Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smartphone của khách hàng tại thành phố Huế

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn smartphone của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 54)

- Yếu tố chung về quyết định sử dụng

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

2.6. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smartphone của khách hàng tại thành phố Huế

sử dụng smartphone của khách hàng tại thành phố Huế

2.6.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu điều tra chọn theo kỹ thuật chọn mẫu phát triển mầm như đã trình bày ở phần trước. Số bảng hỏi được phát ra là 150 bảng hỏi. Việc phỏng vấn khách hàng được tiến hành bằng cách trực tiếp phỏng vấn khách hàng hoặc gọi điện thoại trực tiếp để phỏng vấn khách hàng. Thu về đươc 150 bảng hỏi có thể sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu.

Qua quá trình điều tra và phân tích, trong tổng số 150 bảng hỏi được phát ra, có 35 khách hàng được điều tra phỏng vấn không sử dụng smartphone. Trong tất cả các lý do thì lý do “sẽ sử dụng smartphone trong thời gian tới” là lý do chủ yếu mà khách hàng lựa chọn (chiếm 65,7%), và lý do tiếp theo khiến khách hàng chưa sử dụng smartphone là vì cho rằng giá thành của smartphone cao, theo số liệu thống kê được thì có đến 19/35 khách hàng (tương ứng với 54,3%) cho rằng giá thành của smartphone quá cao. Và chỉ có 7 khách hàng trên 35 khách hàng chưa sử dụng smartphone cho rằng họ gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ. Từ số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân chủ yếu mà khách hàng chưa sử dụng smartphone là vì giá thành của smartphone còn cao so với thu nhập cũng như khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Và hầu hết, các khách hàng đều đang có nhu cầu cũng như ý định sử dụng smartphone trong thời gian tới.

Thực tế cũng cho thấy rằng, giá thành của smartphone được đánh giá là cao so với các sản phẩm điện thoại di động thông thường. Lúc đầu mới có mặt trên thị trường, những chiếc smartphone với những tính năng được các nhà marketing thần thánh hóa nó, làm cho giá cả của nó luôn trên mức chục triệu, smartphone luôn được biết đến như một món đồ xa xỉ. Tuy nhiên, ngày nay, khi mà smartphone đã hết thời hét giá, và hạ giá bán đối với các sản phẩm smartphone là một điều tất yếu thì smartphone đã không còn là một món đồ xa xỉ như trước nữa. Với mức giá bình dân hơn, dưới 2 triệu đồng đã sở hữu được một chiếc smartphone. Nhưng với mức sống và thu nhập người dân còn thấp, cộng với tư tưởng ăn chắc mặc bền, tiền nào của nấy, cùng với những suy nghĩ về tính năng vượt trội mà smartphone mang lại, thì nhiều người vẫn không dám tin tưởng vào những chiếc smartphone giá thấp, thay vào đó, họ cho rằng những chiếc smartphone giá cao mới tốt, và có thể đó cũng chính là lý do mà đối với họ, smatphone vẫn là một sản phẩm có giá thành cao.

Mặc khác, có thể nói Smartphone chính là xu hướng. Smartphone giúp ích cho cuộc sống hằng ngày như giải trí, làm việc, ... và thậm chí nó được coi là một công cụ hữu hiệu cho thời gian rỗi, nó trở thành vật bất ly thân và là người bạn đồng hành đối với mỗi người chúng ta. Nó cần thiết cho cuộc sống của mỗi người, chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng nó là rất lớn, và điều này cũng được thể hiện trong kết quả nghiên cứu, khi mà chỉ có

10 khách hàng trên tổng số 35 khách hàng chưa sử dụng smartphone cho rằng họ không có nhu cầu. Đó cũng là lý do tại sao mà mỗi người hiện nay đều mong muốn được sử dụng một chiếc smartphone, và trong số những người chưa sử dụng smartphone thì hầu hết họ đều có ý định sử dụng smartphone trong thời gian.

Số mẫu nghiên cứu còn lại là 115 khách hàng được điều tra đang sử dụng smartphone. Tôi sử dụng số mẫu điều tra này để tiến hành phân tích, thống kê để biết được xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smartphone của họ cũng như chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào. Mẫu điều tra có những đặc điểm sau đây:

2.6.1.1. Đặc điểm giới tính

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu giới tính của khách hàng điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua quá trình điều tra thực tế khách hàng trên địa bàn thành phố Huế về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smartphone, nghiên cứu nhận thấy rằng không có sự khác biệt lớn giữa số lượng khách hàng nam và khách hàng nữ đang sử dụng smartphone (cụ thể có 53% khách hàng nam tương ứng với 61 mẫu, 47% khách hàng nữ tương ứng với 54 mẫu) . Điều này được giải thích là khi xã hội ngày càng tiến bộ, nam nữ ngày cũng dần tiến tới sự bình đẳng cân bằng cần thiết, trong khi đó liên lạc và nhu cầu giải trí, tìm kiếm thông tin... trở thành nhu cầu hết sức cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy mà mọi người dù là nam hay nữ đều có nhu cầu như nhau về Smartphone. Tuy nhiên, lượng khách hàng nam lớn hơn lượng khách hàng nữ cũng có thể được giải thích như sau: Thông thường, nam thường có nhu cầu cũng như đam mê hơn đối với các thiết bị công nghệ, kỹ thuật, chính vì vậy mà số lượng khách hàng nam cao hơn (tuy chỉ cao hơn 6%) khách hàng nữ.

2.6.1.2. Đặc điểm về độ tuổi

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của khách hàng điều tra

Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy có việc sử dụng smartphone gảm dần theo độ tuổi. Trong 115 mẫu nghiên cứu điều tra được, có đến 71 khách hàng có độ tuổi <25 tuổi, tương ứng với 61,7%, chiếm tỷ trọng lớn nhất, vượt trội hơn hẳn các nhóm tuổi khác. Chỉ có 13 khách hàng ở nhóm tuổi > 40 tuổi, tương ứng với 11,3%, chiếm tỷ trọng thấp nhất. Và có 31 khách hàng được điều tra nằm trong nhóm tuổi từ 25 – 40 tuổi, chiếm 27%. Điều này có thể được giải thích như sau:Đói với những khách hàng < 25 tuổi phần lớn là học sinh, sinh viên hoặc đang đi làm, là những người năng động, thích tìm tòi cái mới cùng với nhu cầu giải trí, phục vụ học tập cũng như nhu cầu về mạng xã hội là những lý do chủ yếu khiến họ tìm đến việc sử dụng smartphone. Tuy nhiên, ở độ tuổi này thì họ chưa có sự ổn định về tài chính, tuy nhiên hành vi sử dụng smartphone như là một xu thế, là hành vi sở hữu theo số đông, và không ai cũng muốn mình là người duy nhất trong nhóm không sử dụng smartphone. Chính vì vậy, nhu cầu đối với nhóm này là rất cao . Ngược lại, đối với những khách hàng với độ tuổi trên 40 hầu hết là những người đã có gia đình, có cuộc sống ổn định, việc giải trí của họ chủ yếu là các hoạt động cùng với gia đình, hơn thế nữa, ở lứa tuổi này, thông tin liên lạc chủ yếu là phục vụ cho công việc, vấn đề giải trí qua smartphone hầu như không cần thiết đối với những người ở độ tuổi này. Hơn thế nữa, ở lứa tuổi này, họ gặp khó khăn hơn trong việc thay đổi thói quen cũng như việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Việc làm quen với một thiết bị mới, mà sản phẩm đó không phải là nhu cầu thiết yếu của họ cũng chính là nguyên nhân mà khiến lượng khách hàng ở nhóm tuổi này ít sử dụng smartphone hơn sơ với giới trẻ, mặc dù họ có sự ổn định về tài chính hơn. Tuy vậy, có thể nói sự chênh lệch trên cũng xuất phát từ những khó khăn lớn mà tôi mắc phải trong quá trình tiếp cận với đối tượng điều tra.

2.6.1.3. Về nghề nghiệp

Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo thống kê, Học sinh – Sinh viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong số những người sử dụng smartphone. Trong tổng thể 115 mẫu nghiên cứu có đến 54 khách hàng tương ứng với 47% khách hàng đang sử dụng smartphone là học sinh – sin viên, tiếp

theo là nhân viên với 35 khách hàng tương ứng với 30,4%, kế tiếp là khách hàng đang làm việc tự do với 25 khách hàng tương ứng với 21,7%, và chiếm tỷ trọng thấp nhất là những người về hưu, chỉ có 1 người trong tổng mẫu nghiên cứu sử dụng smartphone chiếm 0,9%.

Có thể nói rằng, nhu cầu sử dụng smartphone đối với nhân viên và học sinh – sinh viên là cực kỳ cao. Ngoài phục vụ nhu cầu học tập, công việc thì nhu cầu giải trí, tìm kiếm thông tin và liên lạc đối với họ là tương đối cao. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển của Internet và mạng xã hội, cộng với tính cách năng động cũng như thích tìm tòi, đó chính là những lý do mà học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng lựa chọn smartphone cho mình.

Còn những người về hưu, đây là những người có độ tuổi cao, việc sử dụng các thiết bị công nghệ đối với họ gặp khó khăn hơn. Mặt khác, nhu cầu giải trí trên internet cũng như sử dụng các ứng dụng không còn phù hợp nữa.

2.6.1.4. Về trình độ

Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu trình độ của mẫu điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Xuất phát từ sự sai khác về độ tuổi và nghề nghiệp dẫn đến sự sai khác về trình độ cũng là điều tất yếu. Với mẫu điều tra trên, lượng khách hàng thuộc nhóm tuổi dưới 25 chiếm đến 61,7 %, đây chủ yếu là sinh viên, chính vì vậy mà số lượng khách hàng có trình độ TC, ĐH, CĐ lên đến 69,5% là đáng tin cậy. Hơn thế nữa, số lượng khách hàng sử dụng smartphone ở độ tuổi trung học phổ thông chỉ chiếm 23,5% là do đây là lứa tuổi của học sinh, chưa có thu nhập, hầu hết thu nhập có được là từ gia đình, và việc học tập đều được đặt lên hàng đầu chứ không phải nhu cầu liên lạc, chính vì vậy mà lượng khách hàng sử dụng smartphone ở nhóm trình độ này là chưa cao. Đối với nhóm trình đồ trên đại học, thường thì đây là nhóm có nhu cầu lớn, có học thức, họ sử dụng nhiều smartphone. Tuy nhiên, nhóm khách hàng ở trình độ này thường là những khách hàng ở độ tuổi tương đối, chính vì vậy, việc tiếp cận đối với nhóm khách hàng này không nhiều, có thể chính vì vậy mà khách hàng ở nhóm trình độ này là chưa nhiều.

2.6.1.5. Về thu nhập

Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu thu nhập của khách hàng điều tra

Xuất phát từ sự chênh lệch về nhóm tuổi dẫn đến sự chênh lệch về nghề nghiệp và thu nhập cũng là điều tất yếu. Có đến 36% khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu đồng, đây phần lớn là học sinh và sinh viên, chưa có công việc chính thức và thu nhập ổn định. Nhóm khách hàng này có nhu cầu rất lớn về smartphone, tuy nhiên, khả năng chi tiêu lại bị giới hạn. Theo số liệu điều tra có thể thấy được rằng, phần lớn, những khách hàng sử dụng smartphone chủ yếu là những khách hàng có thu nhập trung bình từ 2 -5 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập này chưa phải là cao, tuy nhiên, nó cũng đủ để họ trích một khoảng tiền để mua cho mình một chiếc smartphone để phục vụ nhu cầu bản thân. Tuy nhiên, không thể dựa vào thu nhập để đánh giá người dùng, bởi vì số liệu điều tra trên cũng cho thấy rằng, chỉ có 9 khách hàng trên tổng số 115 khách hàng có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng tương ứng với 7,8%. Có thể nói thu nhập cũng ảnh hưởng khá lớn đến quyết định lựa chọn smartphone của khách hàng. Nhưng nó lại không ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn smartphone của giới trẻ. Vì theo số liệu điều tra trên, ta có thấy thấy, có đén 36% khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu đồng vẫn sử dụng smartphone. Điều này có thể nói rằng, việc sử dụng smartphone là một hành vi theo số đông chứ không hẳn phụ thuộc vào thu nhập.

2.6.2. Về việc sử dụng smartphone

2.6.2.1. Về số lượng smartphone đang sử dụng

Hình 2.8: Biểu đồ về số lượng smartphone đang sử dụng của khách hàng điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Từ số liệu điều tra trên ta thấy được rằng, hầu hết mỗi người chỉ sử dụng một chiếc smartphone cho riêng mình. Trong tổng thể 115 mẫu nghiên cứu, có đến 105 khách hàng chỉ sử dụng 1 chiếc smartphone, tương ứng với 91,3%. Và chỉ có 1/150 mẫu nghiên cứu là sử dụng trên 2 chiếc smartphone. Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được. Và cũng có 9/115 mẫu nghiên cứu tương ứng với 7,8% số khách hàng sử dụng 2 chiếc smartphone.

Điều này có thể được giải thích như sau: Smartphone được đánh giá là một sản phẩm có giá trị tương đối cao, và với nhu cầu lướt web hay giải trí, tìm kiếm thông tin thì chỉ cần 1 chiếc smartphone là đủ với mỗi người. Hiện tại trên thị trường Việt Nam có 3 nhà mạng chính là Mobifone, Viettel và Vinaphone. Tuy nhiên, với nhu cầu nghe gọi nội mạng để tiết kiệm chi phí thì khách hàng có 1 sự lựa chọn thường thấy nhất, đó là sử dụng 1 chiếc smartphone với đầy đủ tính năng để đáp ứng mọi nhu cầu, còn việc để có thể giảm chi phí khi thực hiện các cuộc gọi nội mạng thì mỗi người có thể trang bị thêm cho mình một chiếc điện thoại thông thường chỉ với chức năng nghe, gọi. Đó là sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng. Vừa tiết kiệm chi phí vừa hợp lý. Và có thể nói, việc sử dụng quá nhiều chiếc smartphone vừa gây tốn kém, vừa không hiệu quả trong việc di chuyển. Bởi thông thường thì những chiếc smartphone sẽ có thiết kế với màn hình lớn hơn so với những điện thoại với chức năng nghe, gọi đơn thuần. 2.6.2.2. Về hãng đang sử dụng

Hình 2.9: Biểu đồ về hãng điện thoại khách hàng đang sử dụng trong mẫu điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo dữ liệu thống kê thu thập được, hãng điện thoại được khách hàng sử dụng nhiều nhất là Samsung với 45 khách hàng tương ứng với 39,1%, tiếp theo là Nokia với

26 khách hàng tương ứng với 22,6%, kế tiếp là Apple với 13 khách hàng đang sử dụng tương ứng chiếm 11,3%. Theo số liệu điều tra được, thì các hãng khác chỉ chiếm % rất nhỏ, bao gồm Q – Smart, Lenovo chiếm 4,3%, Sony chiếm 3,5%, LG, HTC, Mobistar chiếm 1,7% và các hãng khác chiếm 8,7%. Tính riêng 3 hãng điện thoại với thương hiệu hàng đầu là Apple, Samsung, Nokia đã chiếm 73%, tất cả các hãng còn lại chỉ chiếm có 27% còn lại. Điều này được lý giải là hiện tại, khách hàng vẫn tin vào những thương hiệu có uy tín trên thị trường, cho dù những thương hiệu này thường đánh vào phân khúc cao của thị trường, giá thành sản phẩm cao nhưng với uy tín và thương hiệu đã được khẳng định qua thời gian thì những thương hiệu này vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của khách hàng. Hơn thế nữa, những sản phẩm của các thương hiệu này luôn được trau chuốt, có thiết kế đẹp mắt cùng với những tính năng vượt trội. Đó chính là lý do tại sao mà những chiếc iphone với mức giá cao như vậy mà trong mẫu điều tra, số người sử dụng iphone của apple chiếm đến 11,3%. Cong samsung, con số 39,1% là con số hoàng toàn dễ hiểu, bởi những sản phẩm của samsung trải dài trên tất cả các phân khúc với chiến lược “gây lụt thị trường”, hơn nữa, thương hiệu này cũng đã trường tồn theo thời gian. Tiếp đến là Nokia, với một thương hiệu có độ bền được khẳng định từ lâu, hơn thế nữa, với dòng sản phẩm Lumia vừa thâm nhập thị trường, với mức giá dưới 4 triệu đồng (đối với Nokia 520 lúc mới ra mắt), màn hình siêu nhạy cùng với khả năng chụp ảnh không thua gì các smartphone cao cấp khác khiến khá nhiều người, đặc biệt là giới trẻ chọn thương hiệu này. Với những thương hiệu còn lại như Q – Smartphone, Lenovo, Mobistar là những thương hiệu đánh vào phân khúc thị trường thu nhập thấp, với các sản phẩm có mức giá bình dân. Tuy nhiên, số lượng người tiêu dùng sử dụng những hãng này là không cao. Bởi thương hiệu của những hãng này chưa được khẳng định nhiều, và người tiêu dùng vân với xu hướng sánh ngoại, chính vì vậy mà những sản phẩm do Việt Nam hay Trung Quốc sản xuất không được ưa chuộng nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn smartphone của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w