NGUYỄN VIỆT HÀ VÀ ĐOÀN MINH PHƯỢNG
Trong bài viết “Thời của tiểu thuyết”, tác giả Nguyễn Huy Thiệp có trích dẫn quan điểm của Nguyễn Việt Hà: “Các nhà văn trẻ tương lai muốn
bứt phá lên, muốn thành danh cần phải tìm ra một hướng đi mới với hình thức khác, thể loại khác mới hũng “tiờu diệt” được các nhà văn tiền nhiệm “đỏng ghột.” [43]
Thể loại tiểu thuyết được coi là thể loại hợp thời. Nó vừa là thể loại hỗn tạp dung nạp tất cả những ngổn ngang của thời đại, vừa cố gắng hình thành những chuẩn mực mới thoát khỏi những khuôn sáo cũ.
Cảm quan hiện sinh đã đem đến cho tiểu thuyết những động lực mới để cách tân. Cách nhìn về thế giới, con người thay đổi, nghệ thuật tiểu thuyết cũng biến đổi để phản ánh được những xáo trộn tinh thần của một thời kì bất ổn. Đây không còn là một món lạ để hút người đọc. Nhà văn phải cảm nghiệm nó trong chiều sâu, gửi gắm những trăn trở, lo âu về kiếp người thông qua thể nghiệm nghệ thuật mới. Rất nhiều nhà văn đã sáng tác theo cảm hứng hiện sinh, qua việc hư vô hoá đời sống, nhìn cuộc đời trong sự phi lí, vô nghĩa đến cùng cực.
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã tách khỏi dòng văn học ấy bằng sự thể nghiệm mới trong tiểu thuyết của mình, từ nội dung đến nghệ thuật.
Cảm quan hiện sinh được thể hiện thông qua toàn bộ nội dung và nghệ thuật tác phẩm từ tư duy, ngôn ngữ, cấu trúc, nhân vật, giọng điệu. Nhưng chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, thể hiện rõ nét cảm quan hiện sinh trong tác phẩm, đồng thời thể hiện những nét độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng.
Cảm quan hiện sinh thể hiện cách nhìn, cảm hứng sáng tác của nhà văn, từ đó tạo nên một kiểu tư duy đặc trưng - tư duy hiện sinh, lấy cái phi duy lí, chống lại cái duy lí của ý thức. Khi tư duy thay đổi, cách cấu trúc tác phẩm cũng thay đổi, nó phản ánh nỗ lực cách tân của tác giả để thể hiện rõ nhất ý đồ nghệ thuật của mình. Mặt khác, triết học hiện sinh là triết học về con người cụ thể, con người như một nhân vị tự do, cảm quan hiện sinh, mang những lo âu, bất an về con người, nó được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật phi trung tâm hoá và nhân vật phân mảnh.
Trong khuôn khổ nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện sinh, chúng tôi tập trung vào kiểu tư duy hiện sinh, cách cấu trúc và xây dựng nhân vật.