Thế giới bị từ bỏ trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 38 - 40)

Thế giới bị từ bỏ khi con người không thể hiểu, không thể hoà hợp với nó. Thế giới xa lạ, cách biệt với con người. Con người hoang mang, lạc lõng, họ trốn tránh thế giới thực, khước từ mọi mối liên hệ với nó.

Trước những khốc liệt của cuộc sống, An Mi, Michael và Anita, đã cắt bỏ những mảnh kí ức, thu lại trong cuộc sống dễ chịu họ cố tạo ra. Nhưng từ bỏ thế giới, họ vẫn ám ảnh bởi nỗi cô đơn, u buồn không chịu nổi.

Với An Mi, thế giới quá khứ là chiến tranh, khốc liệt và chết chóc. Thế giới hiện thực, sau cái chết của chồng cũng không còn mối liên hệ nào. Cô cũng từ bỏ nó, quyết định sống trên những chuyến tàu để không bị giàng buộc với mặt đất. Cô đến những mảnh đất xa lạ, gặp những con người xa lạ

để “Một ngày nào đó sẽ chết trên đường, ở một nơi chốn khụng tờn.” [18, 40] Thế giới cõi chết được tìm đến, nhưng vẫn là thế giới xa lạ khi cô không hiểu gì về nó. Cả hành trình kiếm tìm cái chết, nhưng khi đối diện với nó, An Mi lại khao khát vượt thoát khỏi nó. “Tôi cố vùng vẫy cho khỏi lịm đi,

nhưng tôi không còn điều khiển được thân thể và ý thức của mình. Bóng đêm đang tràn tới, mờnh mụng.” [18, 180] Khi đối diện với cái chết, con người mới cảm nghiệm được sâu sắc thế giới thuộc về mình, cũng là thế giới bị chối bỏ và lãng quên: “một nơi trên trái đất từng là quê hương tôi. Nơi đó

nghèo khó hơn nơi này. Nơi đú tụi đó được sinh ra, lớn lên, đi đặt những lờ cá gần nơi những người đàn ông đi đặt mỡn.” [18, 179]

Và khi tro bụi mở ra thế giới đa chiều: hiện tại và quá khứ, cuộc sống và cái chết, con người muốn nhận thức và bị giới hạn…Con người không tìm thấy thế giới thuộc về mình. Thế giới xa lạ, cách biệt với con người.

Và khi tro bụi là hành trình từ bỏ để kiếm tìm một thế giới đích thực, thì trong Mưa ở kiếp sau, con người trở thành những kẻ trốn chạy thế giới. Thế giới lạnh lùng trước mọi thân phận, con người nhỏ bé, lạc lõng, không tỡm thấy thế giới dung nạp mình.

Không gian của Mai, bị giới hạn: “Tôi nhớ ngày cũn bộ khi nhìn thấy cửa sổ tụi ngú thấy một mảnh trời. Tôi thấy sao, đôi khi có mặt trăng lơ lửng trong mảnh trời trong suốt hay mù sương của tôi. Ngày tôi lớn, chỉ còn thấy những bức tường của những căn nhà phía bên kia khoảng sân nhỏ” [19, 3]

Quê hương, vốn là thế giới quen thuộc cũng trở thành thế giới con người không thể hiểu, và không muốn hiểu. “Đêm đêm tôi sẽ lặng lẽ đem

thả trôi sông từng mảnh tình yêu dành cho Huế, nơi tôi chưa bao giờ đến, sẽ không bao giờ đến. Đêm đêm tôi sẽ nằm trên con thuyền nhỏ của riêng mình, sẽ xé nhỏ tình yêu quê hương dòng họ, rồi vứt đi từng mảnh xuống nước và nhỡn chỳng chỡm nhanh trong một dòng mênh mông thăm thẳm.”

[19, 11] Con người là kẻ bị quê hương lãng quên, hay từ bỏ quê hương, quá khứ là cách để con người dễ sống hơn. Nhưng từ bỏ thế giới xa lạ này, con người rơi vào thế giới xa lạ khác.

Thế giới của quán bia, của Muôn Hoa là thế giới cạm bẫy đối với Mai. Cụ luụn lạc lõng và kinh sợ. Cụ tỏch mỡnh ra khỏi thế giới ấy, khước từ sự hoà nhập: “Nhân phẩm dù có bán được bao lâu vẫn còn nguyên vẹn,

nếu lũ con gái giữ được giới điều này: xem thường những xúc phạm. Khi những xúc phạm được xem thường, thỡ chỳng không có thực. Không ai chạm được đến danh dự mà chúng tôi gìn giữ yên lành bên dưới những lời vâng dạ, những nụ cười ngoan ngoãn tán đồng.” [19, 106]. Mai khước từ

thực tại, tìm đến nương tựa trong thế giới ảo của Chi, nó vừa gần gũi, vừa đầy ám ảnh u buồn. Cuối cùng, chính cô lại sợ hãi và trốn tránh nó.

Xuyên suốt câu chuyện vẫn là cảm giác hoang mang, lạc lõng của con người trước thế giới. Con người từ bỏ thế giới xa lạ và cuối cùng, trở thành những người xa lạ với chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 38 - 40)