PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HAY PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 28 - 31)

2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HAY PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?

Một số nhà kinh tế phản đối khái niệm bền vững mà lại thiên về khái niệm truyền thống là "phát triển tối ưu". Khái niệm "phát triển tối ưu" đơn giản chỉ mang nghĩa tốt nhất. Phát triển tối ưu được định nghĩa như là phát triển để tạo ra phúc lợi ngày mai sẽ không giá trị bằng một đô la tiền phúc lợi hôm nay.

Khái niệm về phát triển bền vững bao hàm hai nội dung chủ yếu:

- Làm cho thế hệ hiện tại có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.

- Giảm thiểu hoá các tác động xấu đến môi trường sinh tái.

Trong cuộc nhóm họp các chuyên gia được tổ chức tại trụ sở của Trung tâm định cư của Liên hợp quốc ở Narobi, từ 16-20/7/1990 đã công nhận định nghĩa về phát triển bền vững do Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra rằng: "Phát triển

bền vững có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả

năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai"

Phát triển GTVT đô thị bền vững gắn liền với khái niệm phát triển đô thị bền vững. Chiến lược phát triển xã hội gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường. Mục đích chủ yếu là: Phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, vì một xã hội bền vững, một môi trường tốt hơn không chỉ cho hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai.

Phát triển đô thị bền vững là phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo con đường sao cho thiểu hoá được tác động xấu, đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai và có sự đảm bảo chắc chắn là các thế hệ mai sau hoàn toàn có khả năng khắc phục đựợc những nhược điểm của sự phát triển hiện tại. Một cách cụ thể hơn có thể hiểu phát triển đô thị bền vững trên khía cạnh sau:

- Đảm bảo sự phát triển cân đối giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật. - Quá trình phát triển phải đảm bảo tính ổn định và lâu dài.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân đô thị trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường (Thiểu hoá trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển không có khả năng tái tạo) để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai.

- Phát triển đô thị phải góp phần thúc đẩy phát triển của các khu vực lân cận chứ không gây tác động xấu đến khả năng phát triển của các khu vực có liên quan. Tuy nhiên, việc áp dụng những vấn đề nêu trên có khác nhau, phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước và mỗi đô thị. Khái niện phát triển bền vững áp dụng vào GTVT đô thị có thể hiểu như sau:

- Từng bước tạo ra một hệ thống GTVT đồng bộ, liên thông và tương thích có khả năng thoả mãn đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và đạt hiệu quả cao, nhu cầu giao lưu ngày càng gia tăng và đa dạng hoá, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đô thị hiện đại.

- Về mạng lưới giao thông: Có hệ thống giao thông đảm bảo giao lưu qua thành phố, từ trong ra ngoài và ngược lại, giữa các khu vực trong đô thị không bị ách tắc và thoả mãn yêu cầu vận chuyển. Có nghĩa là: có hệ thống giao thông đảm bảo giao lưu thông qua nhưng không xuyên qua thành phố. Tách luồng giao thông liên tỉnh ra khỏi luồng giao thông nội đô để giảm sức ép về giao thông đối

với mạng lưới giao thông nội thành. Có hệ thống đường từ các trung tâm thành phố ra ngoài hay từ các thành phố vệ tinh vào thành phố. Có hệ thống giao thông liên khu vực trong nội thành.

- Về vận tải: Tạo ra một cơ cấu các phương thức và phương tiện vận chuyển hợp lý, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng hoá và nhu cầu đi lại một cách nhanh chóng, an toàn thuận lợi, văn minh, lịch sự và ảnh hưởng đến môi trường trong giới hạn cho phép.

Phát triển mạng lưới giao thông phải xuất phát từ nhu cầu vận tải, đặc biệt là nhu cầu đi lại của người dân với một cơ cấu phương tiện đi lại hợp lý. Hợp lý hoá cơ cấu phương tiện đi lại của người dân ở các đô thị lớn là nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển GTVT đô thị bền vững. Bởi vì đây là vấn đề cần được giải quyết để làm cơ sở và mở đường cho việc phát triển các yếu tố cấu thành khác của hệ thống GTVT đô thị.

Ngoài ra để một hệ thống GTVT đô thị hoạt động một cách có hiệu quả thì một trong những yêu cầu quan trọng là tạo ra một cơ cấu phương tiện đi lại tối ưu.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để tiến tới một chiến lược phát triển GTVT đô thị bền vững cần:

- Tăng cường việc quản lý giao thông.

- Ngăn chặn hoặc giảm bớt khối lượng giao thông.

- Nâng cấp và mở rộng các hệ thống giao thông công cộng. - Ưu tiên nhiều hơn cho người đi bộ và người đi xe đạp.

- Đi bộ hoá, xe đạp hoá nhằm giảm bới sự chế ngự của xe có động cơ.

Hạn chế sự đi lại và quản lý giao thông nhằm mục đích giảm bớt dòng xe và tăng sự tin cậy hơn là làm tối đa khả năng thông xe.

Điều khiển những sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất và sự phát triển các khu mới, bằng cách đó để giảm bớt chiều dài đi và giảm bớt sự sử dụng xe ô tô cá nhân ở những nơi có thể…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)