Đan xen nhiều mạch truyện

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 105 - 109)

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, luụn có sự đan xen của nhiều mạch truyện: quá khứ, hiện tại, những cảm nghiệm

của con người trước cuộc sống. Dường như các tác giả đang cố gắng tái hiện những ngổn ngang, dang dở, hỗn loạn của thế giới, sự bất khả tri, gián đoạn trong tư duy của con người trong thời kì hậu hiện đại.

Mạch truyện thường rất đơn giản, không có những vấn đề gay cấn. Tác phẩm thường được mở rộng bằng những câu chuyện chêm xen. Chúng tạo ra sự đa chiều về thời gian và không gian. Mặt khác, nhà văn cũng trở thành nhân vật tham ra vào câu chuyện, ngoài câu chuyện qua ngôi kể của tác giả, câu chuyện của những nhân vật khác cũng trở thành một mạch truyện độc lập. Vì thế mỗi tác phẩm có sự đan xen đối xứng, câu chuyện của người này, lồng ghép trong chuyện của người kia. Chúng vừa bổ xung, vừa phủ định nhau.

Và khi tro bụi: Mạch truyện về hành trình đi tìm cái chết của An My,

nó dung hợp rất nhiều những phụ lưu trên hành trình ấy.

Mạch truyện 1: An Mi đi tìm cái chết trên những chuyến tàu Mạch truyện 2: Câu chuyện của Michael trong cuốn sổ Mạch truyện 3: Hành trình tìm sự thật của An Mi Mạch truyện 4: Câu chuyện về người cha nuôi Mạch truyện 5: Câu chuyện về gia đình Michael Mạch truyện 6: Quá khứ của An Mi

Mưa ở kiếp sau, có sự đan xen nhiều mạch truyện. Đó là câu chuyện

riêng của mỗi người, chúng đối lập, xâm lấn vào nhau. Mạch truyện về cuộc sống của Mai trong hiện tại, liên tục bị chêm xen những cảm nghiệm về quá khứ, những câu chuyện của người mẹ, dì Lan, Chi…Trật tự thời gian, không gian bị phá vỡ, hiện thực cuộc sống là những mảnh ghép được sắp sếp vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. Vì thế, cốt truyện vừa bị gián đoạn, vừa là sự lồng ghép, đa tạp: quá khứ - hiện tại, thực - ảo, xỏc tớn và phi lớ…

Hiện thực cuộc sống của Mai, luôn bị xáo trộn bởi những hoài niệm về quá khứ. Những ưu tư về sự im lặng của người mẹ. ô Một đôi lần, mẹ tụi cú kể về căn nhà của ông ngoại tôi ở Huế. Căn nhà cổ có mười tám cột gỗ lim, mái lợp ngói âm dương. Trước sõn, ụng tụi xõy một cái bể cạn hình chữ nhật dài mười hai mét để trồng sen. ằ [19, 5]. Cuộc sống của Mai được đan

xen bằng những câu chuyện qua những lá thư của dì Lan, của Chi, những câu chuyện mâu thuẫn, phủ định nhau. Những mảng hiện thực khác được lắp ghép vào hiện thực của Mai. Mạch truyện được kộo gión trong những điểm dừng ngược về quá khứ, hay những suy nghiệm u buồn miên viễn của nhân vật.

Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, hiện thực được phản ánh là những mảnh lắp ghép của những số phận. Mỗi con người là một câu chuyện, đó là

sự cảm nghiệm của mỗi cá nhân, không có sự xỏc tớn nào. Câu chuyện của An Mi chỉ là những dòng chữ rời rạc vô nghĩa trong cuốn sổ, câu chuyện của Michael cũng chỉ là những dòng chữ “ghi chép vào đó bằng bút chì, nét

nhạt và bất an, nhưng rất ngay ngắn, bắt đầu ở giữa cuốn sổ.” [18, 20] Câu

chuyện không có khởi đầu, không có kết thúc. Bắt đầu là cái chết của con chó Shalma, ám ảnh về cái chết của mẹ, kết thúc là sự đau đớn, hoang mang: “Tôi cần phải sắp đặt một chương trình đi tìm em tôi. Trên đời, mọi mục

đích đều có thể đạt được, nếu biết sắp đặt cái chương trình đi đến đó và làm đúng không sai.” [18, 21]

Những câu chuyện của cá nhân được liên kết với nhau: “Một người

đàn ông trẻ không quen với cặp mắt của loài thú đi lạc và với một câu chuyện lạ lựng đã chơn lấn vào khoảng riêng tư, chen lấn vào nỗi cô đơn của tụi.” [18, 22]

Câu chuyện của dì Lan, Chi (Mưa ở kiếp sau) xuất hiện gián tiếp qua những bức thư. Bức thư của dì Lan là sự kết nối quá khứ với Mai, quá khứ đau buồn quá sức chịu đựng của một con người. Câu chuyện ấy cần được chia sẻ: “Dì nghĩ là dì đủ sức gánh câu chuyện buồn này một mình, đủ sức

yên lặng - như mẹ con - chờ cho năm tháng xoỏ nú đi.” [19, 77] Những hình

ảnh chập chờn, thoáng hiện của Chi, những câu chuyện rời rạc được lồng ghép trong những cảm nghiệm của Mai, chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau: “tôi biết có một bên ngoài và một bên trong. Bên ngoài là

gian phòng, là đám cỏ, là tất cả loài người, là những câu chuyện, những cơn sốt, những làn gió. Bên trong chỉ có một mỡnh tụi” [19, 78]

Những chiều kích khác nhau tạo nên tính đa tuyến, đa chiều của hiện thực. Sự lồng ghép trong cốt truyện tạo ra khả năng dung hợp lớn của thể loại tiểu thuyết.

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, những mạch truyện rời rạc được đan xen, lồng ghép với nhau trong một cấu trúc linh hoạt.

Cơ hội của chúa, ngoài câu chuyện của Hoàng, Tõm, Nhó, Thủy...là những câu chuyện khá lạc giọng được chêm xen vào. Câu chuyện giữa Trang Tử và Huệ Thi, cuộc họp bàn giữa Trần Khánh Dư và Tuệ Trung Thượng Sĩ, một lớp kịch được lồng ghép trong chương 5 phần 5.1. Tác giả Nguyễn Hòa cho rằng: “Cả hai câu chuyện được “độn” vào tác phẩm chủ

yếu tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội luận giảng hiểu biết về các triết thuyết phương Đông, cuốn tiểu thuyết đã như một nồi cơm nấu bằng thứ gạo xay dối lại còn lẫn nhiều sạn, và hai câu chuyện kể trên có thể xem là hai hạt sạn lớn nhất.” [44] Còn theo Tạ Duy Anh: “Sự bừa bộn nằm trong ý

đồ của tác giả đưa ra một lối kết cấu dễ gây cảm giác tùy tiện, xộc xệch đã từng thấy trong Cơ hội của Chúa, nay được thả lỏng hơn trong Khải huyền

muộn.” [76]

Không bàn chuyện đúng sai, điều đó chứng tỏ, tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà có sự đan xen những mạch truyện khá rời rạc. Tác giả đã lồng ghép trong truyện những vấn đề khá xa, người đọc khó tìm thấy sự liên hệ giữa chúng với nội dung câu chuyện. Cách cấu trúc tạo cho câu chuyện sự gián cách với hiện thực, gián cách đối với độc giả.

Khải huyền muộn, có sự đan xen của nhiều mạch truyện. Ngoài mạch

truyện về nhà văn và cô người mẫu ngoài đời, mạch truyện trong tiểu thuyết dang dở của nhà văn với mối tình của Vũ và Cẩm My, mạch truyện về Alexandre de Rhodes. Chúng là những mảnh ghép không đồng nhất.

Khi tiếp nối những mạch truyện, bao giời cũng có một độ vênh nhất định. Những mẩu chuyện trong cuốn ghi chép của linh mục Đức về Alexandre de Rhodes, là mạch truyện khá lạ với những xô bồ, bất an, giành giật trong mạch truyện 1. Nó là sự gián cách với hiện thực, là những khoảng lặng đưa người đọc thoát khỏi hiện thực khốc liệt. Đây là những chiêm nghiệm của tác giả.

Kiểu cấu trúc đan xen nhiều mạch truyện, mở ra những hướng khác nhau của hiện thực. Cuộc sống đa chiều, ngổn ngang của thời kì hậu hiện đại được tái hiện. Cuộc sống bị vụn vỡ, phân mảnh gián đoạn trong từng thân phận, đồng thời, nó cũng là sự lồng ghép của những số phận, những điều phi lớ, khụng xỏc tớn.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w