nhỏ (15%) liên kết với các bicacbonat, xitrat và photphat.

Canxi không bị khuếch tán liên kết với protein huyết thanh - anbumin và globulin. Canxi có thể được giải phóng khỏi các liên kết này dưới dạng ion. Lượng canxi không bị khuếch tán trong huyết tương có thể thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng protein trong đó, chủ yếu là anbumin.

Hàm lượng ion canxi trong huyết tương và dịch mô tương đối ổn định, phụ thuộc vào lứa tuổi và sức sản xuất của chim, vào lượng canxi trong khẩu phần thức ăn. Ở chim chưa đẻ, trong máu có 9 - 12 mg% canxi. Trong huyết tương chim đẻ có trung bình 20 - 26 mg% canxi. Trong thời gian trứng rụng, khi có tác động của hocmon tuyến yên và buồng trứng, lượng canxi có thể tăng lên tới 35mg%. Sau khi đẻ trứng, lượng canxi trong máu giảm xuống 12 - 15mg%.

Ở chim non, hàm lượng canxi trong máu thay đổi không lớn. Khi trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, hàm lượng canxi trong máu chim con giảm xuống nhanh.

Photpho trong máu chim thường ở dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Tỷ lệ giữa hai dạng này là 8: 1 - 10: 1.

Photpho vô cơ hầu hết nằm trong huyết tương và phần lớn ở dạng ion. Hàm lượng photpho vô cơ trong huyết thanh chim thay đổi tương đối lớn, phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất và photpho trong thức ăn. Người ta nhận thấy có sự giảm dần nồng độ photpho trước thời kỳ sinh sản.

Photpho hữu cơ gồm photpho lipit, photpho tan trong axit và photpho nucleotit. Ngoài ra, còn có photpho của axit phitin trong hồng cầu có nhân và photpho của ATP.

Gần đến thời kỳ thay lông, hàm lượng photpho giảm xuống nhanh. Trước và trong thời gian đẻ trứng, lượng photpho tổng số trong máu tăng lên.

Cần thận trọng khi dùng các chỉ số nồng độ Ca, P trong máu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng các nguyên tố này của chim vì chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có biên độ dao động rất lớn.

Trong máu chim có nitri clorua, phân ly ra thành cation Na+ và anion Cl-. Cation K+ có một lượng nhỏ trong huyết tương. Nồng độ các ion này trong huyết tương chim cũng tương tự như ở động vật có vú. Ion natri và clo trong huyết tương nhiều hơn, còn ion kali trong hồng cầu nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như trên đã nói, các bicacbonat và photphat của natri và kali tham gia vào thành phần các hệ thống đệm của máu, giữ cân bằng axit - kiềm. Việc thải các chất thừa, chủ yếu là NaCl,

là do thận, song ở chim cường độ thải ion Na+ qua thận kém hơn so với động vật có vú. Vì vậy, khi lượng muối này quá nhiều, nồng độ natri trong máu tăng lên, dẫn tới rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, và co giật... chim bị ngộ độc muối thường chết trong vòng vài phút. Vì vậy, cần hết sức chú ý đến nồng độ NaCl trong thức ăn cho chim, nhất là trong bột cá.

Tạo máu

Thời gian tồn tại trung bình của hồng cầu chim từ 90 - 120 ngày, của bạch cầu từ 5 - 7 ngày. Có loại bạch cầu chỉ sống tất cả có vài giờ. Nhưng bình thường số lượng tế bào máu của chim tương đối ổn định.

Những cơ quan tạo máu gồm: tuỷ xương, lá lách, mô limpho và các thành phần lưới nội mô. Ở giai đoạn bào thai, gan cũng tham gia vào quá trình tạo máu. Ở tuỷ đỏ của lách xảy ra quá trình phân huỷ hồng cầu. Hồng cầu còn phân huỷ cả ở gan. Phân huỷ hồng cầu ở các cơ quan này diễn ra bằng phương pháp thuỷ phân trong các tế bào của hệ lưới nội mô. Khi đó từ huyết sắc tố, sắt được giải phóng ra khỏi tế bào. Một phần sắt được oxi hoá, chuyển vào sắc tố bilirubin, sắc tố này được thải ra khỏi cơ thể cùng với phân và nước tiểu. Phần sắt còn lại tích tụ trong tế bào của các cơ quan tạo máu và có thể dùng để tạo ra các hồng cầu mới.

Ngoài chức năng tạo máu, lách còn giữ vai trò dự trữ máu, nhờ cấu tạo hợp lý của hệ mạch máu tại đây.

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 26 - 29)