Kiểm định One-Sample T-test đối với các biến quan sát thuộc Factor

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn smartphone của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố huế (Trang 65 - 67)

CL 2 Smartphone được thiết kế đẹp mắt ,703 RR2 Cảm thấy e ngại đối với chế độ bảo hành của

b) Kiểm định One-Sample T-test đối với các biến quan sát thuộc Factor

Bảng 2.12: Kiểm định One-Sample T-test đối với các biến quan sát thuộc Factor 1 (F1)

One sample t-test

N ValuTest e Mea n Sig. (2- tailed) Yếu tố

GC2 – Giá các gói dịch vụ trên Smartphone là phù

hợp 115 4 3.87 .087

TD3 – Cảm thấy hiện đại và hợp xu thế khi sử dụng

Smartphone 115 4 4.08 .200

CL1 – Smartphone có độ bền cao 11

5 4 3.72 .000

TD1 – Cảm thấy tự hào khi sử dụng Smartphone 115 3 3.49 .000

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)

Giả thiết nghiên cứu:

H0 : đánh giá của khách hàng về biến quan sát = Test value H1: đánh giá của khách hàng về biến quan sát ≠ Test value Điều kiện kết luận:

Nếu Sig. > 0.1 chưa có cơ sở để bác bỏ H0 Nếu Sig. < 0.1 bác bỏ H0

Kết quả kiểm định One-Sample T-test cho thấy, chỉ có duy nhất một biến quan sát cho kết quả giá trị Sig. là lớn hơn 0.1 (Sig. = 0.200), đó chính là TD3 – Cảm thấy hiện đại và hợp xu thế khi sử dụng smartpone. Như vậy, có thể nói rằng, ở nhóm nhất tố thứ nhất (F1), với 115 mẫu nghiên cứu và mức ý nghĩa α = 0.1 thì nhận định của khách hàng đối với các yếu tố là như sau:

GC2: Giá các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp, khách hàng chưa đánh giá quá cao đối với yếu tố này, trong mức đánh giá theo thang likert 5 mức độ thì sự đánh giá chỉ dừng lại ở mức bé hơn 4. Nghĩa là khách hàng vẫn chưa thật sự đồng ý với yếu tố Giá các gói dịch vụ trên Smartphone là phù hợp. Trong thực tế thì giá các gói dịch vụ viễn thông thì do các công ty viễn thông quy định, tuy nhiên một số dịch vụ đặc thù cần đến smartphone mới có thể sử dụng được như dịch vụ 3G thì rõ ràng mức cước là không

hề rẻ đối với một bộ phận lớn khách hàng. Do đó khách hàng chỉ đánh giá tiêu chí này ở mức trung bình và trên trung bình nhưng chưa đạt đến mức đồng ý.

TD3 – Cảm thấy hiện đại và hợp xu thế khi sử dụng Smartphone: khách hàng nhận định ở mức 4 trong thang đo likert 5 mức độ, tương đương với việc khách hàng đồng ý với yếu tố “Cảm thấy hiện đại và hợp xu thế khi sử dụng Smartphone”. Trong thời đại hiện nay thì đôi khi, người ta mua một sản phẩm không phải chỉ vì giá trị sử dụng nó mang lại, mà họ còn mua nó để khẳng định đẳng cấp của bản thân họ trong xã hội. Và các dòng smartphone là không ngoại lệ. Chúng thường được bán với giá khá cao so với mặt bằng chung của các sản phẩm điện thoại di động khác, và chúng cũng sở hữu những tính năng nỗi trội hơn các dòng điện thoại thông thường, do đó khi sở hữu một chiếc smartphone, người dùng sẽ cảm thấy mình trẻ trung, hiện đại và hợp xu thế hơn.

CL1 – Smartphone có độ bền cao: Mặc dù tính năng tiện lợi như vậy, nhưng khách hàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào độ bền của những chiếc smartphone. Thể hiện ở chỗ, nhận định của khách hàng đối với yếu tố Smartphone co do ben cao là chưa đạt đến mức 4 trong thang đo likert 5 mức độ của nghiên cứu này. Thực tế cho thấy, các dòng smartphone đa phần đều là điện thoại cảm ứng với màn hình lớn, tốc độ xử lý cũng khá cao nhưng là chạy một số chương trình hoặc phần mền khá nặng. Do đó máy hoạt động quá nhiều dễ dẫn đến tổn hại về máy, đặc biệt là pin máy dễ bị chai. Bên cạnh đó màn hình rộng khiến những va đập dù nhỏ cũng khiến cho chiếc điện thoại thông minh trở thành một thứ bỏ đi nếu vô tình làm rơi nó. Và vì thế, khách hàng vẫn còn chút e ngại đối với vấn đề độ bền của smartphone.

TD1 – Cảm thấy tự hào khi sử dụng Smartphone: như đã phân tích ở trên, smartphone luôn mang đến cho người sử dụng những cảm giác trẻ trung, hiện đại và phong cách, do đó đối với ý kiến Cảm thấy tự hào khi sử dụng Smartphone thì khách hàng cũng cho một kết quả nhận định tương tự là họ cũng đồng ý với ý kiến này. Cầm chiếc smartphone trên tay, và họ sẽ cảm thấy mình đẳng cấp hơn những người khác rất nhiều, đó chính là sự tự hào mà họ cảm thấy.

2.7.3.2. Phân tích các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Cảm nhận về chất lượng” (Factor 2)

a) Phân tích ANOVA đối với các biến quan sát thuộc Factor 2

Theo kết quả phân tích ANOVA ở bảng trên, ta có thể thấy được, trong nhóm nhân tố F2 không có biến quan sát nào có sự khác biệt khi phân tích ANOVA đối với các tiêu thức. Chính vì vậy, đối với nhóm nhân tố này, tôi tiến hành kiểm định One Sample T – Test đối với các biến quan sát thuộc Factor 2

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn smartphone của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố huế (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w