Con người mất chúa trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 71 - 79)

Thế kỉ XXI là thế kỉ con người mất Chỳa. Từ sâu xa, con người nhận thức được sự nhỏ bé, vô nghĩa, lạc loài của mình. Không còn sự minh triết khi tìm đến Thiên Chúa, con người sống trong “tình trạng xung khắc”: với Thượng đế, với thiên nhiên, với người khác và với chính mình. Con người đối diện với sự giòn ải của cuộc sống, sự vong thõn, vô minh và hoài nghi.

Thực chất, ảnh hưởng của tôn giáo không thể phủ nhận trong Cơ hội của chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, nhưng bối cảnh và cảm quan hiện sinh chi phối chính đến cảm quan về con người. Tác giả không đưa con người đến thái độ đào nhiệm, trốn tránh hiện tại bằng tôn giáo. Con người hiện sinh là con người tự chịu trách nhiệm, giải quyết những vấn đề của mình. Nhưng thực tế, họ trở thành những con người bất khả tri, hoài nghi trước mọi giá trị đã được xỏc tớn, chua chát nhận ra sự vô nghĩa của cuộc sống. Đó là con người mất Chúa.

Nguyễn Việt Hà từng nói: “Tụi không để ý lắm tới cốt truyện, nhân

vật sống và làm việc như thế nào, mà chỉ quan tâm tới vấn đề tại sao họ lại sống như vậy.” [45] Nhưng có vẻ nhà văn cũng đầy băn khoăn. Câu chuyện

vẫn luôn bỏ ngỏ.

Nhân vật tiểu thuyết mang ám ảnh về những điều không biết, không hiểu và không thể. Xuyên suốt trong tác phẩm, những từ “khụng biết, không hiểu” được lặp với mật độ dày đặc. “Khụng biết” được lặp lại 58 lần, “khụng hiểu, không hiểu sao” được lặp lại đến 46 lần. Dường như nhân vật nào cũng mang ám ảnh về sự vô minh: cái không biết thường xuyên được nhắc đến. Con người không biết về những điều đã qua, chưa tới và ngay cả trong hiện tại, con người cũng ám ảnh bởi sự bất tri ấy.

Con người vô minh trước thế giới, trước tha nhân, thừa nhận những giới hạn của nhận thức. Huyền và Tâm: “Mấy tháng anh sẽ quên em.” “Anh

lấy suất đi du học Hà Lan “Anh ta không biết rằng mình lo cho sự nghiệp

của anh ta đến đứt cả ruột”. [10, 24]

Trần Bình cũng trăn trở trước sự vô minh: “Trên đời này đầy những

cỏi ỏc. Có người vô tình làm ra cỏi ỏc mà không biết. Tôi đang là nạn nhân của một cái ác vô thức. [10, 34] Đối diện với quá khứ của mình, con người

vẫn loay hoay: “Tại sao tôi không thi hành nghĩa vụ quân sự, tiêu chuẩn tối

thiểu của một nam công dân lương thiện. Tôi sợ sự gian khổ và những nội quy khắc nghiệt chăng, hay có sự liên tưởng nào đến Hemingway và Remarque. Không biết. Thật nhiều sự loay hoay ở tôi. [10, 56]” Con người

không biết, không hiểu chính bản thân mình.

Đây là đoạn đối thoại giữa Trang Tử và Huệ tử, cũng ám ảnh bởi cỏi khụng biết, sự giới hạn của thánh nhân: “- Thế theo bác con người tiêu

chuẩn là như thế nào. - Tôi không biết. (…) Không biết thích sống, không biết ghét chết. (…) Cú cỏch hợp với vật mà không ai biết đến đâu mà cùng. (…..) Những bậc thánh nhân đó, đều biết tỡm cỏi mỡnh không biết mà chẳng ai biết tỡm cỏi mà mỡnh đó biết. Ðều biết chờ cỏi mỡnh cho là không phải mà không biết chờ cỏi mỡnh đã cho là phải.” [10, 106] Hữu tri và vô

tri, minh triết và vô minh rất gần gũi nhau. Ám ảnh về cái không biết trở thành phổ quát đối với mọi loại người.

Hoàng không hiểu nổi những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống. Cuộc sống của anh lặp lại trong cái vòng luẩn quẩn vô nghĩa.

Tâm trăn trở khi phải đối diện với cuộc sống mà anh cũng không hiểu được. “lạy chúa, ý của người quả là tăm tối.” Dấn thân vào những phi vụ làm ăn với sự khốc liệt của đồng tiền, quyền lực, anh không hiểu được thế giới mình đang sống, những việc mình làm.

Trong Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, sự hoài nghi và nỗi ê chề bi đát về sự vô nghĩa của cuộc sống trở thành một ám ảnh đối với con người vô minh.

Từ sự vô minh trong nhận thức, dẫn đến sự hoài nghi của con người:

“Biết làm gì. Nghi ngờ tất cả và đọc thiền. Cái bẩn thỉu của người có học đó là vật chất hoá vốn kiến thức. Một phương tiện để đạt đến sự vinh thân phì gia. Thế nhưng người ta lại bôi màu mè cho cái ấy, tôn xưng là cao quớ. Ðem cái bản ngã thành đạt của một vài kẻ ra làm baremt chuẩn cho toàn bộ xã hội. Kiến thức là cái anh biết mà tôi không biết hay nói khác đi kiến thức là sự tự an ủi, là tiếng vọng thì thầm của Chúa, xoa dịu nỗi đau của kẻ nhạy cảm. [10, 196]

Con người hiện sinh hoài nghi những chuẩn mực định sẵn của cuộc sống và đôi khi họ hoài nghi chính nhận thức của bản thân mình. Cuộc sống với những điều phi lí và mâu thuẫn, sự va vấp với hiện thực, khiến con người mất đi niềm tin vào những nền tảng giá trị. Con người đầy hoài nghi và hoang mang.

Sự hoài nghi của Hoàng xuất phát từ những va vấp với cuộc sống.

“Kể từ đấy thằng nhỏ mười ba tuổi hay chữ vĩnh viễn bị đóng đinh câu rút trên cây thánh giá hoài nghi. Lớn lên, cứ mỗi lần bị ăn đòn ngã sấp ngã ngửa, Hoàng lại nhớ tới buổi xem phim ấy.” [10, 22] Những nền tảng giá trị

đều được nhìn qua một lăng kính hoài nghi.

Hoàng hoài nghi chính bản thân mình “Những hoài bão ăm ắp khi va

chạm với thực tế đời thường tạo ra những bong bóng xà phòng tròn trĩnh. éó đủ thấy vị đắng của miếng cơm ăn nhờ. Mỗi chiều muộn uống ly rượu lẻ từ quán cóc về, đã thấy ngưỡng cửa nhà người cao quá khó trèo qua. Biết làm gì. Nghi ngờ tất cả và đọc thiền. [10, 27]

Con người khủng hoảng khi đối diện với cuộc sống, với chính mình.

“Anh chỉ là thằng hèn. Một cái hũ rượu dột chứa đầy dối trá. Vâng, anh sợ hãi dư luận. Những năm tháng đó anh vẫn tưởng mình làm được cái gì. Thanh danh. Trinh tiết. Quả là những khái niệm chõn chớnh….Hóy nguỵ biện đi, kẻ chối chỳa.” [10, 58]

Sự hoài nghi của Hoàng xuất phát từ sự chiêm nghiệm, từng trải trong cuộc sống ngang trái. Còn Thủy, cô sinh viên ngây thơ trong sáng, mang những ám ảnh hoài nghi từ những cảm nghiệm bất an. “Lần đầu tiên trông

thấy anh, em đó yờu anh. Em nhớ anh khủng khiếp. Chỉ vì nhớ anh mà em phải thi lại môn lịch sử Đảng.” “ Thế mà bây giờ em lại hoang mang.”

Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, con người thường tìm đến tôn giáo. Nhưng đó không còn là nơi cứu cánh cho con người. Tôn giáo cần ở con người một lòng tin tuyệt đối, thanh sạch và tận hiến. Đó là thế giới con người sống bằng đức tin, trong đức tin. Nhưng khi hoài nghi trước cuộc sống, đồng thời với nó là sự đổ vỡ lòng tin. Với Nhã: “Sẽ không tin bất cứ

điều gì và không tin bất cứ vào ai.” [10, 129]. Mẹ Nhó thỡ cả đời “ chưa kịp tin cỏi gỡ.” [10, 133] Hoàng dằn vặt: “Sỏng danh Chúa, tại sao có những lúc con lại không tin ở Người.” [10, 154] Bởi “Cũng như nhiều kẻ đọc tạp nham, sự trong trắng của đức tin của tôi bị vấy sạm bởi những lập luận logique lạnh lùng của chữ nghĩa. Jean Guiton, một triết gia rất già người Pháp núi "Cú một sự đối lập thê thảm giữa đức tin và lý trí. Bằng cách làm cho lý trí tin là điều khá khó khăn nhưng nhất thiết phải làm cho đức tin trở nên có lý". Con người vô minh, hoài nghi không còn niềm tin

khi đối diện với sự khốc liệt, hỗn loạn của cuộc sống.

Con người trở thành những kẻ mất Chúa, từ chối lòng tin. “Lạy Chúa,

ý của Người quả là tăm tối. Mọi sinh vật ra đời đã hoàn thiện. Qua bàn tay của Chúa không thể có mặt hàng thứ phẩm. Vậy làm sao lại cú cỏi ỏc.”

Không có một sự xỏc tớn tuyệt đối nào. Con người hoài nghi sự sắp đặt của đấng tối cao. Con người không còn tin vào những giỏo lớ khi va vấp với những khốc liệt của cuộc sống.

Khi đó, họ không còn lòng tin vào bản thân mình, những khát vọng, tan tác đổ vỡ trước cuộc đời. “Cứ nghĩ rằng tương lai giải Nobel sẽ lủng

sự cao đạo của minh tinh Clack Gable.” Nhưng thực tế, hoàng nhận thức

được, mình “tha hóa từ bình thường sang tầm thường.”

Cảm quan hoài nghi trước cuộc sống, hoài nghi bản thân mình xuất hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng tạo nên ám ảnh u buồn bi đát. Con người trong thời đại mất Chúa, muốn tự xác lập những chõn lớ mới qua sự tự cảm nghiệm của cá nhân, nhưng họ lại hoang mang trước những mảnh vỡ của chõn lớ. Không còn sự độc tôn của giá trị, con người cũng được đong đếm với đồng tiền “Muốn biết rõ về ai nờn

nhỳng người ấy nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài.” [10, 239]

Thiên Chúa giáo cho rằng, Chỳa đó sáng tạo ra con người theo hình mẫu của Ngài. Cuộc sống con người là cao quý, không ai có quyền vứt bỏ.

Trong thời kì hiện đại, thế giới trong mắt các nhà hiện sinh như một cạm bẫy khổng lồ, con người bị cuốn đi trong vòng quay của cuộc sống, bởi thế, họ thấm thía hơn ai hết về cuộc sống tẻ nhạt vô nghĩa, lặp lại trong sự phi lí của kiếp người. Con người bất an và ưu tư trước cuộc sống.

Với sự khủng hoảng sâu sắc trong nhận thức của con người, mọi điều xỏc tớn bị hoài nghi. Con người chấp nhận những giới hạn nhận thức, hoang mang trước sự nhỏ bé, ám ảnh về sự vong thân, vô nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống của con người trở thành một sự nhẫn nhục, sự thua cuộc.

“Heidegger lạnh lùng quan sát kĩ thân phận con người và tuyên bố rằng sự tồn tại này là một việc nhẫn nhục. Chỉ có một thực tế duy nhất đó là nỗi “bận tõm” trong toàn bộ cấp bậc thứ hạng của sinh thể. Đối với con người mất hút trong thế giới cùng những trò tiêu khiển của nó, thỡ cỏi nỗi bận tâm đó là một nỗi sợ hãi ngắn ngủi và thoáng qua. Nhưng hãy để cho nỗi sợ hãi ấy có ý thức về bản thân nú, thỡ khi ấy nó sẽ trở thành nỗi bất an” [4, 251]

Camus cũng từng viết về cái ngao ngán khi cảm nhận cuộc đời vô nghĩa, phi lí: ô Cả cuộc đời tụi đó ở đằng sau. Tôi nhìn thấy toàn thể cuộc

đời đú, tụi thấy hình dáng nó và những di động chậm chạp đã đưa dẫn tôi đến đây. Chả có gì nhiều để nói, đấy chỉ là sự thua cuộc, chỉ có thế… tôi sẽ cứ sống thừa ra. Ăn, ngủ. Ngủ ăn. Hiện hữu lai rai, nhè nhẹ, như cây cối, như một vũng nước, như chiếc ghế màu đỏ trong tàu điệnằ [27, 388]

Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng con người triền miên trong ám ảnh u buồn. Nỗi buồn miên viễn ấy xuất phát từ sự bất lực trước cuộc sống. Con người ý thức rõ sự vô nghĩa của mình. Nguyễn Việt Hà lại khai thác cuộc sống vô nghĩa của con người trong môi trường công chức.

Kafka đã từng coi thế giới công sở như một thế giới cạm bẫy, làm tha hoá con người. Trong thế giới công sở, thời gian, không gian bị thu hẹp. Hoạt động của con người bị lặp lại, giới hạn. “Thế giới trong tác phẩm của

Kafka được phân chia thành hai đối tác: một bên là nhân vật chính, với bên kia là phần còn lại của thế giới với lối sống bầy đàn.” [4, 40]

Nguyễn Việt Hà đã từng băn khoăn trước môi trường quá bình lặng của Việt Nam hiện nay, không phải là môi trường tốt cho trí thức. Đó là một ám ảnh trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Thế giới công chức với cuộc sống tẻ nhạt, lặp đi lặp lại, vô nghĩa. Thế giới làm tha hoá con người. “Hệ

thống công sở ở VN cũng như cuộc sống công chức nói chung là trì đọng, nhàm chán. Cuộc sống công chức chỉ cần làm theo nếp, kinh nghiệm chứ không cần tới sự sáng tạo. Họ là những phiên bản hao hao nhau và rất phẳng phiu. Tôi đả phá chế giễu đời sống công chức bởi chính sự nhàm chán đó sẽ tiêu diệt trí thức.”[45]

Vì thế, các nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà luôn cảm nghiệm sự vô nghĩa trong cuộc sống của mình. “Sinh hoạt công chức là một vũng lầy

đọng nhiều những thói nửa hay nửa dở của đám tiểu thị dân. Một phòng lắp máy điều hoà nhiệt độ chưa tới trăm thước vuông gồm khoảng ba chục

người lổn nhổn giới tính và tuổi tác. Những cành hồng không nụ không hoa chỉ còn lặt vặt gai với những chồi chưa già đó ỳa. Hoặc mới ở quê theo chồng theo cha ra đô thị chưa được năm năm. Hoặc hai ba đời gốc gác thành phố. Sền sệt giống nhau, quện vào nhau.” [11, ]

Hoàng sống trong môi trường công chức, anh hiểu được những điều giả dối nó đang cố che đậy bằng nhịp sinh hoạt nền nếp quy củ: một buổi bình bầu lao động tiên tiến, những vị sếp kí nhanh như tráo bài, cô nàng Mộng Hoa đỏng đảnh, soi mói. Là một trí thức tự trọng, đã từng mang những hoài bão, nhưng rồi, những va chạm với cuộc sống, sự bất khả tri trước hiện thực khiến Hoàng trở thành con người tha hoá: “từ bình thường

sang tầm thường”. Cuộc sống của anh là sự lặp lại phi lí.

Cuộc sống của Hoàng là những vòng quay đều đặn: ô Nhiều khi biết là dở là xấu nhưng khó bỏ. Hoàng đi làm theo tuyến nhất định. Sự đơn điệu trong quĩ đạo chuyển động là một đặc trưng mang đầy tính công chức. Ði xe đạp vòng nửa bờ hồ. Khi tan về vòng nốt nửa kia. Một tháng vẽ đủ ba mươi vòng. Những số không tròn trĩnh ngấm ngầm minh hoạ cho một thứ triết lý hư vô rẻ tiền.”

Vũ là một quan chức cao cấp cũng ngạc nhiên trước những nhem nhốc của giới mình. Dưới cách nhìn của cô người mẫu: “quan chức hầu hết

đều có vẻ tự tin khi mị dân, bởi đơn giản, dân chúng thường rất thích được lừa mị. Đến bây giờ tôi ang áng hiểu tại sao một người tóc bạc quan cách trí thức long lanh như thế mà lại thô bạo, thô bỉ đến cỡ đú” [11, 235]

Sự trống rỗng, chán chường, bi đát khi đối diện với mình dường như là lẽ tất nhiên của cuộc sống vô nghĩa: “Khi bải hoải bàng hoàng, bối rối

bừng tỉnh, chợt nhiên thấy mình trống rỗng vô nghĩa. Mà vô nghĩa nhất là thấy cuộc đời nhạt nhẽo của mình cũng có một ý nghĩa. Đó là khi sống gần hết với nó mới biết nó vô nghĩa đến chừng nào.” [11, 321]

Con người sống trong mâu thuẫn: một bên là sự chiêm nghiệm trước những điều phi lí, vô nghĩa của cuộc sống, muốn vượt thoát khỏi hiện thực

buồn nôn, một bên, là quán tính vẫn tiếp tục cuộc sống tẻ nhạt, lặp lại ấy. Con người cảm nghiệm sâu sắc sự tha hoá nhưng vẫn dấn thân vào sự tha hoá ấy.

Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng thấm thía và chua chát trước thân phận con người, nhỏ bé và bị động bởi thế giới xung quanh. Đó cũng là điều rất nhiều tác giả trong thời kì hậu hiện đại muốn gửi gắm trong tác phẩm. Con người vong thân, đánh mất mình. Cảm quan hiện sinh, đã thức tỉnh lại trong mỗi con người những hoang mang, lo âu. Con người đã vong thõn quỏ lõu, những trăn trở chính là hành trình đầu tiên để “trở về”, như cách nói của Đoàn Minh Phượng.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 71 - 79)