Về việc dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 86 - 88)

Sơ đồ tư duy vẫn là một lý thuyết mới mẻ ở nước ta, vì thế, việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học đòi hỏi người giáo viên sự công phu, tỉ mỉ, đầu tư nhiều thời gian, công sức. Giáo viên không những nắm chắc nội dung bài giảng như thường lệ mà cùng cần giành nhiều tâm huyết để tìm hiểu thêm về lý thuyết sơ đồ tư duy – đặc điểm, cơ chế và bản chất của nó

Nhìn chung, sau khi được chúng tôi giới thiệu, từ chỗ còn e ngại vận dụng thì các giáo viên làm thực nghiệm đã nảy sinh hứng thú, có ý muốn tự nghiên cứu thêm tài liệu hỗ trợ. Kết quả thu được đáng ghi nhận đầu tiên là giáo viên đã bắt đầu nắm được kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy và vận dụng công cụ này vào bài giảng cụ thể.

Trước khi vào thực nghiệm chính thức, các giáo viên tham gia đều giành thời lượng nhất định để giới thiệu và triển khai các sơ đồ tư duy mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho học sinh quan sát. Đồng thời hướng dẫn học sinh những bước đi cần thiết để xây dựng một sơ đồ tư duy cụ thể. Vì mới triển khai một công cụ dạy học mới nên nhìn chung giáo viên không thể tránh khỏi những lúng túng bước đầu, nhất là việc trình bày bảng và phát triển ý tưởng ở mức độ sâu. Tuy nhiên đến tiết thực nghiệm chính thức, giáo viên đã sử dụng sơ đồ tư duy thành thục, đưa ra các tình huống vận dụng hợp lý, phù hợp với logic bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chủ động hơn khi đưa ra bài tập thực hành, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và đào sâu ý tưởng

Quan sát và lấy ý kiến đánh giá của giáo viên sau tiết dạy thực nghiệm, có thể thấy việc ứng dụng sơ đồ tư duy và dạy học Tập làm văn sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực sau đối với giáo viên:

- Sự phân tích ví dụ được trình bày trên sơ đồ tư duy một cách rõ ràng, khoa học, với những màu sắc, đường nét nổi bật.

- Giáo viên điều chỉnh quá trình phân tích ví dụ và tìm hướng giải quyết bài tập thực hành một cách chủ động hơn, hợp với tâm lý, suy nghĩ của học sinh hơn bởi những gì giáo viên thu được là kết quả làm việc của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên. Chứ không phải do giáo viên áp đặt những suy nghĩ quan điểm của mình lên học sinh, áp đặt học sinh phải làm theo cách của mình, suy nghĩ giống mình. Như vậy học sinh sẽ phát huy tối đa năng lực của mình.

- So với những hình thức dạy học truyền thống như diễn giảng, hoặc gọi lần lượt các học sinh trình bày, trả lời từng câu hỏi. Sử dụng sơ đồ tư duy cho phép giáo viên bao quát được cả lớp, quan sát được tiến trình hoạt động của tất cả học sinh, biết được học sinh nào chú ý làm việc, học sinh nào còn chểnh mảng. Từ đó có những nhắc nhở điều chỉnh kịp thời về tư tưởng, thái độ học tập của các em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thông qua sơ đồ tư duy của từng em học sinh, giáo viên kiểm tra được mức độ sáng tạo, khả năng trình bày, tư duy logic cũng như sự phản xạ của các em để điều chỉnh tốc độ dạy – học một cách hợp lý nhất vừa phân vùng được học sinh vừa đảm bảo sự đồng đều nắm bắt của tất cả học sinh trong lớp.

- Thông qua việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy, giáo viên trở thành người hướng dẫn tổ chức các hoạt động của các em. Học sinh chủ động và trở thành trung tâm của quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức. Điều này phản ánh đúng tinh thần đổi mới dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm.

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)