CL 2 Smartphone được thiết kế đẹp mắt ,703 RR2 Cảm thấy e ngại đối với chế độ bảo hành của
a) Phân tích ANOVA đối với các biến quan sát thuộc Factor
Theo kết quả phân tích ANOVA thì trong 4 biến quan sát trong nhóm nhân tố F1 có đến 3 biến có sự khác biệt khi phân tích ANOVA đối với các tiêu thức tương ứng. Tôi tiến hành phân tích ANOVA cho các biến đó như sau:
• Kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí thời gian sử dụng smartphone khi đánh giá cho yếu tố “GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp”
Giả thiết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng”.
H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng”.
Bảng 2.6: Kiểm định Levene
Test of Homogeneity of Variances
GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.030a 2 111 .971
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kiểm định Levene cho thấy kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa sig. = 0,971 > 0.1 ta có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “GC1 – Giá cả smartphone là phù hợp” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng smartphone” là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê tức là chưa có cơ sở bác bỏ H0. Nên ta có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
ANOVA
GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 4.138 3 1.379 2.159 .097
Within Groups 70.906 111 .639
Total 75.043 114
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.097 < 0.1 ta có thể nói sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “GC2 - Giá sử dụng các gói dịch vụ trên smartphone là phù hợp” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng Smartphone”.
Nguyên nhân mà thời gian sử dụng ảnh hưởng đến việc khách hàng cảm nhận mức giá các gói dịch vụ trên smartphone có giống nhau hay không cũng tương tự. Khi người tiêu dùng có thời gian sử dụng, họ sẽ biết những gì phù hợp nhất và những ứng dụng nào sẽ tiết kiệm chi phí nhất. Những kinh nghiệm có được trong quá trình sử dụng sẽ giúp người dùng có được lựa chọn thông minh nhất...
• Kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí thu nhập khi đánh giá cho yếu tố “TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone”
Giả thiết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thu nhập”.
H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thu nhập”.
Bảng 2.8: Kiểm định Levene
Test of Homogeneity of Variances
TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.318 2 112 .728
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kiểm định Levene cho thấy kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa sig. = 0,728 > 0.1 ta có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thu nhập” là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê tức là chưa có cơ sở bác bỏ H0. Nên ta có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 2.9: Phân tích ANOVA
ANOVA
TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.262 2 1.131 2.751 .068
Within Groups 46.034 112 .411
Total 48.296 114
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.068 < 0.1 ta có thể nói sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “TD3 - Cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thu nhập”. Thể hiện ở chỗ, nhóm khách hàng với thu nhập < 2 triệu đánh giá cao hơn hẳn đối với yếu tố “cảm thấy hiện đại và hợp với xu thế khi sử dụng Smartphone, và những người có thu nhập trung bình từ 2 – 5 triệu là nhóm khách hàng có đánh giá thấp hơn về yếu tố này. Điều này có thể được giải thích như sau: Đối với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, họ sử dụng smartphone chủ yếu với mục đích công việc, chính vì vậy, họ không quá quan tâm vào việc thể hiện đẳng cấp bên ngoài thông qua chiếc smartphone. Đối với nhóm khách hàng có thu
nhập thấp hơn, với thu nhập dưới 2 triệu /tháng, có thể do họ chưa được sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, chính vì vậy mà việc sử dụng smartphone là một điều gì đó mới mẻ hơn và nó cũng giúp họ khẳng định mình hơn thông qua các thiết bị hiện đại. Mục đích sử dụng smartphone của họ không đơn thuần là phục vụ nhu cầu làm việc, học tập mà hơn thế nữa là nhu cầu cuộc sống, được thể hiện bản thân. Vừa với nhu cầu đối với cuộc sống, hơn thế nữa, đối với những người có thu nhập cao, họ sử dụng sản phẩm một phần cũng muốn thể hiện đẳng cấp của bản thân, chính vì vậy mà đối với những người có thu nhập cao, họ đánh giá khá cao đối với yếu tố này.
• Kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí thời gian sử dụng khi đánh giá cho yếu tố “CL1 – Smartphone có độ bền cao”
Giả thiết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “CL1 – Smartphone có độ bền cao” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng Smartphone”.
H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về yếu tố “CL1 – Smartphone có độ bền cao” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng Smartphone”.
Bảng 2.10: Kiểm định Levene
Test of Homogeneity of Variances
CL1 - Smartphone có độ bền cao
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.710a 2 111 .494
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kiểm định Levene cho thấy kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa sig. = 0,494 > 0.1 ta có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “CL1 – Smartphone có độ bền cao” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng smartphone” là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê tức là chưa có cơ sở bác bỏ H0. Nên ta có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 2.11: Phân tích ANOVA
ANOVA
CL1 - Smartphone có độ bền cao
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 4.826 3 1.609 2.615 .055
Within Groups 68.270 111 .615
Total 73.096 114
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.055 < 0.1 ta có thể nói sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “CL1 – Smartphone có độ bền cao” giữa các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí “Thời gian sử dụng Smartphone”. Qua kết quả phân tích SPSS, ta có thể thấy được thời gian sử dụng càng dài thì lại có nhìn nhận tích cực hơn về độ bền của Smartphone. Nguyên nhân có thể hiểu là do: Việc sử dụng sản phẩm theo thời gian mới có thể giúp người tiêu dùng nhìn nhận một cách chính xác nhất đối với chất lượng sản phẩm, mới có thể biết được nó bền hay không?. Niềm tin qua sự trải nghiệm của người tiêu dùng là niềm tin lớn nhất, hơn cả những thông tin về sản phẩm, hơn cả những cam kết của nhà sản xuất. Smartphone – một sản phẩm công nghệ, chính vì vậy mà người tiêu dùng thường có thái độ e ngại hơn đối với độ bền của nó. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, chất lượng cũng như độ bền của các sản phẩm không ngừng được các nhà sản xuất chú trọng, chính vì vậy mà có thể trong thời gian đầu, người tiêu dùng còn chưa rõ về độ bền của sản phẩm, thì với thời gian sử dụng càng dài, chất lượng cũng như độ bền sản phẩm được khẳng định. Chính vì vậy mà với mỗi nhóm khách hàng có thời gian sử dụng sản phẩm khác nhau sẽ có những đánh giá khác nhau về độ bền của sản phẩm.