Con người với khát vọng “khải huyền”

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 79 - 80)

Các triết gia hiện sinh đã cảm nghiệm được cuộc đời của đa số người đều mang vẻ tầm thường, buồn nôn; cuộc đời đó là một phóng thể, con người là thực thể cô đơn, tự nhiệm. Vì thế, con người phải tỉnh ngộ, ý thức được giá trị cao quý của nhân vị mình, sống là một hành trình vươn lên. Các nhà hiện sinh luôn nhấn mạnh tới con người như một nhân vị tự đo, độc đáo. Con người tự quyết định cái “sẽ là” của mình. Nietzche và một số triết gia vô thần hướng đến người hùng, con người siêu việt, thì Kierkegaard và các triết gia hiện sinh hữu thần hướng con người đến giai đoạn tôn giáo, tức là con người chỉ vãn hồi nhân vị của mình khi “dám tiếp xúc với thực tại cao

cả nhất là Thượng đế” [8, 98]

Chủ nghĩa hiện sinh luôn hướng con người đến sự thức tỉnh, đến những khát vọng. Khải huyền là khát vọng chiêm ngắm những điều thiêng liêng, tốt đẹp để thanh lọc tâm hồn con người. Trước sự xa lạ với thế giới, nhân loại và chính bản thân mình, con người hiện sinh khao khát được là mình, là một nhân vị độc đáo, tách khỏi thế giới bầy đàn, vươn tới tự do. Con người tìm lại những mối quan hệ hữu lí và mong ước được cứu chuộc.

Khát vọng được hiểu mình là ai luôn là một sự ám ảnh những con người trong thời kì hậu hiện đại. Con người trở lại chân thực hơn khi đối diện với cái tôi bản thể của mình. Nhưng đồng con người chấp nhận những giới hạn: không hiểu người, không hiểu mình. Con người là thực thể cô đơn, nhỏ bé, bị tha hoá.

Xã hội với những biến động khắc nhiệt, con người tha hóa vừa là mình vừa xa lạ với mình. Khi đó, con người khao khát tìm lại chính mình, khao khát sống là mình.

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng chúng ta thấy con người luôn thao thiết với khát vọng được sống là mình, tìm lại những mối quan hệ hữu lí của con người và được cứu chuộc, vươn lên khỏi những tầm thường, tẻ nhạt của cuộc sống.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 79 - 80)