Phi trung tâm hoá nhân vật

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 116 - 118)

Nhân vật trung tâm là nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm.

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, có xu hướng phi trung tâm hoá nhân vật. Với kết cấu gián đoạn, đứt gẫy, gián cách và lồng ghép, tác phẩm dường như không có một mâu thuẫn gay gắt nào. Vì thế, cũng không xuất hiện nhân vật có vai trò quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm.

Nhân vật hiện lên chủ yếu qua dòng ý thức, qua những cảm nghiệm của nhân vật về cuộc sống.

Tác phẩm văn học “đi vào thân phận của những con người cá nhân

với tư cách là nhân vị, sản phẩm của sự không nhất thiết, của ngẫu nhiên nờn nú từ chối đi vào điển hình, dù là tính cách hay hoàn cảnh điển hình, mà chỉ bằng lòng dừng lại ở “bản chất cụ thể”. [5, 163]

Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, không có sự phân tuyến, không có nhân vật nào trở thành trung tâm điểm, chuyển tải ý nghĩa của toàn tác phẩm. Thậm chí, nhà văn cũng trở thành một nhân vật tham ra vào câu chuyện. Mỗi nhân vật đều xuất hiện trong những

giới hạn không gian, thời gian dành cho họ, hoặc đan xen trong câu chuyện của người khác. Mỗi nhân vật đều có quyền xỏc tớn những trải nghiệm riêng của họ, hoặc khụng xỏc tín điều gì. Theo Đoàn Minh Phượng “Trong tác

phẩm, các nhân vật của tôi đều cú cỏch cắt nghĩa về thân phận của mình một cách khác nhau; cách kể chuyện gần như trái ngược theo sự cảm nhận và chọn lựa cuộc sống, chọn lựa tình yêu của họ. Có khi họ phủ nhận người khác một cách dứt khoát, chối bỏ quá khứ, chối bỏ lịch sử, văn hóa mà không cần điều hợp lý hay bất hợp lý…” [77]

Nhân vật trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, số lượng không nhiều, có nhân vật được xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, có nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua, nhân vật có tên, nhân vật không tên nhưng điểm nhìn của họ bình đẳng.

An Mi (Và khi tro bụi), Mai (Mưa ở kiếp sau) là những nhân vật xuất hiện với tần xuất cao, nhưng có lẽ họ vẫn không phải là những nhân vật trung tâm. Những nhân vật này, xuyên suốt trong hành trình kiếm tìm, mang nỗi hoang mang, lạc lõng, ám ảnh về sự vô minh. Kết thúc tác phẩm, vẫn là nỗi hoài nghi hoang mang. Nhân vật bị mờ hoá. Không chỉ đơn giản bởi cảm nghiệm về con người ngoại cuộc, bị thừa ra trong quá trình tha nhân hóa. Nhân vật được xây dựng không còn nhân dạng, không được nhận dạng qua hình hài, tính cách, số phận....Tác giả chỉ chú ý đến những suy nghiệm của họ.

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, khó xác định được nhân vật nào được tác giả ưu ái. Tác phẩm phản ánh những gì đang diễn ra. Đó là đời thường, cuộc sống công sở nhàn nhạt, vô nghĩa, con người từng có những khát khao mãnh liệt, nhưng trước va vấp họ nghi ngờ tất cả. Nhân vật nào cũng trăn trở trước cuộc sống, họ tự bộc lộ trong những phần trải nghiệm, suy tư. Họ đan xen giữa tốt và xấu. Nhà văn không phán xét nhân vật, nhân vật tự phán xét mình. Nhưng thực chất, họ trở thành những con

người bất khả tri, con người vô minh. Những Hoàng, Tõm, Nhó Thuỷ (Cơ hội của chúa), Bạch, Cẩm My, Vũ (Khải huyền muộn) đều hoang mang hoài nghi trước cuộc sống. Không nhân vật nào trở thành phát ngôn của tác giả, phát ngôn của chõn lớ cộng đồng.

Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “bây giờ con người phong phú đến

mức mỗi cá nhân không ai có thể thay thế được nó. Hình như bây giờ không có điển hỡnh”.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 116 - 118)