Thực hành trong làm văn có ý nghĩa rất quan trọng (nếu không nói là quyết định) đối với việc dạy Tập làm văn ở Trung học cơ sở. Từ lý thuyết đến thực hành đó là quá trình tiếp nhận và sản sinh văn bản làm văn của học sinh cũng là quá trình hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong làm văn. Vì vậy, việc thực hành làm văn nhằm mục đích:
- Củng cố, khẳng định, bổ sung lý thuyết làm văn cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn những khái niệm, những nội dung lý thuyết làm văn qua thực hành làm văn.
- Rèn luyện năng lực phân tích, so sánh, hệ thống, tổng hợp, khái quát….trong khi học làm văn để lĩnh hội có cơ sở khoa học các mẫu văn và vận dụng vào việc thực hành làm văn
- Từ đó, nâng cao năng lực nói, viết (tạo ra những mẫu văn – đoạn văn, bài văn) phục vụ cho việc học Tập làm văn và giao tiếp trong đời sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những yêu cầu và nội dung thực hành trong tập làm văn thường được bố trí, xen kẽ với học lý thuyết. Nghĩa là ngay trong khi tiếp thu những vấn đề lý thuyết học sinh đã được hướng dẫn, được làm quen với thực hành qua việc phân tích mẫu
Cũng có khi yêu cầu thực hành được tách ra (ngay trong một tiết học) thành phần luyện tập, làm bài tập. Mặt khác những tiết tập miệng, những tiết kiểm tra viết (ở nhà hay ở lớp) thì chủ yếu vẫn là yêu cầu và nội dung thực hành
Có thể thấy chương trình Tập làm văn, sách giáo khoa Tập làm văn Trung học cơ sở đều quan tâm đến vấn đề thực hành: thực hành trong lý thuyết, thực hành trong rèn luyện kĩ năng và thao tác làm văn, thực hành trong sáng tạo bài văn.
Có thể áp dụng nhiều dạng hình thức dạy học để luyện tập thực hành. Trong đó, cách phổ biến là sử dụng hệ thống bài tập.
Đối với mỗi loại văn trong chương trình, sách giáo khoa đã xây dựng một hệ thống bài tập gồm:
Bài tập tìm hiểu chung về một loại văn Bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn Bài tập tổng hợp (làm bài viết hoàn chỉnh)
Đây là một hệ thống bài tập hợp lý với từng bước đi, công đoạn trong dạy Tập làm văn nhằm giúp học sinh nắm lý thuyết làm văn và rèn các kĩ năng thực hành làm văn.
Việc thực hành làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa là học sinh đã có được môi trường giao tiếp (khi học môn Làm văn). Hệ thống mẫu văn với các câu hỏi tìm hiểu phân tích mẫu nhằm giúp học sinh đi và thực hành phân tích mẫu để rút ra đặc điểm của từng loại văn. Hệ thống đề văn với yêu cầu tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, tập miệng, làm bài hoàn chỉnh…. nhằm tạo điều kiện để học sinh thực hành những kĩ năng làm văn. Có thể coi hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú (về đời sống, văn học, lịch sử, thiên nhiên….) để học sinh tích lũy (tiếp nhận) hoặc học sinh phải thể hiện phải xử lý, phải trình bày trước yêu cầu của một bài tập cụ thể. Những bài tập như vậy vừa là môi trường giao tiếp, vừa kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh trên lớp, gây hứng thú sáng tao đối với học sinh. Vấn đề là giáo viên tổ chức thực hành trên hệ thống bài tập của từng bài dạy như thế nào cho hợp lý với từng đối tượng học sinh, và những bài tập ra thêm cho học sinh cũng phù hợp với yêu cầu, nội dung, tư tưởng, trình độ của học sinh…
Cùng với việc sử dụng đa dạng các loại hình bài tập thì vận dụng các phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại cũng đem đến những trải nghiệm mới cho cả giáo viên và học sinh trong khi luyện tập thực hành. Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung phát huy tầm ảnh hưởng vào môi trường dạy học bằng những phần mềm dạy học thông dụng như Powerpoint, violet, mindjet…..thành tựu đạt được từ những ngành khoa học khác cũng tiệm cận vào quá trình dạy học Ngữ văn như Graph. Vì thế, với các tính năng của mình, áp dụng sơ đồ tư duy cho dạy học thực hành Tập làm văn cũng là một gợi ý mới mẻ.