Lồng ghép điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 109 - 113)

“Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống được

nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng: Nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào….Do vậy điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật“ [89, 310]

Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình, hoặc theo quan điểm của một trong số các nhân vật. Theo các tác giả trong lí luận văn học: Xét về trường nhìn trần thuật tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới được được nhìn từ một chỗ đứng nào đó, có thể chia làm 2 loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật. Xét về bình diện tõm lớ, có thể phân biệt trường nhìn bên trong và trường nhìn bên ngoài.

Cỏi có vai trò quan trọng nhất trong trần thuật về hiện thực là quan điểm đánh giá cảm thụ. Trong đó cảm quan của nhà văn về thế giới, con người trở thành nền tảng, chi phối điểm nhìn trần thuật.

Cảm quan hiện sinh, cảm nhận thế giới trong sự phi lí, xa lạ và phân rã, cuộc sống con người trong ám ảnh về sự hoài nghi, vụ minh…Vỡ thế, điểm nhìn trần thuật của tác giả có sự thay đổi.

Trong tác phẩm không có cái nhìn bao quát, toàn tri của tác giả. “Nếu như trước đây, các tác phẩm có lối viết theo kiểu trần thuật, thì nay nhà văn cũng đang trở thành một nhân vật tham gia vào tác phẩm, và phần nào tạo nên lối viết như thể chủ đề văn học.” [50] Điểm nhìn của nhà văn đan xen,

lồng ghép trong điểm nhìn của nhân vật. Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài cùng song hành tồn tại. Một sự kiện, có thể được soi chiếu ở nhiều điểm nhìn đối nghịch. Nú giỳp người đọc cảm nhận được sự đa chiều của hiện thực, đồng thời, thể hiện được sự hoang mang, hoài nghi của nhà văn. Nhà văn mang ám ảnh vô minh cùng nhân vật, không có điều gì được xỏc tớn trong tác phẩm.

Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, có sự di chuyển điểm nhìn của tác giả tới điểm nhìn của nhân vật. Mỗi người tự cảm nghiệm lấy hiện thực của riêng họ. Tác phẩm là tổng thể các điểm nhìn trần thuật. Tác giả cũng trở thành một nhân vật tham gia vào câu chuyện với gúc nhỡn giới hạn của cá nhân.

Từ điểm nhìn của An Mi, (Và khi tro bụi) chuyển qua điểm nhìn của Michael khi còn là cậu bé, qua những trang viết trong cuốn sổ. Trở về với hành trình tìm kiếm của An Mi, câu chuyện được tiếp nối với những điểm nhìn của Sophia, những người hàng xóm, người cha, Anita, và của Michael trong hiện tại…Mỗi con người cú cỏch lớ giải cuộc sống riờng, cú sự thật của riêng họ. Điểm nhìn của họ là sự giới hạn của nhận thức. Tác giả, hoang mang và chấp nhận những giới hạn ấy.

Với Michael thời thơ ấu của anh là ám ảnh khốc liệt về tội ác, cha giết mẹ, em trai bỏ đi…Với Sophie, đó chỉ là câu chuyện hoang đường, “người

mẹ thấy buồn và bỏ đi, chỉ có vậy thụi.” Người cha mang ám ảnh day dứt về

tội lỗi, những kí ức đau buồn của quá khứ. Rồi Michael lại phủ định chính những điều mỡnh đó xỏc tớn. Điểm nhìn của nhà văn cũng giới hạn trong điểm nhìn của cá nhân. Vì thế, tất cả những điểm nhìn trần thuật này được lồng ghép để soi chiếu một sự kiện. Tuy nhiên, nó vẫn bỏ ngỏ sự phán quyết cuối cùng cho độc giả.

Trong Mưa ở kiếp sau, điểm nhìn trần thuật được chuyển tiếp qua

ngôi kể của tác giả, Mai, dì Lan, Chi…Mỗi ngôi kể giới hạn trong nhận thức của mình về số phận, cuộc sống. Điểm nhìn của mai giới hạn trong hiện tại mơ hồ và ám ảnh. Dì Lan, mang đến cảm thức u buồn, rạn vỡ của quá khứ và những sự thật đau đớn quá sức chịu đựng của một con người. Chi là hồn ma, bé bỏng đáng thương, nó bao chứa thù hận.

Tiểu thuyết Cơ hội của chúa và Khải huyền muộn sự lồng ghép điểm nhìn được thể hiện ở khía cạnh khác. Theo nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, tác phẩm của Nguyễn Việt Hà nổi bật 2 đặc điểm trong đó, về hình thức: “nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết,

nhân vật kể về chính mình như là người đóng vai nhân vật và kể về nhà văn như là đối tượng/đối tác của mỡnh.” [89]

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, việc luân chuyển điểm nhìn giữa nhà văn và nhân vật, từ nhân vật này qua nhân vật khác rất linh hoạt. Đôi lúc chỳng cú sự đan xen khó nhận biết. Cơ hội của chúa, chương 1: Điểm nhìn của người kể chuyện, đan xen điểm nhìn của nhân vật Hoàng. Chương 2, phần 2.1 Điểm nhìn của người kể chuyện hạ thấp xuống thứ yếu. Điểm nhìn của nhân vật Hoàng rõ nét hơn. Phần 2.2 Xuất hiện điểm nhìn của Trần Bình qua hình thức 3 lá thư được xếp theo trật tự thời gian. Phần 2.3 là điểm nhìn của Nhã...

Theo tác giả Đoàn Cầm Thi, Cơ hội của Chúa là sự tồn tại song song

của ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, như thế nó cho phép người ta nhìn ở những góc độ khác nhau. Đi từ ôanh ấyằ, ôchị ấyằ sang ôtụiằ, người đọc hóa thân vào nhân vật, sống cuộc sống của nhân vật và khám phá thế giới qua con mắt của nhân vật. Ngược lại, đi từ ôtụiằ sang ôanh ấyằ, ôchị ấyằ, ta bất ngờ đứng về phía người-kể-chuyện, thường chỉ dừng lại bên ngoài, để đánh giá nhân vật một cách khách quan hơn. Một nhân vật luôn được đặt

dưới nhiều góc nhìn. Hoàng qua con mắt người-kể-chuyện: ôHoàng ấn

chuông ngôi nhà hai tầng…ằ (18, 41). Qua con mắt Thủy: ôỞ anh có cái gì là lạ. một nét yếm thế của những kẻ duy tâm (…) Ở Hoàng thiếu dũng mónhằ (18, 152-163). Qua con mắt Tâm: “với riờng tụi Hoàng luôn là thần tượng. Đến tận giờ người tuyệt vời là thông minh và nhân hậu duy nhất tôi được gặp vẫn là Hoàng” (18, 294). Qua con mắt Nhã: “sự hiện diện của Hoàng trên cõi đời này đối với tôi là một điều kỳ dị. Nếu thật đúng ra cậu ta phải chết yểu. Tôi chưa bao giờ thấy Hoàng dối trỏằ (18, 458). Qua con mắt

của chính Hoàng: “Người tôi lem nhem một nỗi buồn chán. Tôi loay hoay

và tôi làm phiền nhiều người. Tại sao lại thế” (18, 430).

Cách lồng ghép những điểm nhìn tạo ra sự linh hoạt trong việc phản ánh những góc khuất của cuộc sống, góc khuất trong tâm hồn con người. Nhân vật có điểm nhìn ngang hàng với gúc nhỡn của người kể chuyện. Điểm nhìn bên trong và bên ngoài thường xuyên có sự giao thoa. “Thằng Hoàng

không về nhà đi ra bờ hồ ngồi một mình. Mặt hồ đen, lóng lánh dưới đáy vài ba ánh điện tắt muộn. Nó mông lung. Kể từ đấy thằng nhỏ mười ba tuổi hay chữ vĩnh viễn bị đóng đinh câu rút trên cây thánh giá hoài nghi. Lớn lên, cứ mỗi lần bị ăn đòn ngã sấp ngã ngửa, Hoàng lại nhớ tới buổi xem phim ấy. Không thể quờn cỏi lần thứ tư do dự a dua chúng bạn, rồi bất thần móng vuốt vô tư của cuộc đời chụp đúng, Hoàng ghét và kiêng số bốn.” [10, 22]

Khó có sự phân biệt giữa các điểm nhìn trong một đoạn văn ngắn như thế này.

Sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật tạo nên cấu trúc đa tầng, lồng ghép cho tác phẩm. Hệ thống điểm nhìn trần thuật thực chất là tổ chức cách tiếp cận hình tượng cho người đọc. Các nhà văn đã tạo nên độ mở của các sự kiện, đưa người đọc trở thành một nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Một vấn đề luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, không có cái nhìn toàn tri cho mọi người, không có sự xỏc tớn của tác giả. Các nhà văn cố gắng tái hiện cuộc sống trong những biến động, đổi thay, tái hiện những trăn trở, bất an trong tâm hồn mỗi người.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 109 - 113)