Søc s¶n xuÊt cña chim

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 80 - 83)

- Thức ăn bổ sung khoáng và vitamin

Søc s¶n xuÊt cña chim

Trong quá trình tạo giống chim nuôi, tuỳ mục đích mà người ta tạo ra các giống theo các hướng cho sản phẩm khác nhau: chuyên thịt hoặc chuyên trứng. Chim cút được nuôi để lấy cả trứng và thịt. Nuôi chim bồ câu thì chủ yếu lấy thịt nhưng chim phải đẻ tốt thì mới có khả năng nhân đàn. Như vậy, dù lấy trứng hay thịt thì khả năng sinh sản cũng đều quan trọng trong nghề nuôi chim.

Trong những năm qua, các nhà chọn giống đã đạt được những thành tựu thật đáng khâm phục, ví dụ điển hình là từ một loài chim cút hoang dại, 6 tháng tuổi mới thành thục, một năm chỉ đẻ vài chục quả trứng… người ta đã tạo ra được các giống chim cút hiện nay, chỉ 5 tuần tuổi đã có khả năng đẻ bói, đẻ từ 250 - 350, thậm chí gần 400 trứng/năm. Ở những cơ sở chăn nuôi tiên tiến, từ một con chim cút giống, có thể thu được trên 250 con chim con /năm (chỉ tiêu này ở đà điểu là 40- 50 con, và bồ câu là 12-14 con).

3.1. SỨC SẢN XUẤT TRỨNG 3.1.1. Cấu tạo trứng chim 3.1.1. Cấu tạo trứng chim

Trứng chim có “hình trứng”, đó là hình bầu dục không cân đối - hình Kassini, một đầu tù và một đầu nhọn. Trong thực tiễn, hình dạng trứng được biểu hiện bằng chỉ số hình thái (CSHT): đó là tỷ số giữa giữa đường kính lớn/ đường kính nhỏ, chỉ số này biến thiên từ 1,10 - 1,45.

Trứng gồm 3 phần: vỏ, lòng trắng và lòng đỏ với tỷ lệ tương đối giữa các phần đó ở gà là 1/6/3. Ở các loài chim khác nhau thì tỷ lệ này cũng khác nhau.

Bảng 3.1. Tỷ lệ các thành phần cấu tạo của trứng một số loài chim (%) Loại gia cầm Vỏ Lòng trắng Lòng đỏ Gà 11,6 56,8 31,6 Vịt 12.3 52,1 35,6 Ngỗng 11,4 50,2 38,4 Bồ câu 8,8 65,1 26,1

Đà điểu châu phi (ostrich) 19,7 59,4 20,9

Chim cút Nhật bản 9,1 59.3 31,6

Nguồn: J. O. Horbanczuk, 2002

Lòng đỏ chính là tế bào trứng. Tỷ lệ lòng đỏ thấp nhất là ở đà điểu (20,9%, tiếp theo là bồ câu, 26,1 %; thấp hơn rất nhiều so với các loài chim khác).

Trứng có vỏ đá vôi bao bọc, bề dày là 0,10 - 0,15mm ở chim bồ câu và chim cút, 0,32 - 0,35 mm ở trứng gà; 2,0 - 2,5 mm ở đà điểu (dày gấp 9 - 10 lần vỏ trứng gà). Bên ngoài vỏ cứng của trứng được phủ một lớp chất nhầy trong suốt (lớp mô sừng) và ở trong có màng lụa gồm hai lớp chắc. Mặt ngoài vỏ cứng hơi bóng và có “ánh” đặc biệt với mức độ khác nhau tuỳ theo trạng thái lớp mô sừng và cấu tạo của vỏ cứng. Màu của vỏ trứng thay đổi từ trắng (chim bồ câu), trắng ngà (đà điểu) hay lốm đốm nâu (chim cút). Vỏ trứng gồm chất hữu cơ, xen lẫn các muối vô cơ. Chất hữu cơ do protein, giống như keo colagen (4%) tạo thành, chất vô cơ là carbonat canxi (94%), carbonat magie và canxi photphat (1%) tạo thành.

Trên vỏ cứng có nhiều lỗ khí, có ý nghĩa quan trọng khi ấp trứng. Trong thời kỳ phôi phát triển, sự trao đổi khí giữa phôi và môi trường qua những lỗ khí này. Khi ấp trứng, phôi có thể bị chết nếu nếu số lỗ khí/ 1 cm2 ít hoặc các lỗ khí quá hẹp, vỏ quá dày. Vào cuối thời kỳ ấp, sự giảm khối lượng trứng do bốc hơi nước có vai trò quan trọng. Nếu vỏ trứng có quá nhiều lỗ khí và độ

ẩm không khí trong máy ấp thấp thì sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với phôi do mất nước quá nhiều. Ở đầu nhọn của trứng, mật độ lỗ hơi ít hơn, còn ở đầu tù thì nhiều hơn so với phần giữa của trứng. Trung bình, có 100-150 lỗ khí/1cm2.

Hình 3.1. Sơđồ cấu tạo lớp vỏ cứng của trứng chim

Dưới vỏ cứng có vỏ lụa gồm hai lớp: lớp trong gọi là lớp màng trứng, lớp ngoài dán chặt vào vỏ cứng gọi là lớp màng vỏ cứng. Ởphía đầu tù, vỏ dày hơn và ở đầu nhọn thì mỏng hơn. Giữa hai lớp này, ngay khi trứng vừa mới đẻ ra, hình thành buồng khí ở đầu tù của trứng. Hiện tượng này xảy ra do sau khi đẻ, các chất chứa trong trứng bị nguội đi và co lại do nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiều so với thân nhiệt cơ thể chim. Trong quá trình bảo quản, nước trong trứng bốc hơi nên thể tích buồng khí tăng lên. Trong thực tiễn, người ta lợi dụng hiện tượng này để đánh giá trứng tươi hay đã cũ. Khi quan sát lớp vỏ lụa bằng kính hiển vi, có thể thấy màng này là một mạng lưới gồm các sợi xếp đặt lộn xộn, do 70% chất hữu cơ (keratin, muxin), 10% chất vô cơ và 20% nước tạo thành.

Khoảng giữa lòng đỏ và vỏ chứa đầy lòng trắng, có nhiều lớp có độ đậm đặc khác nhau tạo thành. Ngay dưới lớp màng trứng là lớp loãng ngoài (khoảng 23% thể tích), sau đó là lớp đặc giữa (57% thể tích) rồi đến lớp loãng giữa (17%) và lớp đặc trong (3% thể tích), lớp cuối cùng này bọc lấy lòng đỏ. Dây chằng nằm dọc theo trục dài của trứng, nhờ có những đầu mút sợi mảnh dán chặt vào lớp này. Dây chằng do nhiều sợi protein tạo thành, những sợi này xoắn lại ở quãng giữa một phần đoạn thành hình xoắn ốc, còn theo hướng ra phía ngoài nó đi vào lớp đặc ở giữa của lòng trắng, giữ cho lòng đỏ luôn nằm ở vị trí trung tâm. Đặc biệt lưu ý rằng, thể tích của các lớp lòng trắng có thể chênh lệch khá nhiều so với các số liệu nêu ở trên. Lòng trắng trứng tươi có màu vàng nhạt, ngoài ra do có nhiều CO2 nên hơi đục. Đặc tính keo của lớp đặc ở giữa của lòng trắng là do có nhiều sợi muxin, những sợi này tạo thành cấu trúc lưới. Để đánh giá trứng, vấn đề xác định chất lượng và cấu trúc lòng trắng đặc có ý nghĩa quan trọng. Khi cấu trúc lưới bị hỏng, ví dụ do chấn động thì lòng trắng đặc trở thành loãng. Nó có phản ứng kiềm, ở nhiệt độ 600C thì đông lại, biến thành một khối trắng (lòng trắng trứng). Nó chứa gần 88% nước, 0,6% chất khoáng, các cation K, Na, Mg, Ca và Fe, các anion SO4 và Cl. Hàm lượng các sunfat tương đối cao là do có lưu huỳnh trong lòng trắng. Trong số gluxit thì có D - glucoza (gần 0,9%). Các chất protein (11%) là: albumin trứng (6,5%), globulin trứng (0,6%), muxin trứng (1,1%), và mucoit trứng (1,2%). Ngoài ra, trong lòng trắng trứng còn có lavin trứng (chất có màu vàng chứa nitơ), một lượng nhỏ photphatit, cholexterin và keratin.

Lòng đỏ nằm ở trung tâm trứng, do màng lòng đỏ bao xung quanh, vì vậy, trong điều kiện bình thường lòng đỏ không lẫn vào lòng trắng. Màng lòng đỏ mẫn cảm đối với những chấn động cơ học và khi để trứng lâu thì dần dần bị yếu đi. Ở những trứng mới đẻ, nhờ các dây chằng xoắn ốc mà lòng đỏ được cố định ở giữa trứng.

Hình 3.2. Sơđồ mặt cắt dọc quả trứng chim

Lòng đỏ hình cầu, chủ yếu do noãn hoàng tạo thành, đó là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chim con. Trong lòng đỏ sẫm có một vài lớp sáng gọi là lòng đỏ cấu tạo, ở giữa bị lõm và có hình cái nêm (latebra- rãnh lòng đỏ), ở đấy về phía cực động vật của tế bào trứng có đĩa phôi, do có tỷ trọng nhỏ hơn các vùng khác nên đĩa phôi luôn nằm ở phía trên của lòng đỏ và có xu hướng nổi lên bề mặt trên của quả trứng, nếu để lâu mà không đảo, trứng sẽ bị sát vỏ là vì thế.

Trong thực tế sản xuất, cho đến nay các nhà khoa học cho rằng, chưa có phương pháp nào cho phép phân biệt trứng có phôi hay không khi chưa ấp, vì vậy, để phân biệt 2 loại trứng trên, người ta vẫn phải dùng phương pháp cổ điển là soi trứng sau khi đã ấp được khoảng 4-6 ngày.

Lòng đỏ không hoà tan trong nước và có phản ứng kiềm, thành phần hoá học của lòng đỏ phức tạp hơn lòng trắng.

3.1.2. Thành phần hoá học của trứng

Trong lòng trắng chỉ có dấu vết mỡ và 12,1% chất khô. Mỡ có màu từ vàng nhạt đến vàng thẫm và chứa các chất triglixerit của các axít béo: palmitic, stearic, oleic và cả axit béo tự do và axit glixerinophotphoric. Ngoài ra còn chứa cholexterin không bị kiềm hoá và cả các photphat lexitin. Sắc tố vàng của lòng đỏ (vitellolutein) không phải là sản phẩm động vật của trao đổi chất mà cấu tạo từ các chất màu có nguồn gốc thực vật. Những sắc tố vàng và đỏ chứa trong lòng đỏ không phải được tổng hợp trong cơ thể gà mái mà chuyển từ thức ăn vào trứng. Tuỳ theo số lượng các sắc tố mà lòng đỏ có màu đậm hay nhạt, những màu khác nhau này là do tương quan số lượng giữa các hợp phần có màu riêng biệt quyết định. Những hợp phần chủ yếu là - lutein (hỗn hợp các chất carotinoit- xantofil và zeakxantin), carotin và flavin trứng. Chúng được hấp thu từ thức ăn thực vật, đi qua màng ruột non, qua đường bạch huyết mà vào hệ tuần hoàn và tích luỹ lại trong mỡ của cơ thể và lòng đỏ trứng.

Những thành phần chủ yếu của các chất protein lòng đỏ là: vitellin (3/4 chất protein), albumin nhân, livetin và cả những chất có chứa lưu huỳnh của hai protein này ở dạng sản phẩm thuỷ phân của chúng là tirozin, tryptophan và cystin.

Tỷ lệ các thành phần cấu tạo của trứng chim thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loài, giống, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi trứng, điều kiện bảo quản v.v…

Ở các loài gia cầm khác nhau thì thành phần hoá học của trứng cũng khác nhau. Thành phần hoá học của trứng một số loại gia cầm và chim được trình bầy trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần hoá học của trứng một số loài gia cầm và chim (%)

Loại gia cầm Nước Protein Lipit Gluxit Khoáng

Gà 73,6 12,8 11,8 1,0 0,8 Gà tây 73,7 13,1 11,7 0,7 0,8 Vịt 69,7 13,7 14,4 1,2 1,0 Ngỗng 70,6 14,0 13,0 1,2 1,2 Bồ câu 72,6 13,9 12,1 0,9 0,8 Chim cút 73,5 13,2 11,7 1,1 1,0 Đà điểu 79,2 10,5 8,1 0,8 1,4

Nguồn: Kreibich và Sommer, 2002

Bảng 3.3. Hàm lượng cholesterol (% chất tươi) và axit béo trong lòng đỏ trứng một số loài chim

Tiêu chí Đà điểu Gà tây Vịt sao Gà Chim cút

Cholesterol1 1,98 2,4 2,11 5,1-1.9 1,6 1,28 Axit béo Bão hòa Axit myristic 1,9 0,4 0,4 0,3-0,5 0,5 0,5 Axit palmitic 35,7 27,5 26,3 23-30 32,7 29,1 Axit stearic 6,1 8,9 5,5 8-10,5 15,8 9,1 Tổng số 43,7 36,8 32,2 34-40 49,0 38,7

Không bão hòa đơn tính

Axit palmitoleic 8,1 6,7 3,9 3,4-5,3 1,8 5,2

Axit oleic 30,6 39,6 53,2 41-49 28,2 41,2 Tổng số 38,7 46,3 57,1 46-53 30,0 47,0

Không bão hòa đa tính

Axit linolic 11,1 11,9 4,9 0,3-13 16,9 10,2

Axit linoleic 2,4 0,8 0,9 0,3-3,5 _ 0,4 Tổng số 17,7 16,8 10,7 4,1-17 20,9 14,3

Một phần của tài liệu Chan nuoi bo cau va chim cut (Trang 80 - 83)