văn lớp 7
* Ƣu điểm của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy
Cuốn sách “Minp maps at work” (Bản đồ tư duy trong công việc) – Tonny Buzan đã viết “cuốn sách này dành cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên toàn thế giới,từ một chủ tịch hội đồng quản trị đang làm việc ở Trung quốc, một kế toán ở Anh cho đến một người giữ trẻ ở Nauy”[2]. Ta có thể dễ dàng nhận thấy công dụng của sơ đồ tư duy
Ghi chú. Khi thông tin được gợi ra, sơ đồ tư duy giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn, và đàm thoại.
Gợi nhớ ( Hồi tưởng). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì mind maps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ được tổ chức. Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu. Nó như một phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồi tưởng rất nhanh gọn.
Sáng tạo. Bất cứ khi nào bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, Mind maps sẽ giúp bạn giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện.
Giải quyết vấn đề. Khi bạn gặp trở ngại với một vấn đề, Mind maps có thể giúp bạn nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát là bạn có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lập kế hoạch. Khi bạn cần lập kế hoạch, Mind maps giúp bạn có được tất cả các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản. Tất cả các loại kế hoạch từ việc viết một bức thư cho đến một kịch bản, một cuốn sách, hoặc lập kế hoạch cho một cuộc họp, một ngày nghỉ.
Trình bày (Trình diễn). Khi nói ta luôn chuẩn bị tốt một Mind maps về một chủ đề và cách diễn đạt. Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn.
Trong thực tế, sơ đồ tư duy khi mới ra đời được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Việc đề ra chiến lược bằng một sơ đồ tư duy có thể là kết quả làm việc của một hay nhiều nhà hoạch định. Nhưng nhìn chung, với đặc điểm lan tỏa trên mọi chiều không gian và không giới hạn phạm vi của mình, sơ đồ tư duy cho phép vạch ra cũng như kết nạp nhiều ý tưởng chiến lược, móc nối các ý tưởng đó với nhau để tạo thành bản kế hoạch hoàn chỉnh đa màu sắc và giải pháp.
Bên cạnh việc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, sơ đồ tư duy cũng có tác dụng to lớn trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó Tonny Buzan nhấn mạnh cách ghi lại bài giảng bằng các từ khóa ngắn gọn cũng như các hình ảnh, đường nét với màu sắc khác nhau. Theo tác giả, hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng vì tốc độ ghi nhanh, dễ nhớ và dễ tái hiện khi cần thiết.
Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) – sơ đồ tư duy là công cụ đồ hoạ nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, vì vậy có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương…
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều lĩnh vực mà sơ đồ tư duy đã được sử dụng và trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực. Qua khảo sát bước đầu về phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi ứng dụng của công cụ này, có thể kể đến một số ưu điểm chính của sơ đồ tư duy như sau:
Thứ nhất: Sơ đồ tư duy giúp người sử dụng lên kế hoạch làm việc một cách dễ dàng nhờ sự phát triển ý tưởng và móc nối chúng lại với nhau
Thứ 2: Sơ đồ tư duy góp phần khiến người sử dụng trở nên sáng tạo hơn vì trong quá trình xây dựng, người ấy phải vận dụng triệt để mọi tiềm năng về phân tích, liên tưởng, tưởng tượng và cảm thụ nghệ thuật của chính bản thân mình. Suốt trong quá trình thực hiện sơ đồ tư duy, chúng ta luôn bắt gặp cơ hội khám phá tìm hiểu, tạo điều kiện cho dòng chảy tư duy liên tục bất tận.
Thứ 3: So với lối ghi chép liệt kê thông thường, lập sơ đồ tư duy sẽ tiết kiệm thời gian. Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50 – 95% thời gian; chỉ đọc các từ liên quan tiết kiệm hơn 90% thời gian; thời gian ôn bài chi chú dạng sơ đồ tư duy tiết kiệm 90% thời gian. Tránh lãng phí thời gian dò tìm các từ khóa trong một rừng chữ rông dài tiết kiệm trên 90% thời gian
Thứ 4: Một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh hay ít nhất đạt đến mức độ “đầy đặn” cũng có thể xem là một bức tranh sống động. Nó đem đến cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết, vừa ở tầm vĩ mô, vừa ở dạng vi mô về vấn đề được triển khai.
Thứ 5: Sơ đồ tư duy giúp người sử dụng tổ chức tốt vấn đề, nhớ nhanh và nhớ lâu những gì đã phát triển, mở rộng từ hình ảnh gốc. Cải thiện sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những từ khóa thiết yếu
Và cuối cùng, sơ đồ tư duy tạo hứng thú và kích thích say mê ở người sử dụng khi tiến hành công việc. Không như với bản ghi chú tuần tự, đơn điệu, tẻ nhạt, não dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ những sơ đồ tư duy kích thích thị giác, đa sắc và đa chiều hơn. Lập sơ đồ tư duy hòa điệu với bản năng khát khao tự điền chỗ khuyết và tìm sự hoàn thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học
Như vậy sơ đồ tư duy sẽ giúp người dùng giải phóng khỏi lối mòn tư duy trong làm việc. Giúp người dùng cảm thấy được giải phóng về mặt trí tuệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và tính sáng tạo trong cách làm việc: tận hưởng công việc hơn và nhận thấy bản thân mình là một “chiếc máy ý tưởng” [3]
* Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh Trung học cơ sở
Qua thống kê, tổng kết những công trình nghiên cứu về tâm lý giáo dục – lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, có thể nhận thấy một số đặc điểm phát triển trí tuệ quan trọng của lứa tuổi này như sau:
Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện
tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
Trí nhớ: Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm
cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao
Học sinh Trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
Tƣ duy : Hoạt động tư duy của học sinh Trung học cơ sở có những
biến đổi cơ bản
Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
duy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy
Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.
Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại cho thấy số học sinh Trung học cơ sở đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn rất hạn chế. Thiếu sót cơ bản trong hoạt động tư duy của nhiều em nằm ở chỗ các em chưa phát huy tinh thần tự học, tự tìm tòi, phát hiện vấn đề của mình. Sự thụ động thích dựa dẫm vào giáo viên và các bạn học khác trong giờ học tác động xấu đến năng lực tự vận động ở các em hoặc tiêu cực hơn là mài mòn dần những khả năng sáng tạo tiềm tàng. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải chú ý tới khâu tổ chức quá trình dạy học. Trong đó, nhấn mạnh dến vai trò điều khiển của giáo viên và nội dung, phương pháp dạy học.
Xét đến một cách khái quát, lý thuyết sơ đồ tư duy của Tony Buzan rất quan tâm đến hoạt động của bộ não con người, cụ thể là năng lực sáng tạo, tổ chức vấn đề và ghi nhớ. Để xây dựng một sơ đồ tư duy, mỗi người đều phải biết vận dụng linh hoạt các thao tác tư duy như phân tích, liên hệ, tưởng tượng,……. Dù là sản phẩm của cá nhân hay tập thể thì sơ đồ tư duy bao giờ cũng phản ánh tương đối trung thành “bộ mặt” trí tuệ của người làm ra nó. Những đặc điểm này phần nào cho thấy sự tương thích, phù hợp với những đặc điểm trí tuệ của học sinh Trung học cơ sở, mở ra khả năng nếu áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sơ đồ tư duy vào dạy học, tư duy của các em sẽ được phát triển, bồi dưỡng và hoàn thiện hơn nữa. Từ đó khắc phục dần tình trạng học vẹt, học thụ động của nhiều học sinh hiện nay.
* Nội dung dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở
Nội dung dạy học Tập làm văn thể hiện rõ tinh thần tích hợp giữa Tiếng Việt – Đọc văn – Tập làm văn.
Trong dạy học Ngữ văn, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái nọ thông cái kia và ngược lại. như thế sẽ tránh được vướng mắc, dư thừa, chồng chéo nội dung trong quá trình dạy học Văn, Tiếng Việt và Làm văn như trước đây.
Tập làm văn là phân môn được sắp xếp dạy sau cùng trong mỗi bài học, không phải là không có dụng ý. Tập làm văn là loại văn bản ứng dụng và thực hành tổng hợp. Dạy học một kiểu văn bản nào đó trong Tập làm văn, người giáo viên cần căn cứ vào văn bản Đọc hiểu và các văn bản khác coi đó là những mô hình để nhận dạng, phân tích và vận dụng sáng tạo cho Tập làm văn. Văn bản Đọc hiểu mang tính chất sáng tạo và văn bản bổ trợ cho dạy học Tiếng Việt mang tính chất khai thác đều trở thành ngữ liệu cho việc rèn kĩ năng tạo lập văn bản trong Tập làm văn. Tác phẩm văn học và văn bản bổ trợ sẽ được phân tích, đánh giá dưới góc độ hình thành bố cục, tìm ý, lập ý, hình thức trình bày và diễn đạt theo mạch liên kết và cách hành văn.
Như vậy, để xây dựng được một dàn ý, bố cục, và cách làm một bài Tập làm văn nói hoặc viết nhất thiết học sinh phải vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng của phân môn Đọc văn và Tiếng việt. Ngược lại khi dạy học Tập làm văn sẽ giúp học sinh đọc hiểu, nghe hiểu một tác phẩm văn học hoặc văn bản khác tốt hơn. Kết hợp với những ưu điểm đã trình bày của sơ đồ tư duy, có thể giả thiết rằng dạy học Tập làm văn bằng sơ đồ tư duy sẽ cho phép học sinh nắm được chắc và đầy đủ các kiểu loại văn bản, đặc điểm của chúng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biết so sánh các kiểu loại với nhau, phát triển ý tưởng, đẩy mạnh tư duy sáng tạo. những yếu tố này sẽ là nguồn dữ liệu hiệu quả cho việc học tập phân môn Đọc văn của học sinh.
Nội dung dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở thể hiện mục tiêu rèn luyện mới.
Nếu như trước kia, chương trình Tập làm văn trong nhà trường nói chung tập trung nhiều vào mảng kiến thức, làm sao để học sinh nắm được càng nhiều tri thức lý thuyết càng tốt thì đến nay, mục tiêu ấy đã thay đổi. Cụ thể là chương trình mới đặt ra yêu cầu nhiều hơn ở mảng rèn luyện của học sinh tức tăng cường các hình thức bài tập, luyện tập thực hành, đẩy mạnh việc áp dụng tri thức, biến lý thuyết thành hoạt động thực tiễn…… từ đó, khơi gợi và phát huy tinh thần học tập tự giác, chủ động, tích cực ở học sinh. Sự chuyển biến mục tiêu ấy kéo theo sự chuyển biến những yếu tố khác trong quy trình dạy học như nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và kiểm tra đánh giá. Trong đó, đổi mới phương tiện dạy học phản ánh sự bắt nhịp kịp thời của giáo dục và khoa học công nghệ.
Phương tiện dạy học mới ở đây có thể hiểu theo hai cách một là các phương tiện dạy học của bộ môn khác được đem sử dụng lần đầu hoặc lần đầu được phổ biến rộng rãi vào dạy học Tập làm văn. Hai là các phuơng tiện không vốn nằm trong lĩnh vực dạy học nhưng có khả năng áp dụng vào và mang lại hiệu quả nhất định. Theo nghĩa này, sơ đồ tư duy với những đặc điểm, ưu điểm đã được chứng minh của mình hứa hẹn sẽ là loại phương tiện mang đến màu sắc mới mẻ hơn trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở trung học cơ sở nói chung cũng như ở chương trình Tập làm văn lớp 7 nói riêng.
Tóm lại: Sơ đồ tư duy có thể sử dụng, ứng dụng trong các bài học, môn học và các cấp học, với các cấp độ và nội dung khác nhau. Để đảm bảo sơ đồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tư duy phát huy được tác dụng giúp học sinh phát triển được tư duy, ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể chính xác theo cáu trúc trật tự, logic của vấn đề/ nội dung/ chủ đề, giáo viên cần chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học sinh động não, phát triển, bổ sung ý kiến. Trong quá trình phát