Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạt ầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 75 - 78)

2020

4.1.5. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạt ầng kỹ thuật

4.1.5.1. H thng giao thông:

1/ Giao thông đối ngoại

a) Đường bộ:

- Đường cao tốc Huế - Đà Nẵng – Dung Quất đi sát chân núi Phước Tường, trở thành tuyến vành đai vận tải phía Tây thành phố.

- Chuẩn bị xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 qua hầm Hải Vân, chạy phía Tây núi Phước Tường qua Tuý Loan đi Tây Nguyên.

- Nâng cấp, mở rộng đường Ngô Quyền (mặt cắt ngang 48m), hình thành trục đường vận tải chính của thành phố: cảng Tiên Sa - đường Nghô Quyền - cầu Tuyên Sơn - đường Cách mạng tháng 8 – Ngã tư Hoà Cầm – QL 14B thuộc hành lang Đông Tây của tuyến đường xuyên Á.

b) Đường thuỷ:

Cảng Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu: là cảng tổng hợp chính trong nhóm cảng Trung Trung Bộ, là đầu mối của hành lang vận tải Đông Tây, đóng vai trò trung gian trong giao lưu hàng hoá của vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan với các vùng Đông Bắc – Á.

- Cảng Tiên Sa: Cải tạo nâng cấp lên quy mô 3,9 triệu trấn/năm đến 2010. - Cảng Sông Hàn: Chuyển đổi thành cảng du lịch.

- Cảng Liên Chiểu: Công suất 8,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2010.

Tăng cường chức năng vận tải, dịch vụ du lịch bằng vận tải đường thuỷ trên sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Cổ Cò nối tiếp đến Hội An.

c) Đường hàng không:

- Sân bay Đà Nẵng: Nâng cấp, mở rộng phần hàng không dân dụng đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đảm bảo năng lực thông qua 2,5 triệu khách/năm.

- Sân bay Nước Mặn: Từng bước chuyển đổi sang mục đích phát triển du lịch. d) Đường sắt và ga đường sắt:

- Chuyển tuyến đường sắt ra khỏi nội thành thành phố, về phía Tây song song với đường cao tốc Huế - Đà Nẵng – Dung Quất.

- Ga Đà Nẵng: Chuyển ra khu vực Hoà Minh.

2/ Giao thông đối nội

- Xây dựng đường du lịch ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước, đường từ cầu sông Hàn ra biển, đường du lịch ven biển Đông Sơn Trà – Non Nước hướng về Hội An.

- Tiếp tục xây dựng nối dài đường Bạch Đằng Đông ven bờ Đông sông Hàn đến cầu Tuyên Sơn hướng về Non Nước, và đường Nguyễn Tri Phương dọc theo phía Đông và phía Nam sân bay Đà Nẵng ra QL 1A.

- Mở rộng và nâng cấp một số tuyến đường Đông Tây nối khu vực nội thành với đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 601, 602 và các khu vực ngoại thành ở phí Tây thành phố.

- Xây dựng một số đường phía Tây thành phố nối các cụm trung tâm liên xã Hoà Bắc – Hoà Liên với Hoà Ninh – Hoà Sơn – Hoà Nhơn và Hoà Phú – Hoà Phong, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Xây dựng các nút giao thông quan trọng - Xây dựng các cầu mới

- Các chỉ tiêu cần đạt: mật độ đường phố chính 2,5-3km/km2.

- Đất giao thông chiếm: 18-23% đất xây dựng đô thị. Trong đó giao thông tĩnh 2- 4%, giao thông động 6-19%.

3) Bến xe liên tỉnh:

- Khu vực phía Bắc đặt tại vị trí gần ga mới về phía QL1A. - Khu vực phía Nam đặt tại vị trí gần ngã tư Hoà Cầm.

4.1.5.2. H thng cp thoát nước

1/ Thoát nước mưa

- Các khu vực đang sử dụng cống chung cho nước mưa và nước thải vẫn tận dụng các đường cống cũ, cải tạo dần từng bước để tách nước thải riêng.

- Các trục tiêu chính thoát nước mưa cho thành phố sẽ là sông Hàn, sông Cu Đê, sông Phú Lộc.

2/ Cấp nước: Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước

- Cấp nước sinh hoạt: đợt đầu là 130 l/ng.nđ. Dài hạn: 170 l/ng.nđ - Cấp nước cho công trình công nghiệp: 40m3/ha.nđ

- Công trình dịch vụ công cộng: Đợt đầu 15%Qsh, Dài hạn 20% Qsh - Nhu cầu dùng nước dài hạn đến năm 2020: 420.000 m3/nđ.

3/ Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:

- Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đối với khu vực nội thành lấy 140lit/người.ngày. Ngoại thành 80lit/người. ngày.

- Nước thải sinh hoạt: lâu dài hệ thống thoát nước thải được tách riêng, thu gom và làm sạch tại các trạm xử lý tập trung, tránh tình trạng thải trực tiếp ra sông, biển gây ô nhiễm môi trường.

- Nước thải của các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện… nằm rải rác trong thành phố phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh sau đó mới được xả vào hệ thống thoát nước chung.

- Rác thải: được tập trung xử lý tại bãi rác Khánh Sơn, diện tích 45ha. Sớm xây dựng một nhà máy xử lý rác. Dự kiến chọn một bãi rác tại Hoà Quý để phục vụ cho việc thu gom xử lý rác thải của khu vực phía Đông sông Hàn.

- Nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang tập trung tại Hoà Sơn kết hợp hoả táng, diện tích 200ha và tại Hoà Quý khoảng 50ha.

4.2. XÁC ĐỊNH CÁC VN ĐỀ KHI XÂY DNG QUY HOCH GTVT THÀNH PHĐÀ NNG HƯỚNG TI S PHÁT TRIN BN VNG.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)