Cảm quan hiện sinh nhìn thế giới trong sự phi lí, xa lạ, cuộc sống con người là sự lạc loài trong thời gian, không gian, chứa đầy sự hoài nghi, bất an.
Cách tư duy của nhà văn cũng thay đổi, chi phối cách cấu trúc trong tiểu thuyết. ôThay vì duy tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân
quả của một chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính, thay vì sự triển khai, tự sự bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự thành cuộc phiêu lưu của cái viết – sự chắp ghép ngẫu nhiên các mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc”.
ôCốt truyện bị nghiền nát thành từng viên sỏi của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó những khát vọng và nhức nhối”. [7, 79]
Cấu trúc mảnh vụn, đứt gẫy và gián đoạn, là cách kết cấu tác phẩm thành từng phần ngắn, với mối liên kết lỏng lẻo. Những sự kiện rời rạc, không có sự kiện trung tâm với quá trình vận động, phát triển. Sự kiện có phần vụn vặt, giữ vai trò ngang hàng nhau, cùng xuất hiện trong những khoảng giới hạn thời gian và không gian. Cuộc sống nhân vật có sự phân tách, gián đoạn, bị ngắt thành từng phần nhỏ, đôi khi, họ lạc lõng trong chính cuộc đời của mình, khi mất quá khứ và tương lai và lạc lõng trong hiện tại.
Tác phẩm của Đoàn Minh Phượng được chia thành từng phần nhỏ, mỗi phần được đặt một tiêu đề riêng, lãng đãng, bàng bạc chất thơ và nỗi buồn, chúng ít có sự lụgic và liền mạch : 1. Sau ngày mù sương, 2. Tình yêu
đó chỡm sâu hơn đáy của nỗi buồn, 3. Quyển sổ, 4. Nửa trang giấy, 5. Trong sương, 6. Câu chuyện của người trực đêm khách sạn, 7. Những chuyến tầu đến Lỹnberg…. (Và khi tro bụi) Trong Mưa ở kiếp sau, cũng có
sự gián đoạn ở mỗi phần: 1. Con thuyền bên cửa sổ, 2. Tỏm nghỡn đờm, 3.
mùa mưa… Đó là những mảnh vỡ của hiện thực, những câu chuyện được tái
hiện trong cách tư duy của mỗi người : lẻ tẻ, rời rạc, vụn vỡ. Từ câu chuyện cái chết của người chồng, sang câu chuyện của An Mi, rồi người gác đêm khác sạn…Mạch truyện khụng có sự lôgic.
Và khi tro bụi là những mảnh vụn của những câu chuyện, những số
phận đặt cạnh nhau, được xâu chuỗi lại khá lỏng lẻo. Trong từng chương lại sự phân mảnh của sự kiện. Những khoảng thời gian, không gian liên tục bị gián đoạn.
Thử khảo sát những mảnh vụn hiện thực được tái hiện trong chương 1: sau ngày mù sương
Mảnh 1: Sự kiện chồng tôi chết do xe đâm xuống núi trong ngày mù sương. “Chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn đèo, trong một đám
sương mù, khoảng 5 giờ một buổi chiều tháng 11.”
Mảnh 2: Suy tưởng về dấu ấn trong quá khứ : “Ở nơi tôi sinh ra, mầu
trắng là mầu tang chứ không phải đen. Tôi tưởng đó quờn điều này, vậy mà tôi lại nhớ, và khi nhớ lại rồi điều đó trở nên quan trọng.”
Mảnh 3: Một người đàn bà khỏc cựng phố chồng chết. “Cú một
người đàn bà ở cùng khu phổ tôi ở, chồng chết, bà buông tất cả các màn che cửa xuống, sống trong một căn nhà tối và không gặp ai nữa.”
Mảnh 4: Đối diện với khoảnh khắc của kỉ niệm, nỗi u buồn trước cái chết. “Cú khi tôi nghĩ tôi không còn nhớ anh. Nhưng có khi tự nhiên, một
khoảnh khắc kỳ lạ chợt trở về. Không phải là một câu chuyện, mà chỉ là một khoảnh khắc ngắn và rõ ràng.” “tụi chợt hiểu rằng tôi sẽ chết theo anh.”
Mảnh 5: An Mi quyết định hành trình trên những chuyến tàu đi tìm cái chết. “tụi đi tìm cái chết trên đường.”
Không có sự kiện hay một hiện thực nào được bao trùm. Đó là những hiện thực gián đoạn được đồng hiện qua dòng ý thức với những ám ảnh u buồn của nhân vật.
Mưa ở kiếp sau, cũng không có một kết cấu mạch lạc, những cây
chuyện của nhiều người được gián cách qua cảm nhận của nhân vật Mai. Những câu chuyện được kể trong những không gian khác nhau. Thời gian hồi ức đan xen trong hiện tại. Từ cuộc sống hiện tại của Mai, đến những hồi ức quá khứ trong im lặng của người mẹ, những điều cụ đó trải nghiệm với sự thật trong câu chuyện của dì Lan, của Chi dường như ít có mối quan hệ nào. Bởi những sự thật ấy chỉ là những mảnh vụn tự mỗi người trải nghiệm không có sự xỏc tớn hay cái nhìn minh triết để có thể xâu chuỗi chúng lại. Chính con người trong hành trình của cuộc sống, đã tạo nên sự rạn nứt và vỡ vụn của nó. Những hiện thực trái chiều, khụng lụgic, những mảnh kí ức vụn vặt và rời rạc được tái hiện lại đã tạo nên một cấu trúc truyện lỏng lẻo, rạn vỡ, mảnh vụn.
Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chỉ khoảng trên dưới 300 trang. Có chia thành chương đoạn. Cơ hội của Chúa gồm 9 chương, Khải huyền muộn gồm 4 chương và một chương kết. Mỗi chương luụn cú sự mở rộng biên độ. Chúng không tuân theo trật tự thời gian, được gợi mở theo cách nhìn đa tuyến của nhân vật.
Từ câu chuyện của người này được tiếp nối bằng câu chuyện của người khác. Mỗi người tự cảm nghiệm về cuộc sống của mình, hay một sự kiện nhưng bằng gúc nhỡn riờng, của người trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Giữa chúng không có sự liên kết chặt chẽ, tạo ra cảm giác gián đoạn trong cấu trúc truyện.
Ngay trong từng phần nhỏ, Nguyễn Việt Hà cũng luôn tạo ra sự gián đoạn, bằng cách lắp ghép những mảnh vụn hiện thực. Sự mở rộng biên độ của trường liên tưởng trong tác phẩm, khiến nhà văn có thể đồng loạt tái hiện những sự kiện khác nhau trong cùng một giới hạn văn bản.
Trong phần 2 chương 2, bắt đầu bằng chuyện: ôThằng Bạch chịu lễ
xưng tội lần đầu lúc 11 tuổi và không bao giờ nghĩ hai mươi năm sau nó lại dự lễ kết nạp hội viên hội nhà văn.ằ Những mảnh hiện thực cách biệt về thời
gian, không gian được đồng hiện. Kí ức về quá khứ, cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y trong hiện tại. Chuyện về “nhà mụ Liễu” trong quá khứ “Cụ Liễu
đẹp như đức mẹ” [19, 179] đến hiện tại “Một mụ đàn bà phốp pháp thất
thường tâm thần nhẹ, sống lê la trong các lều ở bãi rác sỏt cỏc nhà dòng Mến Thánh Giá. Nửa đêm thỉnh thoảng uống rượu nanh nọc vung vãi chửi đổng.”[19, 180]…. Những gỡ đã diễn ra với con người ấy chỉ là những hồi
ức, nghe kể lại, hay sự gặp gỡ trong một khoảng ngắn… Cách cấu trúc đảo lộn trật tự thời gian, bỏ cách những khoảng trống không dẫn giải hay chuyển tiếp, tạo ra sự gián đoạn, mở ra những khoảng trống cho người đọc tự suy ngẫm và lí giải.
Kiểu cấu trúc mảnh vụn, đứt gẫy và gián đoạn trong tiểu thuyết khá phổ biến trong thời kì hậu hiện đại. Cách cấu trúc này phản ánh hiện thực cuộc sống nhiều biến động, nhà văn từ chối đại tự sự, những câu chuyện mang tính khái quát và khả tớn. Cỏi được tái hiện trong tác phẩm là những mảnh vụn của hiện thực, của tư duy, không có cái nhìn toàn tri, bao quát cuộc sống. Con người tự cảm nghiệm những điều đang diễn ra, đang vận động chưa hoàn kết.
Cách kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng ảnh hưởng từ cảm thức hậu hiện đại, từ cảm quan và kiểu tư duy hiện sinh. Các tác giả phản ánh cuộc sống trong gúc nhỡn gần, đang diễn ra, ngổn ngang, chưa có sự khái quát. Đây là xu hướng chung trong nỗ lực cách tân tiểu thuyết.