Thống nhất dàn ý của bài viết bằng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 66 - 101)

- Ghi lại đề bài lên bảng

- Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể loại, tư liệu, phong cách viết), hướng làm bài

- Lập dàn ý sơ lược cho bài văn để học sinh theo dõi

Quá trình lập dàn ý cho bài văn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo sơ đồ tư duy để học sinh xây dựng, theo dõi, nắm bắt để từ đó có thể đối chiếu so sánh với bài làm của mình

Ví dụ với đề văn: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.6. Sơ đồ tƣ duy cho: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

nh 2.6. Sơ đồ d uy ch o: Gi ải thí ch n ội du ng lời k huy ên c ủa -n in: H ọc, h ọc nữa, học m ãi .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.7. Sơ đồ tƣ duy cho: Cảm xúc về bố

Cò n vớ i đ ề vă n: Cả m xúc về bố t a c ó t hể l ập được sơ đồ tư d uy nh 2.7. Sơ đồ d uy ch o: C ảm c về bố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện được các công việc sau:

- Nghiên cứu và đưa ra phương án thực hiện áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong lập kế hoạch bài học, dạy các kiểu bài lý thuyết và thực hành, giờ trả bài để làm sao đạt được hiệu quả dạy học cao nhất

- Qua mỗi sơ đồ tư duy, học sinh rèn được nhiều kĩ năng, tăng hứng thú, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ tư duy đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học

- Cũng cần lưu ý với giáo viên rằng tùy vào tính chất từng bài học mà áp dụng sơ đồ tư duy cho phù hợp chứ không nên áp dụng một cách máy móc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Với một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc ngành phương pháp dạy học, thực nghiệm là một khâu quan trọng không thể bỏ qua. Bởi nhìn chung, nội dung nghiên cứu chủ chốt bao giờ cũng gồm hai mảng: một là phát hiện, tìm hiểu để đề ra lý thuyết; hai là đưa giả thiết ấy vào thực hành trong thực tiễn nhằm kiểm chứng mức độ chính xác và thành công.

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết khoa học mà đề tài đặt ra, kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 7.

Kết quả thực nghiệm sư phạm phải trả lời các câu hỏi:

- Việc ứng dụng sơ đồ tư duy có góp phần nâng cao hứng thú học tập và tăng cường các hoạt động học tập của học sinh hay không?

- Chất lượng học tập của học sinh trong quá trình học tập vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy so với học tập bằng phương pháp truyền thống như thế nào?

- Qúa trình dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn lớp 7 có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở hay chưa?

Việc thực nghiệm sư phạm sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên và tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời chỉnh lý, bổ sung cho hoàn thiện. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn theo phương pháp dạy học mới ở Trung học cơ sở.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức dạy học một bài Tập làm văn lớp 7 cho các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các lớp thực nghiệm , chúng tôi xây dựng giáo án riêng biệt, có sử dụng sơ đồ tư duy đối với việc xây dựng khái niệm lý thuyết và tìm hướng giải quyết cho bài tập thực hành.

- Các lớp đối chứng: sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống - So sánh, đối chiếu kết quả học tập và sử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng

- Rút kinh nghiệm những vấn đề đã thực hiện, xử lý và phân tích các kết quả thực nghiệm, đánh giá các tiêu chí theo mục tiêu nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận về tính khả thi của đề tài

3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng

Các bài dạy học Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 7 Trung học cơ sở có sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy. Giáo viên tham gia thực hiện là những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề khác nhau. Song vẫn đảm bảo có thời gian giảng dạy tối thiểu là 5 năm, có trình độ đại học trở nên được tổ bộ môn đánh giá năng lực chuyên môn thấp nhất là từ trung bình khá trở nên, nắm vững chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Đối tượng giáo viên như vậy là tương đối phù hợp để nắm bắt nội dung cơ bản, nhiệm vụ, yêu cầu của thực nghiệm sư phạm trong thời gian có hạn.

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với học sinh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Yên Lãng – Đại Từ; chúng tôi chọn ra hai lớp một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Ở lớp thực nghiệm giáo viên dạy hai bài: Luyện tập cách làm văn bản

biểu cảm và Trả bài Tập làm văn số 5 trong chương trình Tập làm văn 7 với

giáo án thực nghiệm được thiết kế có sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.

Đối với lớp đối chứng, giáo viên cũng dạy bài này mà không sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Mẫu thực nghiệm được chọn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm. Ở đây chúng tôi đã thực hiện cách lựa chọn nguyên khối (lựa chọn cả lớp). Các lớp được chọn phải thỏa mãn ba tiêu chí

- Có sĩ số xấp xỉ nhau

- Có điều kiện dạy học tương đương nhau

- Có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau

Kết quả các lớp được chọn vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng như sau:

Tên trường thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trường trung học cơ sở

Yên Lãng – Đại Từ

46 47

3.3.2. Quan sát giờ học

Giờ học thực nghiệm được quan sát bởi các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình diễn ra bài dạy học theo các tiêu chí:

- Các bước lên lớp của giáo viên, sự điều khiển và gợi ý cho các hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi của giáo viên

- Các thao tác và mức độ xử lý của giáo viên trong khi cho học sinh tiến hành vẽ và thao tác trên sơ đồ tư duy

- Tính tích cực của học sinh thông qua không khí lớp học, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như mức độ phát biểu xây dựng bài. Hình thức, chất lượng sơ đồ tư duy học sinh vẽ được

- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua các câu hỏi của giáo viên trong phần củng cố, luyện tập thực hành

3.3.3. Các bài kiểm tra

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, học sinh ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm được đánh giá bằng một bài kiểm tra thực nghiệm nhằm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đánh giá định tính về việc lĩnh hội các khái niệm cơ bản của bài dạy. - Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các khái niệm, các bước, khả năng vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.

3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Như đã giới thiệu, mục đích quan trọng của đề tài là tìm hướng thể nghiệm ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Tập làm văn cụ thể là dạy học lý thuyết, thực hành và áp dụng trong giờ trả bài. Vì vậy, một trong những vấn đề cần lưu tâm là phải làm sao để phần ứng dụng phù hợp với nội dung bài học, tiến trình bài giảng và phục vụ được quá trình dạy – học trên lớp

Trong khuôn khổ có hạn của Luận văn, chúng tôi lựa chọn hai bài học để xây dựng giáo án thể nghiệm là (1) Trả bài Tập làm văn số 5, nội dung

ứng dụng được nhấn mạnh ở mảng ứng dụng sơ đồ tư duy cho tiết trả bài và (2) Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm với bài này phần ứng dụng bản đồ tư duy tập trung vào mảng luyện tập thực hành

3.4.1. Giáo án 1

Tiết 103:

Trả bài Tập làm văn số 5 A. Mục tiêu bài học

- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về công việc tạo lập văn bản nghị luận và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu

- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân mình, từ đó có được những kinh nghiệm và quan tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau

B. Chuẩn bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Những điều cần lưu ý: Không nên coi nhiệm vụ của tiết trả bài Tập làm văn chỉ là đánh giá ưu, khuyết điểm của một bài làm cụ thể, mà người giáo viên cần giúp học sinh rút ra những bài học chung về cách làm bài

C. Tiến trình lên lớp

I. Ổn định lớp II. Kiểm tra

Thế nào là phép lập luận chứng minh?

III. Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu

và xác định nội dung của bài viết

+ Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài

- Đề bài này thuộc thể loại nào?

- Thế nào là phép lập luận chứng minh? - Để làm được một bài lập luận chứng minh cần phải tiến hành qua

những bước nào? - Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì, viết cho ai,

Học sinh đọc lại đề bài

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên

I- Tìm hiểu và xác định nội dung của bài viết

* Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người

khôngcó ý thức bảo vệ môi trường sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viết để làm gì? Để làm được đề bài trên cần phải huy động những nội dung kiến thức nào?

Hoạt động 2: Giáo viên

hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy cho đề bài

Hoạt động 3: Giáo viên

hướng dẫn học sinh tự phát biểu, đánh giá bài viết của mình cũng như của bạn

Học sinh cùng giáo viên xây dựng lại một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho đề bài

Học sinh tự nhận xét ưu khuyết điểm trong bài viết của mình cũng như của bạn

II- Lập dàn ý 1. Mở bài 2. Thân bài : 3. Kết bài :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -Vấn đề cần chứng minh đã đúng hướng và đủ sức thuyết phục chưa? -Các luận điểm đã chính xác và đủ tính thuyết phục chưa? -Các dẫn chứng đưa ra có chính xác, tiêu biểu, có được phân tích và có toàn diện không?

-Có rút ra được bài học sâu sắc và bổ ích cho bản thân không? -Bố cục có cân đối và hợp lý không?

-Có bao nhiêu lỗi về câu, các loại lỗi gì? Vì sao mắc lỗi?

Hoạt động 4: Giáo viên

nêu nhận xét chung của mình về bài làm của học sinh

Chú ý biểu dương những ưu điểm của học sinh và chỉ ra những khuyết điểm cụ thể. Phân tích nguyên nhân và nêu hướng sửa chữa

Học sinh tự sửa lỗi của mình, sau đó trao đổi với bạn để sửa lỗi cho nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

IV-Củng cố:

-Về nhà tiếp tục sửa bài viết của mình.

- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ta sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho đề bài như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ tƣ duy: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi ngƣời không có ý thức bảo vệ môi trƣờng sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.2. Giáo án 2

Tiết 28:

LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM

A. Mục tiêu bài học

- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và các đặc điểm của nó

- Luyện các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, bài viết, sửa lỗi.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ

- Học sinh: bài soạn

C. Tiến trình lên lớp

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra

- Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm

III. Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu

đề và tìm ý

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài

Giáo viên nêu câu hỏi

- Đề yêu cầu viết điều gì? - Tình cảm cần biểu hiện là tình cảm gì? Học sinh đọc đề bài Học sinh suy nghĩ và trả lời I- Tìm hiểu đề và tìm ý:

* Đề bài: Loài cây em yêu

- Đối tượng biểu cảm: Loài cây

- Định hướng tình cảm: Em yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn những cây khác?

Hoạt động 2: Giáo viên

hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy cho đề bài trên bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi

- Mở bài cần làm những gì?

- Em hãy hình dung xem cây phượng có những đặc điểm gì? - Cây phượng có tác dụng gì đối với đời sống con người?

- Đối với bản thân em, cây phượng có tác dụng gì?

Hoạt động 3: Hướng

dẫn học sinh luyện tập, viết bài

- Học sinh viết bài văn dựa vào sơ đồ tư duy vừa lập

Học sinh lập sơ đồ tư duy dựa vào những câu hỏi gợi ý của giáo viên

Học sinh viết bài văn dựa vào sơ đồ tư duy vừa lập

- Em yêu cây phượng vĩ vì nó gắn bó với tuổi học trò 2- Lập dàn ý: a, Mở bài b,Thân bài c, Kết bài: II- Thực hành trên lớp:

Viết bài văn: Loài cây em yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động 4:Giáo viên

đánh giá sự chuẩn bị ở nhà của học sinh và chất lượng tiết học

IV- Củng cố

-Về nhà viết lại bài và soạn bài “Qua đèo ngang”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.3. Sơ đồ tƣ duy: Loài cây em yêu

Gợi ý bài viết: Loài cây em yêu

Trường tôi trồng rất nhiều các loại cây, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng mát. Nhưng tôi thích nhất là cây phượng mọc sừng sững giữa sân

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn lớp 7 (Trang 66 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)