Con người vô minh, hoài ngh

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 60 - 62)

Các nhà triết học hiện sinh đã nhắc đến sự ưu tư của con người khi thức tỉnh và suy nghĩ. Trong sự thức tỉnh, con người nhận ra sự bất lực của lớ trớ. “Chúng ta chỉ là dối trá, hai mặt, mâu thuẫn và che đậy, cả với chính

ta nữa. Ai nấy đều sống trong ảo tưởng, công ý cũng như triết lý, bác học gia cũng như người dân thường.” [9, 48]

Sự vô minh của con người được phơi bày, con người sống trong những ám ảnh về cái không biết. Những chõn lớ, tập quán, những nền tảng con người tin tưởng bấy lâu chỉ là ảo tưởng, che đậy những sự thật con người không bao giờ biết.

Mỗi thời khắc trong cuộc sống đều là dự cảm và sự trải nghiệm hiện sinh. Quá khứ con người không nhận thức được, tương lai, mù mờ nhiều bất trắc, hiện tại con người cũng không biết, không hiểu – con người bất khả tri với thế giới, bất khả tri với chính mình. Tất cả chỉ là nỗi hoang mang u buồn.

Từ sự vô minh, bất khả tri, con người đi đến chỗ “bất tín nhận thức”. Nhà văn mang “khủng hoảng” trong cảm quan sáng tạo. “Những chuẩn mực

có uy tín và được lớ trớ chấp nhận” chính là những điều đáng hoài nghi

dưới mắt nhà văn hậu hiện đại.

Theo Lê An Hoài: “Nói một cách nghiờm xỏc thỡ đõy chớnh là tính

phản biện của chủ nghĩa hậu hiện đại(….) Cần nói thêm, đây là phản biện ở tính hệ thống và toàn cục chứ không phải ở quy mô nhỏ, tầm mức thấp.” “Phản biện thì không có nghĩa là phá bỏ tất cả. Cái tôi mong muốn là mở

biên, vượt qua giới hạn (mà cái chính thống quy định) đang hiện hành; gợi ra tính bất toàn của mọi khuôn định đang được áp đặt lên cuộc sống con người đương đại (mà cái chính thống thỡ luụn an ủi bằng những hình mẫu).”

Chõn lí thần thánh duy nhất tan rã. Mỗi cá nhân khao khát được khẳng định mình, tự cảm nghiệm lấy chõn lớ. Bởi “hậu hiện đại nó khuyến

khích người ta chấp nhận những cái khác biệt.” [43]

Với buổi Hoàng hôn của những thần tượng, Nietzsche đã đem đến món quà tặng tuyệt vời cho con người. “Đõy là cuộc tuyên chiến vĩ đại. Đây

là cuộc mổ xẻ tàn nhẫn lớ trớ, luõn lớ, tõm lớ học, lòng ái quốc, vị tha, tình nhân loại… Đây là cuộc lột mặt nạ không thương tiếc những nhân vật, “những thần tượng” tượng trưng cho những chõn lớ, những giá trị cũ: Socrate, Platon, thiện ác, đẹp xấu… và những “thần tượng” tượng trưng cho những chõn lớ và giá trị mới: Renan, Rousseau, Sainte-Beuve, G. Eliot…” [25, 7] Ông đã đưa con người đến sự lựa chọn: “Sự thức tỉnh của

nhân loại bắt đầu với song luận này: “Hoặc chúng ta phá huỷ sự sùng bái

của chúng ta hoặc chúng ta phá huỷ chính chúng ta”. [25] Ông đã “sửa soạn

cho nhân loại một giây phút tuyệt vời trở về chớnh mỡnh”. Chỳa đã chết, con người chỉ sống trong thế giới này, trong hiện tại. “Hoài nghi là để tìm

kiếm một cách kiến giải và tạo dựng khỏc.”

Con người hiện sinh mang khát vọng được sống là mình. Họ muốn thoát khỏi “hệ thống của sự bình thản”, tự cảm nghiệm lấy chõn lớ. Nhưng đồng thời, con người luôn mang ám ảnh về sự vô minh, hoài nghi, con người đầy lo âu trước những bất ổn của cuộc sống, trước những mảnh vỡ của chõn lớ.

Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, luôn mang ám ảnh về con người vô minh, hoài nghi. Ám ảnh về điều không biết, không hiểu, không thể, thường trực trong mỗi con người.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w