Thế giới đa chiều mang ám ảnh suy tàn đổ vỡ trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 43 - 45)

thuyết Đoàn Minh Phượng

Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, thế giới luụn cú sự đan xen giữa sự sống và cái chết, quá khứ và hiện tại, thực và ảo. Thế giới đa chiều, hỗn loạn, với ám ảnh u buồn của cái chết, sự suy tàn đổ vỡ.

Thế giới của Michael hỗn độn: giữa hiện thực và tưởng tượng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa điều con người nhận thức và con người từ bỏ. Kí ức của Michael là tuổi thơ thảm khốc. Nhưng hiện tại, tất cả đều mờ nhòe trong anh. Thế giới của anh trở thành thế giới bị tráo đổi. Anh chạy trốn tuổi thơ để dễ sống hơn. Thế giới không có sự phán xét phải - trái, đúng - sai. Mọi người chấp nhận những điều chưa hoàn kết như thế. Ai cũng có cỏch lớ giải, chấp nhận thế giới theo cách riêng của mình.

Trong Mưa ở kiếp sau, thế giới thực và ảo đan xen nhau, thế giới của Kì Mai – hiện thực nhiều nghiệt ngã, thế giới của Kì Chi – chết chóc, hận thù.

Có lẽ Đoàn Minh Phượng không chủ tâm dựng cỏi kỡ ảo như một biện pháp nghệ thuật. Cỏi kỡ ảo ở đây là một yếu tố được phân tách từ thế

giới thực. Thế giới của hồn ma Kì Chi – mang ám ảnh về sự thảm khốc, hỗn loạn của thế giới thực. Chi đã chết khi cũn quỏ nhỏ, cái chết do chính sự đoạn tuyệt trong tình người gây ra: người cha đã thỏa thuận với người lái xe để giết chết chính đứa con mình. Con người nhỏ bé ấy phản kháng trong nỗi u uẩn của oan khuất, tìm đến ám ảnh người chị. Thế giới ấy tranh giành quyền tồn tại trong thế giới thực.

Sự hiện diện của hồn ma, của thế giới kì ảo, nhưng nú khụng tạo nên cảm giác kinh dị, nó tạo nên ám ảnh về nỗi buồn u uất không nguôi. Thế giới thực, hay thế giới ảo, thế giới kiếp này hay kiếp sau con người đều xa lạ với nó, bởi không thể nhận thức được. Chúng đan xen, lồng ghép trong nhau tạo nên một thế giới đa chiều.

Con người chấp nhận sự tồn tại của thế giới đa chiều. Khi đó, Cảm thức về thế giới hỗn loạn trở thành một cảm thức thường trực. Thế giới hỗn loạn trong sự vụn vỡ của thời gian, không gian. Quá khứ, hiện tại trở thành những mảnh ghép đan xen và mâu thuẫn. Quá khứ của người này, mâu thuẫn với quá khứ của người kia. Câu chuyện của dì Lan, qua mỗi lần kể lại là một sự thật khác nhau. Câu chuyện về một gia đình nền nếp tan vỡ cùng tiếng vỡ của chiếc bình sứ cổ. Câu chuyện về chị em sinh đôi Mai và Chi. Tất cả chồng chéo, đan xen thật và không thật. Con người chấp nhận tất cả những trái ngược ấy trong cuộc sống của mình. Những thế giới cá nhân, xâm nhập vào nhau, phủ định nhau.

Thế giới bị ám ảnh bởi cái chết, hoang hoải về kiếp sau, không có sự gắn kết, ảm đạm, u buồn. Đó là thế giới suy tàn, đổ vỡ, với những kiếp người mang cảm nghiệm u buồn về cuộc sống. Nó thu hẹp dần trong nỗi buồn, trong sự phân rã, vụn vỡ của thân phận con người tha hương. Thế giới của Michael là thế giới tuổi thơ ám ảnh chết chóc, với những khát vọng trả thù khốc liệt, nhưng chính anh đã lãng quên tất cả. Thế giới anh sống cũng thu hẹp lại trong khoảng thời gian hiện tại, trong không gian của ngôi nhà

Sophie. Anh tự cắt mảnh và làm suy tàn thế giới của mình. Sự chạy trốn quá khứ khiến anh trở thành người khác. Marcus, Anita đều không còn thế giới bình thường. Họ sống trong thế giới suy tàn, chết chóc. Người cha sống những ngày cuối đời cô đơn, dày vò trong ám ảnh.

Trong Mưa ở kiếp sau, con người ám ảnh bởi thế giới trong sự kiệt cùng của tình người. Con người mong muốn phá hủy thế giới ấy để trả lại sự thanh sạch, bản nguyên của nó. Kì Chi đã dẫn Kì Mai và Quỳnh đến con đường thảm khốc nhất để mong mỏi kiếm tìm lấy sự thật. Sự đổ vỡ của thế giới để đánh động tâm hồn của người cha. “Chỉ trong sự đổ vỡ, ông mới

nguyên lành trở lại. Người Thiên Chúa rửa tội bằng lửa…”

Dường như sự đổ vỡ ấy là một hệ quả tất yếu trong sự ám ảnh về ngày chúa phán xét, rửa tội cho thế gian. Những tội ác khủng khiếp của con người chỉ có thể gột rửa bằng lửa, bằng sự phá hủy, tan vỡ. Thế giới của những tội ác khủng khiếp phải được hoá giải.

Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, nhân vật luôn mang ám ảnh về thế giới của cái chết, của sự hủy diệt. Đó cũng niềm hi vọng vào sự tái sinh của thế giới khác, mà con người trăn trở tìm kiếm.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 43 - 45)