Khi hình thành xong tri thức lý thuyết, giáo viên có thể giúp học sinh khái quát, tổng hợp kiến thức bằng cách cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy minh họa lại những kiến thức đã học trong bài. Có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Gọi một học sinh lên bảng vẽ sơ đồ tư duy về những kiến thức đã được học trong bài, học sinh dưới lớp vẽ trên giấy a4
Bước 2: Chọn một vài em lên bảng thuyết minh lại theo sơ đồ tư duy của mình những kiến thức đã tiếp thu được
Bước 3: Cho cả lớp nhận xét và rút kinh nghiệm
Thực hiện sơ đồ tư duy như vậy sẽ giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh và học sinh cũng nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn, có thể nhớ được những kiến thức trọng tâm ngay trên lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ:
Hình 2.2. Sơ đồ tƣ duy các bƣớc làm một bài văn lập luận chứng minh
Hì nh 2 .2 . Sơ đ ồ tƣ d uy cá c bƣ ớc là m m ột bài v ăn l ập lu ận ch ứng m inh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.3. Sơ đồ tƣ duy cho văn biểu cảm 2.3. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để tổ chức thực hành
2.3.1. Nội dung thực hành Tập làm văn 7.
Thực hành trong làm văn có ý nghĩa rất quan trọng (nếu không nói là quyết định) đối với việc dạy Tập làm văn ở Trung học cơ sở. Từ lý thuyết đến thực hành đó là quá trình tiếp nhận và sản sinh văn bản làm văn của học sinh cũng là quá trình hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong làm văn. Vì vậy, việc thực hành làm văn nhằm mục đích:
- Củng cố, khẳng định, bổ sung lý thuyết làm văn cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn những khái niệm, những nội dung lý thuyết làm văn qua thực hành làm văn.
- Rèn luyện năng lực phân tích, so sánh, hệ thống, tổng hợp, khái quát….trong khi học làm văn để lĩnh hội có cơ sở khoa học các mẫu văn và vận dụng vào việc thực hành làm văn
- Từ đó, nâng cao năng lực nói, viết (tạo ra những mẫu văn – đoạn văn, bài văn) phục vụ cho việc học Tập làm văn và giao tiếp trong đời sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những yêu cầu và nội dung thực hành trong tập làm văn thường được bố trí, xen kẽ với học lý thuyết. Nghĩa là ngay trong khi tiếp thu những vấn đề lý thuyết học sinh đã được hướng dẫn, được làm quen với thực hành qua việc phân tích mẫu
Cũng có khi yêu cầu thực hành được tách ra (ngay trong một tiết học) thành phần luyện tập, làm bài tập. Mặt khác những tiết tập miệng, những tiết kiểm tra viết (ở nhà hay ở lớp) thì chủ yếu vẫn là yêu cầu và nội dung thực hành
Có thể thấy chương trình Tập làm văn, sách giáo khoa Tập làm văn Trung học cơ sở đều quan tâm đến vấn đề thực hành: thực hành trong lý thuyết, thực hành trong rèn luyện kĩ năng và thao tác làm văn, thực hành trong sáng tạo bài văn.
Có thể áp dụng nhiều dạng hình thức dạy học để luyện tập thực hành. Trong đó, cách phổ biến là sử dụng hệ thống bài tập.
Đối với mỗi loại văn trong chương trình, sách giáo khoa đã xây dựng một hệ thống bài tập gồm:
Bài tập tìm hiểu chung về một loại văn Bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn Bài tập tổng hợp (làm bài viết hoàn chỉnh)
Đây là một hệ thống bài tập hợp lý với từng bước đi, công đoạn trong dạy Tập làm văn nhằm giúp học sinh nắm lý thuyết làm văn và rèn các kĩ năng thực hành làm văn.
Việc thực hành làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa là học sinh đã có được môi trường giao tiếp (khi học môn Làm văn). Hệ thống mẫu văn với các câu hỏi tìm hiểu phân tích mẫu nhằm giúp học sinh đi và thực hành phân tích mẫu để rút ra đặc điểm của từng loại văn. Hệ thống đề văn với yêu cầu tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, tập miệng, làm bài hoàn chỉnh…. nhằm tạo điều kiện để học sinh thực hành những kĩ năng làm văn. Có thể coi hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú (về đời sống, văn học, lịch sử, thiên nhiên….) để học sinh tích lũy (tiếp nhận) hoặc học sinh phải thể hiện phải xử lý, phải trình bày trước yêu cầu của một bài tập cụ thể. Những bài tập như vậy vừa là môi trường giao tiếp, vừa kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh trên lớp, gây hứng thú sáng tao đối với học sinh. Vấn đề là giáo viên tổ chức thực hành trên hệ thống bài tập của từng bài dạy như thế nào cho hợp lý với từng đối tượng học sinh, và những bài tập ra thêm cho học sinh cũng phù hợp với yêu cầu, nội dung, tư tưởng, trình độ của học sinh…
Cùng với việc sử dụng đa dạng các loại hình bài tập thì vận dụng các phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại cũng đem đến những trải nghiệm mới cho cả giáo viên và học sinh trong khi luyện tập thực hành. Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung phát huy tầm ảnh hưởng vào môi trường dạy học bằng những phần mềm dạy học thông dụng như Powerpoint, violet, mindjet…..thành tựu đạt được từ những ngành khoa học khác cũng tiệm cận vào quá trình dạy học Ngữ văn như Graph. Vì thế, với các tính năng của mình, áp dụng sơ đồ tư duy cho dạy học thực hành Tập làm văn cũng là một gợi ý mới mẻ.
2.3.2. Phương pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học thực hành Làm văn 7 Làm văn 7
2.3.2.1. Tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề bài
Đề văn chứa đựng những yêu cầu về nội dung, tư tưởng, kĩ năng, thể loại khi học một loại văn nào đó trong chương trình, cụ thể ở lớp 7 đó là kiểu văn nghị luận, văn biểu cảm và văn hành chính. Đối với học sinh, trước một đề văn là trước một nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp cần được lựa chọn những cách biểu hiện, trình bày
Vì vậy, muốn phân tích đúng yêu cầu của đề phải đọc kĩ đề, xem xét những yêu cầu của đề ra thông qua việc phân tích kết cấu, nội dung, mức độ, thể loại…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phân tích kết cấu là phân tích các dạng đề, từ đơn giản đến phức tạp, kết cấu nổi hay chìm lặn, đầy đủ hay không đầy đủ
- Phân tích từ ngữ, khái niệm, hình ảnh….trong đề văn ngoài tính sư phạm còn tính thẩm mĩ. Việc phân tích từ ngữ, khái niệm, hình ảnh…trong đề văn cũng để hiểu thêm yêu cầu của đề về các phương diện nội dung, tư tưởng, dạng thức, thể loại…
Cũng cần lưu ý rằng khi phân tích để xác định yêu cầu của một đề văn, học sinh cần được trả lời các câu hỏi: Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết theo cách nào? Có trả lời đúng và đầy đủ những câu hỏi trên mới có hướng giải quyết vấn đề đúng và bài làm mới tập trung được nội dung, ý định của người viết
Quá trình phân tích đề cũng là quá trình tìm ý cho nội dung của đề văn. Ý (nội dung) của đề nằm trong từ ngữ, trong hình ảnh, trong khái niệm, trong giới hạn, trong kết cấu của đề. Giáo viên phải biết hướng dẫn, gợi tìm để học sinh tự tìm, tự phát hiện ra các ý của đề. Giáo viên có thể đưa ra nhiều dạng đề để học sinh tự phân tích và tìm ra ý của đề bài yêu cầu. Có như vậy, việc tìm ý, triển khai ý của đề bài mới trở thành thói quen đối với học sinh, để nội dung bài viết không bị nghèo nàn, sơ lược.
Ví dụ với đề văn: Chớ nên tự phụ
Để tìm hiểu đề ta có thể đi vào trả lời các câu hỏi sau: - Đề nêu vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? - Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
Trả lời được những câu hỏi nêu trên chúng ta đã hoàn thành bước tìm hiểu đề cho bài văn nghị luận.
2.3.2.2. Lập ý bằng sơ đồ tư duy
Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề, tìm được ý của đề thì đến bước lập dàn ý. Dàn ý chính là dàn bài, đề cương…bài viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dàn ý phải là một hệ thống luận điểm của bài viết vừa thể hiện nội dung cần được trình bày vừa giúp người đọc tiếp nhận dễ dàng ý định làm bài, tác động đến người đọc cả về nhận thức, về tình cảm
Khi lập dàn ý cần tổ chức cho học sinh mở rộng và triển khai các luận điểm (ý lớn) thành các luận cứ (ý nhỏ). Hệ thống luận điểm phải logic thì hệ thống luận cứ trong từng luận điểm cũng phải logic, trật tự, khoa học
Trong khi lập dàn ý, giáo viên cũng khuyến khích học sinh sáng tạo, thể hiện những suy nghĩ riêng, những cách thức riêng để tạo nên một dàn ý riêng – một trật tự riêng khi làm bài
Khi cho học sinh lập dàn ý bài viết, trái với cách lập dàn ý thông thường, giáo viên có thể cho học sinh lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy. Việc lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy sẽ tạo được hứng thú cho học sinh và thể hiện được óc sáng tạo cũng như tư duy logic của các em thông qua sơ đồ các em lập được. Qua đó, giáo viên dễ dàng kiểm tra được khả năng nhận thức cũng như hệ thống các luận điểm, luận cứ của các em thể hiện qua sơ đồ. Khi lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy, học sinh phải xác định được tâm bản đồ (tức từ khóa/ ý tưởng trung tâm của bản đồ) rồi từ từ khóa, học sinh triển khai thành các luận điểm và luận cứ nhỏ hơn
Chẳng hạn khi dạy xong phần văn nghị luận giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận với đề bài là: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta”. Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến
thức đã học trong phần lý thuyết về loại văn nghị luận để viết thành một bài hoàn chỉnh. Dạng thức bài tập sáng tạo này ứng với mức cao nhất hiện nay trong các cấp độ tư duy được sử dụng cho bàn tập thực hành.
Bài tập này có thể tiến hành bằng việc lập dàn ý với sơ đồ tư duy. Trong đó, đối tượng “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người” được xem là ý tưởng trung tâm. Sự lan tỏa dần dần từ ý tưởng trung tâm những nhánh nội dung như “tầm quan trọng của rừng”, “thực trạng rừng”, “hậu quả từ việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phá rừng”, “bảo vệ rừng”….sẽ cho thấy sự triển khai sâu rộng ý tưởng trung
tâm đó. Như vậy, học sinh sẽ có một dàn ý chi tiết, được tổ chức chặt chẽ trước khi viết bài.
So với bước lập sơ đồ tư duy ở phần dạy lý thuyết, bước lập sơ đồ tư duy khi luyện tập thực hành mang tính chủ động cao hơn về phía người học. Vì trong quá trình dạy lý thuyết, chọn được ngữ liệu nhưng giáo viên hầu như vẫn thường đóng vai trò là người chọn lựa trước cho học sinh ý tưởng cần phát triển. Còn ở đây, đa số các bài tập đều đã chỉ rõ ý tưởng trung tâm trong sơ đồ tư duy cho học sinh. Chẳng hạn với bài tập trên, ý tưởng trung tâm có thể minh họa bằng hình ảnh một khu rừng hoặc lá phổi xanh... Hay với đề văn nghị luận “Sách là người bạn lớn của con người” thì ý tưởng trung tâm là “Sách là người bạn lớn của con người” – ý tưởng trung tâm này có thể thể hiện bằng hình ảnh một quyển sách, một cái bắt tay thân thiện …, Sáng tạo đến mức độ nào là tùy thuộc trí tưởng tượng và tài năng của học sinh, miễn sao phản ánh được nội dung ý tưởng và khích thích được hoạt động tư duy của chính các em. Ở đây, Luận văn xin trích dẫn một số sản phẩm sơ đồ tư duy cho các dàn bài nêu trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.5. Sơ đồ tƣ duy cho “Sách là ngƣời bạn lớn của con ngƣời”
Hì nh 2 .5 . Sơ đ ồ tƣ d uy ch o “S ách là n gƣ ời b ạn l ớn của c on n gƣờ i”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So với cách ghi chép thông thường, kiểu gạch ý theo chiều tuyến tính, lập sơ đồ tư duy trong trường hợp này có những ưu điểm sau:
* Tiết kiệm được thời gian vì học sinh chỉ tập trung vào những từ khóa phản ánh tinh thần của nội dung mình định triển khai.
* Thấy được tổng thể những vấn đề được triển khai cũng như chi tiết từng vấn đề nhỏ hình thành nên ý tưởng trung tâm
* Triển khai, diễn đạt, tổ chức tốt vấn đề nhờ đường liên kết các ý tưởng với nhau
* Với việc sử dụng sơ đồ tư duy học sinh sẽ phác họa được đầy đủ các ý lớn, cũng như các ý nhỏ cụ thể trước khi viết bài (tương đương với một dàn ý chi tiết) không sợ thiếu ý hoặc lặp ý. So với dàn ý, sơ đồ tư duy tạo cho học sinh sự hứng thú, sáng tạo hơn, phát huy nhiều ý tưởng theo mọi chiều sâu rộng
* Học sinh cũng loại bỏ được những chi tiết rườm rà, không cần thiết khi tạo lập văn bản phù hợp với nội dung yêu cầu đề bài. Tùy thuộc vào yêu cầu, dung lượng bài viết mà học sinh triển khai ngắn hay dài cho phù hợp
* Sự kết nối trong sơ đồ tư duy thể hiện phần nào sự sắp xếp ý tưởng. Vì thế, nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh có thể thấy được ý lớn, ý nhỏ rõ ràng, không mất thời gian và công sức sắp xếp lại như khi làm một dàn ý tuyến tính.
2.3.2.3. Triển khai thành bài viết
Khi lập được sơ đồ tư duy, học sinh đã có hướng giải cho các bài tập thực hành. Từ phần khung sử dụng sơ đồ này, học sinh vận dụng khả năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt của mình để xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh. Tùy theo năng lực của mỗi học sinh mà phát triển sơ đồ tư duy thành những bài viết khác nhau từ một khung sơ đồ tư duy
Khi viết bài làm văn phải dựa vào dàn ý để không bị sai lệch, khi triển khai sơ đồ tư duy thành bài viết phải biết lựa chọn sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với từng loại văn (văn nghị luận, văn hành chính, văn biểu cảm). Trong quá trình làm bài phải biết điều chỉnh nội dung, sắp xếp lại ý nếu cần thiết; điều chỉnh thời lượng và dung lượng cho từng phần từng ý; điều chỉnh cả việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở sơ đồ tư duy đã có, học sinh lựa chọn những nhánh mà mình thấy phù hợp nhất với nội dung yêu cầu của bài tập và loại bỏ bớt những ý có thể rườm rà, không cần thiết. Xem xét mức độ dài/ ngắn, đại cương hay chi