Những kết luận rút ra từ việc khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 44 - 101)

Theo ý kiến của thầy Huy, việc làm quen và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn do công cụ còn mới lạ ở nước ta. Riêng với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, “không phải bài học nào cũng làm, chỉ những tác phẩm thơ, văn tự sự, văn thuyết minh” [25] là nên áp dụng. Tuy vậy, những hiệu quả mà sơ đồ tư duy mang lại không thể không phủ nhận vì với nó, các em được thể hiện mình, được vẽ, viết, sáng tạo theo cách nghĩ của mình, phù hợp với tâm lý học sinh trung học.

Bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng do tính chất là bộ môn nghệ thuật nên việc áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy học còn gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều khó khăn và hạn chế. Trên thực tế giáo viên còn lúng túng khi áp dụng kĩ thuật này như chưa biết áp dụng vào mục nào cho phù hợp; việc áp dụng bản đồ tư duy sẽ gây mất thời gian, lộn xộn trong lớp học nếu giáo viên không có sự sát sao quản lý chặt chẽ; tình trạng chây lười ỷ lại ở một số em khi làm việc tập thể…..vì vậy việc áp dụng sơ đồ tư duy chưa thật được sử dụng rộng khắp mà nhiều giáo viên vẫn sử dụng những phương pháp truyền thống. Tuy nhiên với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn đang được đẩy mạnh và đã tạo được rất nhiều hiệu ứng tốt từ phía giáo viên và học sinh cũng như những cơ quan, tổ chức quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ hứa hẹn rất nhiều thành tựu ở phía trước.

Nhìn một cách tổng quan có thể nhận thấy thực trạng dạy học Tập làm văn ở trung học cơ sở theo hướng áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy sau những năm có phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Lối dạy truyền thụ một chiều lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh đến lớp chỉ nghe và ghi chép rồi học thuộc bài không còn chỗ đứng, chỗ tồn tại vững chắc như những năm 90 của thế kỉ XX trở về trước. Cách dạy học phổ biến hiện nay trong các trường Trung học cơ sở đối với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là giáo viên đã ưu tiên áp dụng các kiểu dạy học nêu vấn đề, phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, kĩ thuật dạy học cũ và mới đặc biệt đã áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn…nên việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học dù ở mức độ cao hay thấp đều được giáo viên quan tâm và thực hiện một cách khá tốt và nghiêm túc. Có thể nói, hiện nay việc áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy vào dạy học Tập làm văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đã được giáo viên quán triệt một cách sâu sắc, coi đây là một kĩ thuật quan trọng trong dạy học Tập làm văn, họ đón nhận nó với thái độ nhiệt tình đang cố gắng phát huy nó trong tất cả các giờ dạy có thể áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được. Học sinh thì tỏ ra thích thú và đáp ứng kịp thời với hướng dạy học này vì ở đó các em được tự do suy nghĩ, tự do bày tỏ quan điểm, tự do thể hiện nó tùy vào năng lực của mình và phạm vi bài học.

Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số trường cho thấy, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Trước đây, các tiết ôn tập chương một số giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần đây, sau một số đợt tập huấn của Dự án trung học cơ sở II, nhiều giáo viên đã áp dụng thành công dạy học với việc thiết kế sơ đồ tư duy. Có thể kể đến một số trường tham gia dự án trung học cơ sở II sau khi được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học (trong đó có nội dung thiết kế, sử dụng sơ đồ tư duy) đã triển khai và bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế bản đồ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmaps cho giáo viên, học sinh sử dụng.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy sử dụng sơ đồ tư duy giáo viên cũng lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần) Trên đây là một số kết luận chung của chúng tôi về thực trạng dạy và học Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh sau những năm có phong trào đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là việc ứng dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy như một luồng gió mới ở các trường Trung học cơ sở. Nhìn chung hướng dạy học này đang được ứng dụng một cách phổ biến và rộng rãi trong các trường Trung học cơ sở, việc áp dụng hướng dạy học này với những phương pháp và biện pháp dạy học khác nhau đã được giáo viên kết hợp với nhau khá đồng bộ và uyển chuyển. Nhằm đạt đến mục đích cuối cùng của nó là: phát động được hoạt động bên trong của học sinh, để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức của bài học một cách đầy hứng thú và sáng tạo. Như vậy, việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tiểu kết chƣơng 1

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm phát triển tư duy của học sinh, tăng tính sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức

- Thấy được phương pháp dạy học tích cực cũng như các kĩ thuật dạy học tích cực

- Đề xuất và phân tích kĩ thuật dạy học sử dụng sơ đồ tư duy. Khái niệm, đặc điểm, quy trình ứng dụng cũng như ưu điểm của phương pháp này khi áp dụng vào trong dạy học Tập làm văn lớp 7

- Qua việc phân tích đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh – trung học cơ sở và tìm hiểu thực tế dạy học hiện nay, cho thấy việc áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thích hợp với mọi đối tượng học sinh, phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm phân môn Tập làm văn 7

Chương tiếp theo chúng tôi xin trình bày việc áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn lớp 7 như là một định hướng chung nhất cho tất cả các giáo viên muốn sử dụng kĩ thuật này trong dạy học Tập làm văn nói chung và trong Tập làm văn 7 nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

TỔ CHỨC SỬ DỤNG KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 7

2.1. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tƣ duy trong việc chuẩn bị của giáo viên

Sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch bài học

Kế hoạch bài học được tiến hành theo 4 phần như sau:

2.1.1. Mục tiêu bài học

Mục tiêu nội dung của bài học được xác định dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, và được biểu đạt bằng các động từ cụ thể, có thể lượng hóa

Mục tiêu về kiến thức, có 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

Mục tiêu về kĩ năng có hai mức độ: làm được và thành thạo

Mục tiêu về thái độ: hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện

2.1.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên: chuẩn bị thiết bị dạy học, phương tiện dạy học

Học sinh: chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như soạn bài, làm bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập

2.1.3. Tổ chức các hoạt động dạy học

Trình bày rõ cách thức tổ chức các hoạt động. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ - Tên hoạt động

- Mục tiêu của hoạt động - Cách tiến hành hoạt động

- Thời gian để thực hiện hoạt động - Kết luận của giáo viên

2.1.4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp

Thay vì triển khai một cấu trúc bài học theo thông thường, giáo viên có thể triển khai cấu trúc một kế hoạch bài học bằng sơ đồ tư duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1. Sơ đồ tƣ duy cho triển khai cấu trúc một bài học

nh 2.1. Sơ đồ d uy ch o tri ển kh ai c ấu trúc m ột b ài h ọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Có thể chia dạy học Tập làm văn thành một số khâu chính sau:

(1)Dạy lý thuyết nhằm cung cấp các đơn vị kiến thức lý thuyết cần thiết

(2) Dạy học luyện tập thực hành để củng cố, tăng cường khả năng vận dụng thực tiễn

(3) Ôn tập, tổng kết các tri thức đã có thành một hệ thống tập trung thống nhất, mang đến một cái nhìn tổng thể sau toàn bộ quá trình học tập

(4) Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động dạy – học

Cả bốn khâu trên đều có vai trò rất quan trọng, nếu thiếu hụt sẽ kéo theo sự không hoàn chỉnh của quá trình dạy học. Vì thế, bất kì việc áp dụng lý thuyết, công cụ, phương tiện…nào vào dạy học Tập làm văn cũng phải tính đến khả năng áp dụng đồng đều cho các khâu hoạt động ấy. Ở đây, chúng tôi đưa ra cách áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy kiểu bài hình thành tri thức lý thuyết, kiểu bài thực hành và áp dụng trong giờ trả bài để giáo viên có những định hướng chung nhất khi áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy vào dạy học Tập làm văn

2.2. Ứng dụng sơ đồ tƣ duy vào dạy kiểu bài lý thuyết

2.2.1. Nội dung lý thuyết Tập làm văn ở lớp 7

Nhìn vào chương trình sách giáo khoa Tập làm văn Trung học cơ sở nói chung và Tập làm văn lớp 7 nói riêng có thể thấy những nội dung lý thuyết của môn Tập làm văn. Lý thuyết trong Tập làm văn không phải là lý luận thuần túy mà là lý thuyết về kiểu bài, trong chương trình Tập làm văn lớp 7 đó là lý thuyết về kiểu bài văn nghị luận, văn biểu cảm và văn hành chính. Với kiểu bài này học sinh sẽ biết được những đặc điểm, bản chất của một loại văn cũng như những yêu cầu của loại văn đó. Cho nên có thể xem

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiểu bài này là kiểu bài cung cấp khái niệm, cung cấp tri thức về một loại văn – những tri thức này được tổng hợp rất khái quát được rút ra từ các bài tập, các mẫu văn. Vì vậy, cũng đòi hỏi ở học sinh khả năng khái quát, tổng hợp để nắm những khái niệm trừu tượng về một loại văn. Bên cạnh đó là những lý thuyết về các kĩ năng làm văn như kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý…... Như vậy có nghĩa là trong làm văn, có những khái niệm, những nội dung lý thuyết nằm ngay trong thực hành Tập làm văn (khái niệm dàn ý, bài văn, đoạn văn). Điều đó càng khẳng định rằng lý thuyết của Tập làm văn là những khái niệm lý thuyết làm cơ sở để rèn luyện kĩ năng làm văn. Lý thuyết Làm văn không phải là tất cả, là quyết định, là đích cuối cùng nhưng không thể không dạy lý thuyết Tập làm văn cho học sinh để rèn luyện các kĩ năng làm văn. Cho nên không vì Tập làm văn là môn thực hành tổng hợp mà coi nhẹ lý thuyết trong quá trình dạy Tập làm văn ở trung học cơ sở.

Sách giáo khoa đã trình bày kiểu bài lý thuyết Tập làm văn theo cấu trúc sau:

- Các bài tập mẫu là những văn liệu làm cơ sở - Các câu hỏi tìm hiểu, phân tích mẫu

- Các tri thức lý thuyết

- Các bài tập để đọc thêm hoặc luyện tập

2.2.2. Quy trình sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành tri thức lý thuyết

2.2.2.1. Cho học sinh quan sát và hướng dẫn phân tích ngữ liệu

Thường ngữ liệu là các đoạn văn, có khi bài văn khá dài, cho nên giáo viên cho học sinh chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà (đọc, trả lời câu hỏi). Lên lớp giáo viên cho học sinh quan sát ngữ liệu ở sách giáo khoa, đọc đúng phong cách của ngữ liệu (biểu cảm, nghị luận, hành chính) để cảm nhận đúng ngữ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa vào câu hỏi gợi ý, phân tích của sách giáo khoa, giáo viên vận dụng để đặt câu hỏi cho phù hợp, hướng cho học sinh tìm hiểu ngữ liệu, rút ra những khía cạnh, những đơn vị tri thức… Những mẫu ấy đã chứa những kiến thức mang tính định hướng nên học sinh cũng có thể phân tích được dưới sự hướng dẫn của giáo viên

2.2.2.2. Khái quát hóa, tổng hợp hóa rút ra kết luận

Sau khi phân tích rút ra các khía cạnh của nội dung lý thuyết, các khía cạnh nhỏ của khái niệm, giáo viên tự cho học sinh rút ra khái niệm mang tính khái quát – là bài học (ghi nhớ) cũng như cách thức phân tích đề, tìm ý, lập

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 44 - 101)