Khái niệm “Sơ đồ tư duy”

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 25 - 28)

Từ nửa sau thế kỉ 20, trong lĩnh vực khoa học giáo dục đã xuất hiện một thuật ngữ mới: Minmap – với nghĩa là “Bản đồ tư duy”, “Sơ đồ tư duy”, “Bản đồ trí não” hay “Tâm bản đồ”. Tên gọi của sơ đồ này thực chất đã ít nhiều gợi nhắc đến cách hiểu về nó. Tuy nhiên tính đến nay, ở hầu hết các tài liệu viết về sơ đồ tư duy hay sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ, vẫn chưa có tác giả nào nêu lên được một định nghĩa hoàn chỉnh đối với thuật ngữ. Nhìn chung, các tác giả đều có xu hướng tập trung khái quát và làm rõ cho người đọc hiểu thế nào là một “Bản đồ tư duy đúng nghĩa”

Qua thống kê, có thể kể đến các khái niệm tiêu biểu như sau:

* Theo người khởi xướng ra thuật ngữ - Tony Buzan, “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý tưởng trung tâm” [5], “Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó là chức năng tự nhiên trong tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình đóng vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để khai thác tiềm năng bộ não” [5]; “Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú sơ đồ tư duy, khiến nó thêm sức hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ đó mà đẩy mạnh sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin” [5]. Trong các khái niệm này, có thể thấy cách giải thích của Tony Buzan nhấn mạnh nhiều đến các yếu tố thuộc về đặc điểm hình thức cũng như phương thức xây dựng một sơ đồ tư duy thường gặp. Tuy nhiên, chúng phù hợp với vai trò là những dẫn giải để làm rõ nội dung thuật ngữ hơn là một định nghĩa tích cực

* Theo Wikipedia: Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là “một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ não” [31]. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. “Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối” [31]. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề

* Trang wed wikitionary.org – chuyên trang từ điển quốc tế “định nghĩa” sơ đồ tư duy là “Một dạng biểu đồ được dùng để biểu thị các từ ngữ,ý tưởng, nhiệm vụ hoặc yếu tố khác có liên quan hoặc được sắp xếp xung quanh một từ khóa hoặc một ý tưởng trung tâm” [30]

Để giải thích rõ hơn khái niệm ở trên, website wikipedia.org bổ sung

thêm “các bản đồ tư duy được sử dụng nhằm tạo ra, hình dung, cấu trúc hay phân loại ý tưởng, cũng là một phương tiện hỗ trợ trong học tập, tổ chức, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và viết” [31]

* Trang web ehow.com nhấn mạnh hơn tới vấn đề “lập sơ đồ tư duy”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

duy là một kĩ thuật được sử dụng để giải quyết vấn đề. Thay cho các danh sách truyền thống, bản đồ tư duy khuyến khích các quan hệ tư duy. Nó là một công cụ đơn giản và nhanh chóng được sử dụng để tạo ra các ý tưởng và hỗ trợ trong “tư duy bên ngoài bộ não” [27]. Website này cũng trích dẫn thêm ý kiến của các nhà sản xuất máy tính BPC ở Anh. Cụ thể, “các nhà sản xuất máy tính BPC của Anh định nghĩa sơ đồ tư duy như các sơ đồ động não dựa trên một ý tưởng hoặc hình ảnh trung ương, thường được sử dụng điển hình trong việc hỗ trợ tổ chức, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Bản đồ tư duy sử dụng một hình thức đồ họa phi tuyến tính cho phép người sử dụng xây dựng một cơ cấu/ khuôn khổ trực quan xung quanh ý tưởng trung tâm” [27].

Ngoài ra, còn có thể xem xét tới một số khái niệm khác như sau:

* “Một sơ đồ tư duy sử dụng các ý tưởng trực quan/ thuộc về thị giác để tạo ra một hình thức tổ chức kế hoạch, vấn đề hay dự án – một biểu đồ phản ánh một cách tự nhiên cách bộ não xử lý thông tin. Thông tin và các nhiệm vụ tỏa ra từ một chủ đề hoặc mục tiêu trung tâm hơn là rơi xuống dưới một tiêu đề như trong một danh sách. Các yếu tố liên quan kết nối tới các đường nối. Những yếu tố mới có thể được chụp ngẫu nhiên và sau đó tổ chức thành các kế hoạch lớn, với những tưởng mới chảy trôi tự nhiên như một biểu đồ chi tiết. thông tin có thể được minh họa bằng các kí hiệu, từ ngữ, màu sắc, hình ảnh, liên kết/ đường nối và đình kèm thêm bối cảnh, giúp cho việc phát hiện/ biểu lộ các hướng đi mới cũng như các ý tưởng to lớn và rõ ràng hơn” [28]

* “Bản đồ tư duy cũng tương tự như bản đồ đường phố giúp cho hành trình của bạn. Nó sẽ cung cấp cho cái nhìn toàn cảnh, bức tranh tổng thể về một chủ đề cụ thể và giúp bạn hoạch định lộ trình hay lựa chọn của mình. Bản đồ tư duy lưu trữ lượng lớn thông tin một cách hiệu quả, nhưng phần quan trọng nhất là thấy được bản đồ tư duy cuối cùng không những dễ nhìn, dễ đọc mà hơn thế còn sử dụng tiềm năng của bộ não theo cách rất thú vị. Nó giúp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển những kĩ năng mới cho bộ não – những điều thường bị lướt qua trong các phương pháp dạy học truyền thống” [28]

* “Bản đồ tư duy là chiến lược ghi chú cho một chủ đề trước khi viết. Nó là một kế hoạch có tính cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ của các ý tưởng, tương phản với một kế hoạch phi cấu trúc, như là động não, trong đó người học phải tạo ra các ghi chú nhẫu nhiên trên giấy trắng” [29]

Như thế, mặc dù ít nhiều có sự gặp gỡ nhau trong cách giải thích khái niệm giữa các nhà nghiên cứu song xét đến cùng, rất khó để tìm một định nghĩa hoàn chỉnh thống nhất về “Sơ đồ tư duy” . Để phục vụ cho việc nghiên cứu và triển khai đề tài này được hiệu quả chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm về “Sơ đồ tư duy” dưới đây trên cơ sở tổng kết các ý kiến đã có từ trước:

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép phi tuyến tính dưới dạng biểu đồ mở rộng tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy – một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)