Khi lập được sơ đồ tư duy, học sinh đã có hướng giải cho các bài tập thực hành. Từ phần khung sử dụng sơ đồ này, học sinh vận dụng khả năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt của mình để xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh. Tùy theo năng lực của mỗi học sinh mà phát triển sơ đồ tư duy thành những bài viết khác nhau từ một khung sơ đồ tư duy
Khi viết bài làm văn phải dựa vào dàn ý để không bị sai lệch, khi triển khai sơ đồ tư duy thành bài viết phải biết lựa chọn sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với từng loại văn (văn nghị luận, văn hành chính, văn biểu cảm). Trong quá trình làm bài phải biết điều chỉnh nội dung, sắp xếp lại ý nếu cần thiết; điều chỉnh thời lượng và dung lượng cho từng phần từng ý; điều chỉnh cả việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở sơ đồ tư duy đã có, học sinh lựa chọn những nhánh mà mình thấy phù hợp nhất với nội dung yêu cầu của bài tập và loại bỏ bớt những ý có thể rườm rà, không cần thiết. Xem xét mức độ dài/ ngắn, đại cương hay chi tiết, viết một đoạn (sáng tạo một phần), viết cả bài (sáng tạo hoàn toàn) của đề bài để sử dụng và phát triển những ý đã được triển khai ở bản đồ.
Ví dụ cùng với một đề bài “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con
người” , tùy theo yêu cầu của giáo viên mà học sinh có thể triển khai sơ đồ tư
duy ở mức độ phù hợp.
Nếu như ở mức độ sáng tạo một phần, giáo viên yêu cầu viết một đoạn văn ngắn để chứng minh một luận điểm của đề đã được triển khai trong sơ đồ tư duy, học sinh có thể chọn một luận điểm bất kì để triển khai. Ví dụ, có thể là luận điểm về vai trò, tác dụng của rừng đối với cuộc sống con người. Cụ thể học sinh có thể triển khai như sau:
“Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích. Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị xói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sóng từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố”
Với yêu cầu này, nhìn chung người viết mới khai thác một nội dung, phát triển nhánh chính và nhánh phụ thứ nhất của sơ đồ tư duy. Các đơn vị thuộc các nhánh phù còn lại hoàn toàn không được nhắc tới.
Còn nếu đề yêu cầu sáng tạo hoàn toàn tức viết thành hoàn chỉnh một bài văn thì có thể triển khai như sau:
“Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích. Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàmg ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguồn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà lòng tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái. Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu...
“Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Câu nói này vào thời điểm hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết
Với bài tập sáng tạo này người viết có thể khai thác hoàn toàn tất cả những nhánh chính, nhánh phụ mà mình đã xây dựng nên trong sơ đồ tư duy. Hầu hết mọi ý tưởng đều đã được vận dụng và phát triển thành lời văn cụ thể.
2.4. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong giờ trả bài Tập làm văn
2.4.1. Nhận xét và rút kinh nghiệm bài làm của học sinh
Giáo viên căn cứ vào tình hình bài làm của học sinh để nhận xét, đánh giá về kết quả làm bài:
- Nhận xét chung
- Ưu điểm (nội dung, hình thức) - Khuyết điểm (nội dung, hình thức)
- Nhận xét riêng (cá biệt) đối với những bài thật xuất sắc hoặc thật kém
2.4.2. Thống nhất dàn ý của bài viết bằng sơ đồ tư duy
- Ghi lại đề bài lên bảng
- Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể loại, tư liệu, phong cách viết), hướng làm bài
- Lập dàn ý sơ lược cho bài văn để học sinh theo dõi
Quá trình lập dàn ý cho bài văn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo sơ đồ tư duy để học sinh xây dựng, theo dõi, nắm bắt để từ đó có thể đối chiếu so sánh với bài làm của mình
Ví dụ với đề văn: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.6. Sơ đồ tƣ duy cho: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Hì nh 2.6. Sơ đồ tƣ d uy ch o: Gi ải thí ch n ội du ng lời k huy ên c ủa Lê -n in: H ọc, h ọc nữa, học m ãi .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.7. Sơ đồ tƣ duy cho: Cảm xúc về bố
Cò n vớ i đ ề vă n: Cả m xúc về bố t a c ó t hể l ập được sơ đồ tư d uy Hì nh 2.7. Sơ đồ tƣ d uy ch o: C ảm xú c về bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện được các công việc sau:
- Nghiên cứu và đưa ra phương án thực hiện áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong lập kế hoạch bài học, dạy các kiểu bài lý thuyết và thực hành, giờ trả bài để làm sao đạt được hiệu quả dạy học cao nhất
- Qua mỗi sơ đồ tư duy, học sinh rèn được nhiều kĩ năng, tăng hứng thú, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ tư duy đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
- Cũng cần lưu ý với giáo viên rằng tùy vào tính chất từng bài học mà áp dụng sơ đồ tư duy cho phù hợp chứ không nên áp dụng một cách máy móc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Với một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc ngành phương pháp dạy học, thực nghiệm là một khâu quan trọng không thể bỏ qua. Bởi nhìn chung, nội dung nghiên cứu chủ chốt bao giờ cũng gồm hai mảng: một là phát hiện, tìm hiểu để đề ra lý thuyết; hai là đưa giả thiết ấy vào thực hành trong thực tiễn nhằm kiểm chứng mức độ chính xác và thành công.
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết khoa học mà đề tài đặt ra, kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 7.
Kết quả thực nghiệm sư phạm phải trả lời các câu hỏi:
- Việc ứng dụng sơ đồ tư duy có góp phần nâng cao hứng thú học tập và tăng cường các hoạt động học tập của học sinh hay không?
- Chất lượng học tập của học sinh trong quá trình học tập vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy so với học tập bằng phương pháp truyền thống như thế nào?
- Qúa trình dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn lớp 7 có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở hay chưa?
Việc thực nghiệm sư phạm sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên và tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời chỉnh lý, bổ sung cho hoàn thiện. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn theo phương pháp dạy học mới ở Trung học cơ sở.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức dạy học một bài Tập làm văn lớp 7 cho các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các lớp thực nghiệm , chúng tôi xây dựng giáo án riêng biệt, có sử dụng sơ đồ tư duy đối với việc xây dựng khái niệm lý thuyết và tìm hướng giải quyết cho bài tập thực hành.
- Các lớp đối chứng: sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống - So sánh, đối chiếu kết quả học tập và sử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng
- Rút kinh nghiệm những vấn đề đã thực hiện, xử lý và phân tích các kết quả thực nghiệm, đánh giá các tiêu chí theo mục tiêu nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận về tính khả thi của đề tài
3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng
Các bài dạy học Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 7 Trung học cơ sở có sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy. Giáo viên tham gia thực hiện là những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề khác nhau. Song vẫn đảm bảo có thời gian giảng dạy tối thiểu là 5 năm, có trình độ đại học trở nên được tổ bộ môn đánh giá năng lực chuyên môn thấp nhất là từ trung bình khá trở nên, nắm vững chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Đối tượng giáo viên như vậy là tương đối phù hợp để nắm bắt nội dung cơ bản, nhiệm vụ, yêu cầu của thực nghiệm sư phạm trong thời gian có hạn.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với học sinh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Yên Lãng – Đại Từ; chúng tôi chọn ra hai lớp một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
Ở lớp thực nghiệm giáo viên dạy hai bài: Luyện tập cách làm văn bản
biểu cảm và Trả bài Tập làm văn số 5 trong chương trình Tập làm văn 7 với
giáo án thực nghiệm được thiết kế có sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Đối với lớp đối chứng, giáo viên cũng dạy bài này mà không sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.