Khát vọng được cứu chuộc

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 89 - 92)

Những triết gia hiện sinh chia thành hai trường phái: hiện sinh vô thần và hiện sinh hữu thần. Dù muốn kiếm tìm bản thể mình trong việc hướng đến Thiên Chúa hay đập vỡ các thần tượng thì những nhà hiện sinh vẫn mong muốn con người được trở thành nhân vị tự do, độc đáo.

Con người hiện sinh cảm nghiệm sâu sắc sự bi đát của cuộc sống, họ vẫn mang khát vọng được cứu chuộc. Thực chất, đó là khát vọng được thanh lọc mình trước cái đẹp. Trong thời kì không còn một chuẩn mực giá trị, những con người hiện sinh muốn tự xác lập giá trị lấy cho cuộc sống của mình. Trước cuộc sống nhiều nhọc nhằn, nhiều cạm bẫy, con người tìm nơi nương náu. Nhưng không là sự phó thác cho một đấng siêu hình vào kiếp sau. Họ khao khát đổi thay cuộc đời mình ngay trong hiện thực. Sự huyền nhiệm đem đến cho con người sự minh triết trước cuộc sống trong thời đại mất Chúa với sự rạn vỡ của các giá trị.

Những nhân vật trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng thường tìm kiếm sự giải thoát cho mình. An Mi đi tìm sự thật trong câu chuyện của người trực đêm, cũng là cỏch cụ giải thoát khỏi gánh nặng trong cuộc đời mỡnh. Cụ không đủ dũng cảm để ném quyển sổ đi. Sự kiếm tìm là cỏch giỳp cụ thanh thản, thoát khỏi ám ảnh thân phận và cũng là cỏch cụ tìm lại bản thân mình. Cụ đó cứu chuộc cuộc đời mình bằng cái chết, bằng nỗi buồn miên viễn để có được ý nghĩa cuộc sống đích thực.

Mai kiếm tìm sự thanh thản trong tâm hồn nơi cửa phật: “Phật không

mở ra để trừ ma đuổi quỷ. Chỉ mong những oan hồn nghe tiếng chuụng thỡ sầu hận lắng xuống, rũ bỏ dục vọng, xa lìa trần thế.” [19, 361] Cửa phật là

nơi cụ tỡm đến để có sự thanh thản, bình yên. Có được sự minh triết. Thực ra, đây không phải là sự chạy trốn nỗi bất an: “Tụi khép mắt ngồi thiền đến gần nửa đêm. Khi mở mắt, tôi không thấy bình an. Tụi khụng bước qua được nỗi buồn, sự hối hận và tuyệt vọng từ hôm mẹ mất.” [19, 241] Con

người tìm đến sự cứu chuộc là tìm đến sự minh triết trong cuộc sống. Khi trải nghiệm cuộc sống, thấu hiểu những đau đớn và bất hạnh, chỉ có sự cứu chuộc mới nâng đỡ con người. “Tụi khóc, và trong lúc khúc, tụi cầu xin Đức

Phật Bà đến với tụi. Tụi buồn và tôi sợ. Sao tụi cú một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nổi” [19, 2443]

Với Nguyễn Việt Hà: “Sự cùng quẫn cuối cùng của con người đấy là

cơ hội của Chúa. Ðấng Ki Tụ đó cú lần phán như vậy.”[10, 154] Khát vọng cứu chuộc trở thành một ám ảnh đối với con người mất chúa.

Tâm từng nguyện cầu: “Lạy Chúa, chỉ có sức mạnh hiển linh tuyệt vời của Người mới cứu được con. (….) Con là đứa con bé nhỏ của Người và Người không nỡ quên. Khi con vượt qua được sự cám dỗ, dạn dĩ nhìn vào bình minh của ngày hôm sau, nhìn thẳng vào mắt người đầu tiên trong ngày đang đi đường kia, con mới biết õn Chỳa to lớn nhường nào. Con vẫn được là con của Chúa, không phải vì con có học, có lòng trung thực hay dũng cảm. Mà đó là ý Chỳa.” [10, 55]

Đây là khát vọng thiêng liêng và tha thiết của con người trong thời đại mất chúa, thời đại của những đổ vỡ. Khát vọng cứu chuộc vừa thiêng liêng, cao cả vừa là một phần trong sâu xa ý thức của mỗi người, của thời đại. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã gửi gắm khát vọng thời đại ấy trong tác phẩm của mình.

Cảm quan hiện sinh mang thiên hướng nhìn thế giới trong sự phi lí, xa lạ, rạn vỡ; cuộc sống con người ê chề, bi đát và hoài nghi. Những thân phận, những trăn trở của mỗi con người nhỏ bé, trở thành tâm trạng chung của con

người trong thời hậu hiện đại. Tiểu thuyết là những mảnh vụn vỡ của hiện thực. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã đem vào tiểu thuyết những ngổn ngang, ê chề của một mảnh hiện thực. Nhưng nú đó bao quát được biến động tâm hồn của thời đại ngày nay, nú kộo gần tiểu thuyết với cuộc đời thực, mỗi người đọc, tìm thấy những trăn trở và day dứt của mình trong cảm nghiệm bi đát ở mỗi thân phận. Cảm quan hiện sinh trở thành cơ sở thúc đẩy những cách tân trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 89 - 92)