Phân mảnh nhân vật

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 118 - 121)

Trong cảm quan hiện sinh, con người vừa khao khát mình là một hiện sinh độc đáo, tự do, nhưng đồng thời, con người chấp nhận những giới hạn. Con người tìm thấy sự đối sánh, soi chiếu mình trong tha nhân. Con người vừa là mình, vừa đối diện với quá trình tha nhõn hoỏ. Từ đó, hình thành nờn cỏch xây dựng nhân vật phân mảnh.

Phân mảnh nhân vật không đơn thuần là cách xây dựng nhân vật trong những mảnh vỡ của số phận, hay nhân vật đa diện. Đây là cách xây dựng nhân vật trong sự đối xứng. Những nhân vật có những nét vừa trái ngược, vừa tương đồng nhau, đó là những phân mảnh bổ xung, tương hỗ nhau. Nhân vật luôn được soi chiếu qua những nhân vật khác.

Với Đoàn Minh Phượng, “con người là những mảnh vụn”. Vì thế, nhân vật trong tác phẩm của chị là những phân mảnh: An Mi – Michael ; An Mi – Anita ; An Mi – An, Marcus (Và khi tro bụi); Mai – Chi, người mẹ - Dì Lan (Mưa ở kiếp sau) vừa đối lập, vừa bổ xung cho nhau.

An Mi và Michael có rất nhiều khác biệt, nhưng thực chất họ lại tương đồng và bổ xung cho nhau. Những điểm tương đồng của hai nhân vật này có thể dễ dàng nhận thấy:

-Viết chung một cuốn sổ. Đó là nơi neo giữ câu chuyện của mỗi người. An Mi viết được vài câu rời rạc và vô nghĩa. Câu chuyện của Michael nhập nhằng giữa sự thật và tưởng tưởng.

-Cả hai đều chạy trốn quá khứ, tự cắt vụn cuộc đời của mình để dễ sống hơn. Michael từ bỏ Marcus, chấp nhận cuộc sống hiện tại. An Mi quên đi cái chết của mẹ và em gái. Chỉ khi cận kề cát bụi, cô mới

Hai nhân vật này đối xứng, soi chiếu nhau để họ nhận ra bản chất của mình. Khi trăn trở tìm sự thật trong câu chuyện của Michael, tự An Mi nhận thấy:”Trong câu chuyện của Anita, tôi tưởng tôi là Marcus bị bỏ rơi. Bây

giờ tôi chợt hiểu ra mình là Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ để đổi lấy sự ấm êm trong căn nhà của Sophie.” [18, 77]

Chính Đoàn Minh Phượng cũng ngạc nhiên: ôViết đến cuối truyện tôi

mới nhận ra sự giống nhau giữa gia đình người Đức này và nhân vật tôi: Họ là những người tình cảm bị tê liệt vì từ chối quá khứ và trách nhiệm, họ đánh đổi tình yêu lấy sự an toàn. ằ [78]

An Mi – Anita cũng là những phân mảnh của nỗi buồn. Cả hai người phụ nữ bất hạnh, gặp nhau trong nỗi cô đơn, hoang hoải. Một người là bóng ma, một người đi tìm cái chết...Họ tương đồng trong nỗi u buồn miên viễn của số phận.

Mưa ở kiếp sau xuất hiện những nhân vật kộp. Kỡ Mai – Kì Chi,

Người Mẹ - Dì Lan. Chi là một phần của Mai, là nỗi buồn của Mai. Mai là thực, Chi là ảo, Mai là sự kiếm tìm và hoang mang, Chi là khát vọng trả thù và giải thoỏt...Những nhân vật này được soi chiếu, đan xen vào nhau.

Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, xuất hiện sự đối xứng giữa các nhân vật. Hoàng – Nhã (Cơ hội của chúa), những người bạn trải nghiệm những tráo trở trong cuộc sống. Họ là những phân mảnh vừa cú nột chung, vừa đi về hai thái cực khác nhau. Hoàng tìm đến rượu, Nhã dấn thân vào thế giới đồng tiền. Hoàng – Tâm, cũng là những phân mảnh của tính cách. Hoàng chấp nhận thực tế trong sự gián cách với mỡnh. Tõm muốn đổi thay thực tế, bằng chính khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ. Cả Tâm và Hoàng đều mang những trăn trở, nỗi hoài nghi ám ảnh về những biến động của cuộc sống.

Trong Khải huyền muộn, có sự tương ứng của những nhân vật trong cốt truyện lồng ghép. Nhân vật nhà văn – Bạch, cô người mẫu – Cẩm My…

Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà luôn được soi chiếu từ nhiều mảnh của cuộc đời và nhân vật khác. Cách xây dựng nhân vật trong sự lồng ghép, đan cài, tạo nên nột duyờn riờng của Nguyễn Việt Hà.

Cô người mẫu, từ cuộc đời thực khốc liệt soi chiếu qua nhân vật Cẩm My, cô vừa giống vừa khác với nhân vật ấy. Nhà văn, trong câu chuyện đối xứng với nhân vật nhà văn Bạch. Họ dường như vừa phân tách vừa hoà hợp để thể hiện những cảm nghiệm về cuộc sống. Mỗi người có câu chuyện của riêng mình, lồng ghép trong nhau tạo nên cuộc sống bộn bề phức tạp. Chúng ta chỉ có thể hiểu nhân vật qua chính những phân mảnh của nó, những góc khuất được soi chiếu từ nhân vật đối xứng.

Những nhân vật bị tha nhõn hoỏ, luôn khao khát khẳng định hiện sinh độc đáo của mình. Dường như nhân vật nào cũng mang nỗi cô đơn, u buồn miên viễn. Cảm quan hiện sinh đã để lại trong mỗi nhân vật nỗi hoài nghi, hoang hoải trước cuộc đời. Cách cảm nhận thế giới và cuộc sống của nhà văn, đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã đem đến cho người đọc, ám ảnh về những thân phận qua những nhân vật với rất nhiều phân mảnh, có thể, trong mỗi người đọc cũng có một phân mảnh nào đó của nhân vật.

Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng là những nhà văn trẻ, mang cảm quan hiện sinh và những cảm thức của thời đại. Trong tác phẩm của họ, có những ám ảnh, bất an và âu lo cho kiếp người. Các tác giả đã thể hiện qua kiểu tư duy, qua cách cấu trúc tác phẩm và xây dựng nhân vật. Đõy chớnh là nỗ lực tự làm mới mình của các tác giả. Họ đã đóng góp cho nền tiểu thuyết hậu hiện đại dấu ấn mới.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 118 - 121)